Công thức và phương pháp bào chế thuốc đặt Paracetamol

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết sau đây, nhà thuốc Ngọc Anh xin chia sẻ về Công thức và phương pháp bào chế của thuốc đặt Paracetamol 125 mg.

Công thức bào chế thuốc đặt Paracetamol

Công thức (khuôn 1g)

  • Paracetamol   ………………….. 0,125g
  • Suppocire vừa đủ ……………. 1 viên

Thông tin cần biết

Tính chất, khả năng hoà tan trong tá dược, độ ổn định, tác dụng dược lý của paracetamol:

  • Tính chất: là bột kết tinh trắng, không mùi, hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, methylen clorid, dễ tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96%. Dễ bị oxi hoá
  • Tác dụng dược lí: hạ sốt, giảm đau trong 1 số trường hợp như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau răng.

Tá dược suppocire:

  • Là một triglycerid bán tổng hợp, bằng cách thuỷ phân dầu thực vật -> cất phân đoạn tách các acid béo tự do từ C8- C18 -> hydrogen hoá -> este hoá với glycerin.
  • Một số lưu ý khi sử dụng suppocire:

+ Tá dược có nhiệt độ nóng chảy cao thường kết hợp với dược chất tan trong dầu hoặc ở vùng khí hậu nóng và ngược lại.

+ Phản ứng hoá học: tá dược có chỉ số hydroxyl thấp ít có nguy cơ tương tác hoá học nhưng thường đàn hồi kém hơn dễ rạn nứt khi làm lạnh nhanh, có liên quan đến tính thân nước, khả năng giải phóng và hấp thu thuốc.

+Tính chất lưu biến: độ nhớt của tá dược khi chảy lỏng ảnh hưởng đến khả năng phân tán đều dược chất rắn, khả năng giải phóng và hấp thu thuốc ở trực tràng.

+Tá dược phối hợp khác: được đưa vào sẵn trong tá dược thương mại hoặc thêm vào khi thiết kế công thức thuốc.

  • Cơ chế chảy lỏng: chảy lỏng ở thân nhiệt để giải phóng dược chất

Cấu trúc hoá lí: hỗn dịch

  • Phương pháp phối hợp dược chất vào tá dược: phân tán
  • Kỹ thuật bào chế: đun chảy đổ khuôn

So sánh sinh khả dụng thuốc đạn với 1 số dạng bào chế:

  • 1 số dạng bào chế khác: viên nén, nang, hỗn dịch uống, dung dịch uống, viên nén sủi, thuốc tiêm truyền.
  • Thuốc đặt hạn chế được chuyển hoá bước 1 qua gan so với các dạng dùng theo đường uống.

Kĩ thuật bào chế thuốc đặt Paracetamol

NgocanhBloggaanh 23
Kĩ thuật bào chế thuốc đặt Paracetamol

Tính lượng tá dược và dược chất

  • Số viên đạn phải bào chế là 10 viên và bù hư hao 10% nên tổng số viên cần làm là: 10+ 10×10%= 11 viên = 11g
  • Số gam dược chất paracetamol là: 11x 0,125= 1,375g
  • Hệ số thay thế của paracetamol với bơ ca cao là E= 1,5 tức là 1,5 g para tương ứng với 1 g bơ ca cao => 1, 375g para tương ứng với 0,92 g bơ ca cao.
  • Tá dược : 11- 0,92= 10,08 g( do khối lượng riêng của bơ ca cao và suppocire bằng nhau = 0,95 g/ml).

Chuẩn bị khuôn

Lấy khuôn trong tủ sấy, sát khuẩn bằng ethanol 70%, bôi trơn bằng dung dịch xà phòng trong cồn( vì tá dược sử dụng trong công thức là thân dầu), lắp và úp ngược khuôn.

Quy trình thực hiện

  • Cân dược chất và tá dược
  • Đun chảy tá dược suppocire trong bát sứ
  • Nghiền mịn para trong cối
  • Thêm đồng lượng tá dược suppocire( khoảng 1/3) đã đun chảy vào nghiền nhanh thành bột nhão đồng nhất.
  • Phân tán bột nhão thu được vào phần tá dược suppocire đã đun chảy còn lại, khuấy đều
  • Để nguội đến nhiệt độ gần đông đặc, đổ khuôn, đổ đầy trên mặt khuôn( do co thể tích nhiều.)
  • Để khuôn trong tủ lạnh khoảng 15p, dùng dao cắt phần thừa trên mặt khuôn sau khi thuốc đã đông, tháo khuôn lấy thuốc
  • Đóng gói dán nhãn.

Tại sao dùng tá dược suppocire mà không phải tá dược thân dầu khác?

  • Yêu cầu cần thiết của thuốc đặt trực tràng là độ bền cơ học, vì dạng thuốc này đặt khó, thời gian cầm trên tay khá lâu nên cần đảm bảo thuốc không chảy khi cầm trên tay mà chỉ chảy lỏng khi đặt vào trực tràng, vì thế nên chọn tá dược làt triglycerid bán tổng hợp.
  • Dược chất thân nước nên cần chọn tá dược thân dầu để ái lực giữa dược chất và tá dược nhỏ, dược chất giải phóng nhanh hơn.
  • Triglycerid bán tổng hợp thì trong công thức vẫn có 1 lượng monoglycerid và diglycerid, có tính chất giống chất diện hoạt nên tăng thấm.

Cách đặt viên para để hạn chế chuyển hoá qua gan bước 1

Đặt ở phần tĩnh mạch trực tràng dưới và giữa vì thuốc sẽ được hấp thu vào tĩnh mạch chủ dưới và vào vòng tuần hoàn chung, không qua gan.

Ưu nhược điểm của đường đặt trực tràng

Ưu điểm:

  • Người bệnh dễ bị nôn khi uống thuốc như phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ nhỏ; hoặc người bệnh ở trạng thái hôn mê.
  • Các dược chất khi dùng theo đường uống: Có mùi, vị khó chịu; gây nôn; kích ứng niêm mạc dạ dày (ví dụ các NSAIDs); dễ bị phân huỷ bởi dịch tiêu hoá hoặc bị chuyển hoá bước 1 qua gan cao…
  • Đặt thuốc gây tác dụng toàn thân có 50 – 70% lượng DC được hấp thu trực tiếp vào tuần hoàn không qua gan, không bị phân huỷ bước 1 ở gan, làm tăng hiệu quả điều trị.
  • Đặt thuốc gây tác dụng tại chỗ giúp tập trung được nồng độ DC cao tại đích, tăng hiệu quả điều trị và giảm phơi nhiễm toàn thân với các tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Bệnh nhân có thể tự sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

Nhược điểm:

  • Thuốc đặt có thể rò rỉ hoặc đẩy ra ngoài sau khi đặt. Hoặc từ vị trí đặt chuyển dịch lên trực tràng trên, làm tăng tỷ lệ dược chất bị chuyển hóa bước 1 qua gan.
  • Hấp thu dược chất qua trực tràng thường chậm và có thể biến thiên khó dự đoán. Chất thải có ảnh hưởng đến cả mức độ và tốc độ hấp thu thuốc.
  • Thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn tại chỗ đặt thuốc, nhất là thuốc đặt chế với tá dược PEG.

Tài liệu tham khảo

Dược điển Việt Nam V

Slide bài giảng Thuốc đặt – PGS. TS Vũ Thị Thu Giang- BM Bào chế

Xem thêm: Thuốc đặt Nystatin: Công thức và phương pháp bào chế

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here