Bài viết “Peel bằng Retinoic Acid có tác dụng gì, có gây hại cho da không?” Tham khảo tạo sách “Peel hoá chất và các thủ thuật trong thẩm mỹ d”- Tải file PDF Tại Đây.
Tác giả: Maria Claudia Almeida Issa Bhertha Tamura
Biên dịch: Bs. Phạm Tăng Tùng
Tóm tắt
Lột da hóa học (chemical peel) có thể được định nghĩa là phương pháp tạo ra “vết thương có kiể’m soát” trên da được thực hiện bởi bác sĩ da liễu cho nhiều mục đích khác nhau. Lột da hóa học được chia thành lột da lớp nông, trung bình và sâu tùy vào mức độ ăn sâu của dung dịch hóa chất. Peel lớp sâu nhất sẽ cho hiệu quả tốt nhất, nhưng cũng có thể’ để’ lại những biến chứng nặng nhất. peel nông là một thủ thuật có lợi giúp cải thiện vẻ bề ngoài của da cho kết quả nhanh và ít hoặc không cần thời gian hồi phục. Phương pháp này phù hợp với mọi loại da. Retinoic acid là hoạt chất được dùng trong điều trị mụn từ những năm 1960 và trong điều trị lão hóa da từ những năm 1980. Da lão hóa đặc trưng bởi sự xuất hiện các nếp nhăn, đốm tăng sắc tố, to lỗ chân lông, chảy sệ, da trở nên tối sạm và những thay đổi khác. Trong những thập niên trở lại đây, retinoic acid đã được sử dụng ở nồng độ cao trong peel nông như là một phương pháp hiệu quả và an toàn cho các bác sĩ da. Chương này sẽ giới thiệu đến bạn các giai đoạn và hướng dẫn kĩ thuật peel từng bước một dựa trên y văn và kinh nghiệm thực hành cá nhân hơn 30 năm của tôi.
Giới thiệu
Trong những thập kỉ gần đây, người ta đã phát triển nhiều phương pháp điều trị đối với da lão hóa. Những quan niệm mới và hiểu biết nhiều hơn về quá trình lão hóa đã tạo ra những thay đổi lớn trong nhưng phương pháp điều trị mà các bác sĩ da áp dụng cho bệnh nhân của họ. Với những công nghệ mới của laser và ánh sáng, sóng cao tần RF, sóng siêu âm, công nghệ trẻ hóa và làm thon gọn 3D, botox, căng da mặt bằng chỉ và các phương pháp tăng sinh collagen là những công cụ luôn được đổi mới và sáng tạo. Tuy nhiên có một thủ thuật hầu như vẫn giữ nguyên kể từ lúc nó được ứng dụng đó là lột da. Trong những năm gần đây, số lượng các ca lột da ngày càng tăng. Theo báo cáo thống kê phẫu thuật thẩm mỹ của Hội Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Hoa Kỳ (2014), có 1,2 triệu ca lột da hóa chất được thực hiện trong năm 2014 ở Mỹ, tăng 7% so với năm 2013. Phương pháp này ngày càng trở nên phổ’ biến. Phương pháp này có thể thúc đẩy sự đổi mới của các lớp tế bào và làm tăng sinh collagen. Peel lớp nông bề mặt có thể’ giúp da sạch và sáng chỉ trong vài ngày. Đây là một thủ thuật tương đối đơn giản và tiết kiệm đối với các bác sĩ da. Kết quả tốt nhất đạt được khi lột da nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
Lịch sử của lột da bằng retinoic acid
Retinoic hay retinoin đã được sử dụng để điều trị mụn trong nhiều năm trước đây nhờ vào khả năng tiêu cồi mụn của nó. Chất này được sử dụng trong điều trị comedones ánh sáng (Kligman.1971), naevus com- edonicus (Decherol. 1972), và cho acne aestivalis (mụn mùa hè) (Mills và Kligman 1975). Vào năm 1983, Cordero đã đăng bài báo đầu tiên sau khi quan sát thấy sự cải thiện đáng kể của những nếp nhăn quanh mắt ở bệnh nhân được điều trị comedones ánh sáng (Cordero 1983) với retinoic acid. Liều được ông sử dụng tại thời điể’m đó là 0.005-0.01% với kết quả thu được tốt và tăng dần mà nhiều năm sau đó được biết đến rộng rãi. Vào năm 1986, Kligman đưa ra những bằng chứng mô học chứng minh cho hiệu quả trẻ hóa da của retinoic acid trong một bài báo trên tạp chí Journal of the American Academy of Derma- tology (Kligman. 1986). Retinoic acid đã trở thành hoạt chất tốt nhất và được sử dụng phổ biến nhất cho điều trị tổn thương do ánh sáng mặt trời, và vẫn là chất đứng đầu hiện nay cho mục đích này. Vào những năm 1990, nó được sử dụng như là một chất lột da khi phối hợp với trichloroacetic acid 35% trong lột da trung bình giúp tạo một lớp frosting (lớp da bị bạc trắng do tác động của acid) đồng nhất hơn và làm giảm thời gian phục hồi sau peel (Bro- dy. 2000). Theo thời gian, lột da bằng retinoic acid ngày càng được sử dụng cho nhiều chỉ định khác nhau.
