QUẢN LÝ VIÊM MÔ TẾ BÀO QUANH HỐC MẮT VÀ TRONG HỐC MẮT

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Viêm mô tế bào quanh hốc mắt và trong hốc mắt

Bài viết QUẢN LÝ VIÊM MÔ TẾ BÀO QUANH HỐC MẮT (PRE-SEPTAL) VÀ TRONG HỐC MẮT (ORBITAL) – tải file PDF Tại Đây.

(Theo Pediatric Clinical Practice Guideline University Hospitals Sussex)

Lượt dịch: NT HN

TỔNG QUAN

Thường biểu hiện các triệu chứng:

  1. Sưng và đỏ mi mắt một bên
  2. Đau hoặc ấn đau mắt một bên
  3. ± Đỏ quanh hốc mắt

Điều quan trọng là cần phân biệt viêm mô tế bào quanh hốc mắt với dạng nặng nề hơn – là viêm mô tế bào trong hốc mắt (hay phân biệt pre-septal với post-septal hay orbital cellulitis). Nếu không rõ ràng, điều trị như viêm mô tế bào trong hốc mắt hay orbital cellulitis.

TÁC NHÂN THƯỜNG GẶP

  • Staphylococcus aureus*
  • Streptococcus pyogenes*
  • Pneumococcus
  • Haemophilus influenzae

(* có thể liên quan đến chấn thương)

ĐÁNH GIÁ

Đặc điểm lâm sàng Pre-septal cellulitis Orbital cellulitis
Sốt Thỉnh thoảng Thường gặp
Sưng ± đỏ mi mắt
Lồi mắt Không Thường gặp
Phù kết mạc (chemosis) Hiếm gặp Thường gặp
Đau/ấn đau mắt Thỉnh thoảng
Đau khi cử động mắt Không
Liệt mắt Không Thường gặp
Khiếm khuyết RAPD – Khám đồng tử (Relative afferent pupillary defect) Không Có thể
Mất thị lực Không Dấu hiệu muộn

LƯU ĐỒ QUYẾT ĐỊNH

Lưu đồ quyết định
Lưu đồ quyết định

Điều trị như orbital cellulitis (nếu không có các chỉ điểm rõ ràng phía trên):

  • Bạn không thể thấy cử động mắt
  • Bệnh lý diễn biến nặng sau 24 giờ điều trị
  • < 2 tuổi

==>> Xem thêm: Rối loạn thị giác cấp tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị?

Chỉ định chụp CT có cản quan ổ mắt, xoang và não khi:

  • Lồi mắt
  • Liệt mắt/nhìn đôi
  • Tổn thương các dây sọ khác (III, IV, VI)
  • Cử động mắt đau
  • Phù nề lan rộng dưới mi mắt
  • RAPD
  • Không cải thiện sau 24-48 giờ điều trị kháng sinh TM
  • Không khám được đầy đủ trên bệnh nhân
  • Giảm thị lực

Các dấu hiệu cảnh báo gợi ý biến chứng CNS:

  • Li bì/dấu màng não/quấy khóc
  • Nôn ói dai dẳng
  • Nhìn đôi hoặc lác mắt mới khởi phát
  • Yếu chi mới khởi phát
  • Đau mắt nhiều hoặc đau đầu nhiều dai dẳng mặc dù đã dùng giảm đau hoặc đau tăng khi nằm/buổi sáng
  • Thị lực diễn tiến xấu hoặc than phiền nhìn mờ
  • Dáng đi không vững hoặc gặp vấn đề phối hợp vận động

NHIỄM TRÙNG QUANH Ổ MẮT

Nguyên nhân

  • URTI
  • Chấn thương tại chỗ (eg, xây sướt)
  • Nhiễm trùng mi mắt (nang)

Quản lý

Quản lý nhiễm trùng quanh ổ mắt
Quản lý nhiễm trùng quanh ổ mắt

VIÊM MÔ TẾ BÀO TRONG HỐC MẮT

Nguyên nhân

  • Viêm mũi xoang
  • Chấn thương ổ mắt
  • Phẫu thuật ổ mắt
  • Nhiễm trùng răng, tai giữa hoặc mặt

Biến chứng

  • Mất thị lực
  • Áp xe (não, ổ mắt…)
  • Huyết khối tĩnh mạch xoang hang
  • Viêm màng não và nhiễm trùng huyết

Quản lý

Nhập viện dùng kháng sinh TM

  • Hội chẩn Mắt và TMH
  • Nếu > 6 tuổi thêm thuốc chống sung huyết tại chỗ (otrivine nhỏ mũí)
  • Kê thuốc giảm đau

Xét nghiệm

  • Cấy dịch từ mắt, họng, mũi
  • CRP. cấy máu

Khám

  • Khám mắt/thần kinh mỗi 4 giờ (đầu cao) – thị lực/cử động mắt/đồng tử
  • Khám TMH và xem xét phẫu thuật dẫn lưu nếu bận tâm đến chèn ép và/hoặc ổ áp xe trên hình ảnh học
  • Khám mắt hàng ngáy
  • Chụp mắt hàng ngày
  • Nếu không cải thiện sau 48 giờ, xem xét khảo sát lại hình ảnh học.

==>> Xem thêm: Viêm giác mạc: cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here