Cơ chế hoạt động
“Cơ chế hoạt động của lột da, ngay cả khi chỉ tác động lên lớp thượng bì, là khả năng kích thích sự tái sinh thông qua những con đường chưa được biết đến xảy ra trong lớp bì” (Fisher 2010)
Chúng ta đều biết được rằng cơ chế hoạt động của retinoic acid thông qua bào mòn lớp sừng, đảo ngược các tế bào bất điển hình ở lớp thượng bì, kích thích sự tích lũy collagen ở lớp bì, tăng tích lũy glycosaminoglycans, và tăng sinh mạch máu (Yokomizo. 2013) Retinoic acid có khả năng giúp tăng sinh collagen và thúc đẩy đổi mới tế bào trong quá trình thay thế của các tế bào keratin. Nó còn là chất tiêu cồi mụn, và giảm sắc tố thông qua việc ức chế tyrosinosis và TIRP-1. Ngoài ra còn có những cơ chế khác liên quan tới hoạt hóa các phân tử receptor nhân tế bào của retinoic acid (RARa, RARp, và RARy) (Baldwin. 2010).
Chỉ định
Lột da bằng retinoic acid có thể giúp cải thiện da bị tổn thương do ánh nắng, làm mịn da, dày sừng ánh sáng, melanosis ánh sáng, tàn nhang, da đốm Civatte, vết rạn da, mụn, dày sừng nang lông, và rám má.
Chống chỉ định
Lột da bằng retinoic acid tránh dùng trong trường hợp mang thai, tiền sử mẫn cảm với retinoic acid, giãn mạch và trứng cá đỏ (rosacea).
Phân loại lột da nông
Lột da nông sẽ làm bong những lớp thượng bì phía trên mà không đi vượt quá lớp đáy (basal layer) thượng bì.
Lột da nông có thể’ chia thành “rất nông” chỉ loại bỏ lớp sừng (độ sâu= 0.06mm), và “nông” gây bong tróc từ lớp hạt đến lớp đáy (độ sâu = 0.45 mm) (Yokomino. 2013). Độ sâu của peel nông (hoặc bất kì loại peel nào) phụ thuộc vào loại da, chuẩn bị da trước điều trị, nồng độ retinoic acid, dung môi, và kĩ thuật bôi retinoic acid lên da. Độ sâu của peel sẽ quyết đinh quá trình lành sau peel với hoặc không có downtime (thời gian hồi phục), đỏ da ít, và bong da nhẹ hoặc nếu peel đến lớp đáy thì có thể’ cần ít downtime, sạm da vùng điều trị và bong da nhiều hơn. Phải tư vấn phản ứng sau peel và thời gian phục hồi cho bệnh nhân cũng như lấy phiếu đồng ý trước khi làm thủ thuật.
==>> Xem thêm: Peel nông là gì, chỉ định, chống chỉ định và các bước tiến hành peel
Chuẩn bị bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng và liều lượng
Đối tượng bệnh nhân lí tưởng là những người trước đây được điều trị hàng ngày bằng retinoic acid theo hướng dẫn của bác sĩ da. Mục đích của pha tiền điều trị là để chuẩn bị da cho quá trình peel và để theo giỏi trong pha tái tạo. Để đạt được điều này, tretinoin thường được bôi trước đó 1 tháng vì tác động của nó lên da sẽ giúp quá trình peel thấm tốt hơn, từ đó cho kết quả tốt hơn. Hơn nữa, việc chuẩn bị bệnh nhân với tretinoin còn giúp thúc đẩy quá trình lành sau thủ thuật. Để’ phòng ngừa tăng sắc tố sau viêm, cần bôi chống nắng hàng ngày để ức chế quá trình tăng sinh melamin lớp thượng bì (Fischer. 2010).
Đối với người có màu da tối, phân loại Fitzpatrick 3 trở lên, thường có xu hướng tăng sắc tố sau peel. Những người này phải được điều trị với hydroquinone hoặc những hoạt chất được chấp nhận khác ít nhất 3 tuần trước khi làm thủ thuật. Những chất này có thể được sử dụng vào ban ngày, thậm chí là ở bãi biễn, bể’ bơi cùng với một loại chống nắng phù hợp. Hydroquinone hiếm khi gây ra dị ứng, những cũng thường xuyên gây ra viêm da kích ứng nếu bệnh nhân bôi một lớp quá dày. Do đó, nó phải được sử dụng với lượng tối thiểu “gần như không” như tôi thường khuyên bệnh nhân của mình. Với nám má, chất này có thể dùng đến 3 lần trong một ngày.
Kết quả đạt được rất ấn tượng và chúng tôi cho rằng hydroquinone là tiêu chuẩn vàng đối với nám má! Điều trị với hydroquinone để chuẩn bị da trước peel khiến thủ thuật này trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên, phải đảm bảo mua những sản phẩm này từ một nhà thuốc mà bạn tin tưởng. Một công thức sai của hydroquinone như monobenzylether có thể’ gây ra thảm họa như mất sắc tố vĩnh viễn, thậm chí lan ra ngoài vùng điều trị. Cần phải hướng dẫn bệnh nhân đến một địa chỉ nhà thuốc uy tín.
Bệnh nhân cần phải được hiể’u về những gì sẽ xảy ra trong và sau thủ thuật cũng như tầm quan trọng của dùng chống nắng hàng ngày.
Dù là peel nông, cũng cần phải dự phòng nhiễm herpes. Lấy kĩ bệnh sử của bệnh nhân và nếu bệnh nhân có tiền sử nhiễm herpes thì cần điều trị kháng virus với valacyclovir 500mg 12/12h trong 5 ngày trước khi peel.
Trong quá trình peel, cần giữ im phòng thủ thuật im lặng, nên mở nhạc thư giãn và tạo môi trường thân thiện, nhiệt độ mát mẻ. Bệnh nhân phải được đội mũ dùng một lần, và mang áo quần thỏa mái, bác sĩ phải đi găng tay. Cần tạo ra sự thỏa mái cho bệnh nhân.
Nồng độ retinoic acid sử dụng trong peel từ 3% đến 12%. Nồng độ thường dùng và an toàn nhất là 5%. Một nghiên cứu được xuất bản năm 2011 cho thấy không có sự khác biệt trong kết quả điều trị nám má giữa hai nồng độ 5% và 10% (Magalhães. 2010). Dung dịch có thể’ được bào chế với gel, lotion, hoặc cream của propil- enoglycol. Dung môi phổ biến nhất là propilenogycol và màu của dung dịch là màu vàng nhạt. Dung dịch lột da retinoic acid có thể được pha chế bởi dược sĩ với các tông màu da để tạo ra retinoic acid có màu vàng đậm tự nhiên. Retinoic acid có thể’ được bôi nhẹ nhàng bằng bút lông mềm dùng một lần và có thể bôi lên toàn bộ vùng da cần điều trị. Trong quá trình bôi dung dịch thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, tuy nhiên một số bệnh nhân có da nhạy cảm có thể cảm thấy hơi châm chích. Bệnh nhân phải giữ dung dịch ở trên mặt ít nhất 6h và sau đó rửa sạch. Trong ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể bị đỏ da từ nhẹ đến nặng tùy vào độ sâu của peel nông.
Độ sâu của peel phụ thuộc vào độ dày của thượng bì, mật độ nang lông, mức độ tổn thương ánh sáng, giới tính (da của nam dầu hơn, cản trở sự thâm nhập), kiểu da, mức độ kết dính của hàng rào thượng bì, và sự chuẩn bị trước đó của da (Yokomino. 2013).
Tẩy nhờn của da là then chốt để’ kiểm soát độ sâu và sự đồng nhất của bất kì loại peel nào, và nó cũng không có sự khác biệt đối với peel da bằng retinoic acid. Có thể tẩy nhờn cho da bằng cách chà mạnh với gạc thấm dung dịch Hoffman và chất này sẽ gây đỏ da tức thì sau khi peel. Với da dày hơn thì đây là một phương pháp tốt để’ peel. Cách này sẽ gây bong da nhiều hơn sau thủ thuật, và làm da nhìn tối hơn ngay trước khi bắt đầu peel. Bệnh nhân cần phải nhận thức được những nguy cơ cụ thể có thể xảy ra sau điều trị như làm xấu đi tình trạng giãn mạch và trứng cá đỏ (rosacea). Cũng có thể’ tẩy nhờn ở da bằng gạc thấm alcohol mà không cần phải chà, retinoic acid sau đó được bôi như cách được mô tả ở trên.
Trong điều trị vết rạn da, chà gạc là rất quan trọng để hoặt tính của retinoic acid đi sâu hơn vào da. Đối với chỉ định này và với da tổn thương ánh sáng, peel có thể’ được thực hiện sau vi mài da (microdermabrasion) hoặc laser vi điểm (fractional laser) để’ làm tăng hiệu quả. Đối với rạn da, vùng dược điều trị có thể’ được phủ bởi một lớp film PVC để’ làm tăng hiệu quả của peel.
Sau lột da
Bệnh nhân giữ lớp bôi retinoic acid ít nhất 6h, sau đó được hướng dẫn để’ rửa sạch dung dịch retinoic acid với nước và xà phòng nhẹ. Trong tuần tiếp theo, sử dụng chống nắng hàng ngày là bắt buộc. SSau mỗi lần peel nông, cần dùng dưỡng ẩm để’ tăng hiệu quả điều trị.
Tác dụng không mong muốn và cách xử lí
Lột da bằng retinoic acid có thể’ gây đỏ da nặng, đặc biệt trong trường hợp da mỏng và da được tẩy nhờn. Trong trường hợp này, có thể cho bệnh nhân dùng corticosteroid nhẹ bôi trong vài ngày để làm giảm triệu chứng. Đỏ da kéo dài hiếm gặp và nếu xảy ra, sử dụng corticosteroid halogen hóa dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ da vì quá trình viêm có thể’ dẫn đến tăng sắc tố sau viêm.
Ghi nhớ
- Lột da bằng retinoic acid là phương pháp được đánh giá cao và được sử dụng thường xuyên bởi các bác sĩ da.
- Nếu chưa có kinh nghiệm trong làm thủ thuật này, cần phải lưu ý.
- Luôn chụp ảnh trước và sau thủ thuật; yêu cầu bệnh nhân đến phòng khám để kiểm tra hàng ngày cho đến khi cảm thấy ổn.
- Đây là phương pháp tương đối đơn giản và an toàn, nếu bệnh nhân được hướng dẫn cẩn thận và tạo được mối quan hệ tốt giữa bệnh nhân- bác sĩ, họ sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn hơn.
==>> Xem thêm: Peel da bằng hóa chất: Cơ chế hoạt động và phân loại các hoạt chất peel
Tài liệu tham khảo
- 2014 Plastic Surgery Statis- tics. http://www.plasticsurgery.org/ Documents/news-resources/sta – tistics/2014-statistics/ plastic-sur- gery-statsitics-full-report.pdf. Ac- cessed 05 Apr 2016.
- Baldwin HE, Nighland M, Ken- dall C, Mays DA, Grossman R, New- burger J. 40 years of topical treti- noin use in review. Br J Dermatol. 2010;163(6):1157-65.
- Brody HJ, et al. A history of chemical peeling. Dermatol Surg. 2000;26:405-9.
- Cordero Jr A. La vitamina a acida em la piel senil. Actualizaciones Terapéuticas Dermatológicas.1983;6:49-54.
- Decherol JW, Mills O, Leyden JJ. Naevus comedonicus – treatment with retinoic acid. Br J Dermatol. 1972; 86(5):528-9.
- Fischer TC, Perosino E, Poli F, Viera MS, Dreno B, Cosmetic Derma- tology European Expert Group. Chem- ical peels in aesthetic dermatology: an update 2009. J Eur Acad Dermatol Ve- nereol. 2010;24(3): 281-92.
- Kligman AM. Photoaging:man- ifestations, prevention and treatment. Dermatol Clin. 1986;4(3):517-28. Kligman AM, Plewig G, Mills Jr OH. Topically applied tretinoin for senile (solar) comedones. Arch Dermatol. 1971;104(4):420-1.
- Kligman AM, Grove GL, Hi- rose R, Leyden JJ. Topical tretinoin for photoaged skin. J Am Acad Dermatol. 1986;4:836-59.
- Magalhães GM, Borges MF, Querioz ARC, Capp AA, Pedrosa SV, Diniz MS. Double-blind randomized study of 5% and 10% retinoic acid peels in the treatment of melasma: clinical evaluation and impact on the quality of life. Surg Cosmet Dermatol. 2011;3(1):17-22.
- Mills OH, Kligman AM. Acne aestivalis. Arch Dermatol. 1975;111(7):891-2.
- Yokomizo VMF, Benemond TMH, Chisaki C, Benemond PH. Chem- ical peels: review and practical ap- plications. Surg Cosmet Dermatol. 2013;5(1):58-68.
Lột da bằng retinoic acid mà gây mẩn đỏ nặng thì có sao ko?
Lột da bằng retinoic acid có thể gây đỏ da nặng ạ. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng corticosteroid nhẹ bôi trong vài ngày để làm giảm triệu chứng. Đỏ da kéo dài thì bạn nên dùng corticosteroid halogen hóa dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ da vì quá trình viêm có thể’ dẫn đến tăng sắc tố sau viêm.
Retinoic Acid có dùng được cho bà bầu không?
Chào bạn, Retinoic Acid không dùng được cho bà bầu ạ
Để peel da nên dùng acid retinoic nồng độ nào?
Chào bạn, peel da nên dùng nồng độ từ 3 đến 12% ạ