Nhiễm trùng sơ sinh: kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị 

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

nhathuocngocanh.comNhiễm trùng sơ sinh: kháng sinh trong phòng ngừa và điều trị. Tải file PDF Tại đây.

Dịch: NT HN
Biên tập: Ths. BSNT. Nguyễn Thị Lê (Trung tâm hô hấp – BV Nhi Trung Ương)

Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm trước sinh

Kháng sinh trong cuộc sinh

Dùng kháng sinh trong chuyển dạ với những người phụ nữ có:

  • Chuyển dạ sớm hoặc
  • Có nhiễm GBS, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm trùng trong lúc mang thai hoặc
  • Có nhiễm GBS, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm trùng trong thai kỳ trước đó, và không test GBS âm tính thông qua cấy hoặc PCR giữa tuần 35 và tuần 37 của thai kỳ hoặc 3-5 tuần trước ngày dự sinh ở thai kỳ hiện tại hoặc
  • Đứa trẻ trước bị nhiễm GBS xâm lấn hoặc
  • Có chẩn đoán lâm sàng của viêm màng ối.

Bảng 1 Kháng sinh trong cuộc sinh

Dị ứng Không viêm màng ối Viêm màng ối

Dị ứng Không viêm màng ối Viêm màng ối
Không dị ứng penicillin Dùng Benzylpenicillin. Dùng Benzylpenicillin + gentamicin + metronidazole.
Dị ứng penicillin không nghiêm trọng Dùng Cephalosporin phổ tác động lên GBS (ví dụ cefotaxime). Sử dụng thận trọng. Dùng Cephalosporin phổ chống lại GBS (ví dụ cefotaxime) + metronidazole. Dùng thận trọng.
Dị ứng penicillin nặng Xem xét: Vancomycin hoặc Kháng sinh thay thế kỳ vọng có thể chống lại GBS dựa vào kháng sinh đồ hoặc độ nhạy tùy khu vực. Xem xét:

Vancomycin + gentamicin + metronidazole hoặc

Kháng sinh thay thế kỳ vọng có thể chống lại GBS dựa vào kháng sinh đồ hoặc độ nhạy tùy khu vực + gentamicin + metronidazole.

Nếu dùng gentamicin TM trong chuyển dạ, sử dụng liều một lần hàng ngày.

Cho liều kháng sinh đầu tiên càng sớm càng tốt khi bắt đầu chuyển dạ (hoặc ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng, trong trường hợp viêm màng ối), và sử dụng cho đến lúc sinh.

Thận trọng theo dõi thuốc điều trị có thể là cần thiết khi dùng gentamicin hoặc vancomycin trong chuyển dạ.

Phụ nữ vỡ ối kéo dài trước chuyển dạ có nhiễm GBS, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm trùng

Cho sinh ngay lập tức (giục sinh hoặc sinh mổ) với những thai kỳ 34- 37 tuần có:

  • Vỡ ối trước chuyển dạ kéo dài, và
  • Có nhiễm GBS, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm trùng ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ hiện tại.

Các yếu tố nguy cơ và chỉ điểm lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm

Trước sinh

Đối với thai kỳ chuyển dạ, phát hiện và đánh giá bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của nhiễm trùng sơ sinh sớm. Trong suốt quá trình chuyển dạ, theo dõi bất kỳ yếu tố nguy cơ mới nào.

Đánh giá và quản lý nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh sớm sau sinh

Nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của nhiễm trùng sơ sinh sớm (xem box 1), hoặc chỉ điểm lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh sớm (xem box 2):

  • Thực hiện đánh giá lâm sàng ngay lập tức
  • Hỏi lại tiền sử của mẹ và trẻ
  • Khám lâm sàng, bao gồm đánh giá dấu hiệu sinh tồn.

Nếu lần đầu phát hiện nhiễm GBS ở mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh đứa trẻ:

  • Hỏi trực tiếp những người chăm sóc đứa trẻ (ví dụ, bố mẹ, hoặc bác sĩ) liệu họ có bất kỳ mối bận tâm nào liên quan đến chỉ điểm lâm sàng được liệt kê trong box 2, và
  • Phát hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác hiện diện, và
  • Tìm các chỉ điểm lâm sàng của nhiễm trùng.

Sử dụng đánh giá này để quyết định điều trị trên lâm sàng.

Box 1 Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng sơ sinh sớm, bao gồm ‘red flags’

Yếu tố nguy cơ “red flag”:

  • Nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng ở đứa trẻ khác trong trường hợp đa thai.

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Nhiễm GBS xâm lấn ở thai kỳ trước hoặc mẹ nhiễm GBS, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm trùng ở thai kỳ hiện tại.
  • Sinh non sau chuyển dạ tự nhiên trước 37 tuần.
  • Vỡ ối kéo dài trên 18 giờ trước sinh.
  • Xác định vỡ ối trước chuyển dạ ở thai kỳ đủ tháng kéo dài quá 24 giờ trước khi khởi phát chuyển dạ.
  • Sốt trong cuộc sinh cao hơn 38oC nếu nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm khuẩn. • Chẩn đoán lâm sàng của viêm màng ối.

Box 2 Chỉ điểm lâm sàng khả năng là nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm (theo dõi và các biến cố ở trẻ), bao gồm ‘red flags’

Chỉ điểm lâm sàng red flag:

  • Ngưng thở
  • Co giật
  • Cần hồi sức tim phổi
  • Cần thông khí cơ học
  • Các dấu hiệu của shock

Các chỉ điểm lâm sàng khác:

  • Thay đổi hành vi (RLTG)
  • Thay đổi trương lực cơ (ví dụ, mềm nhũn)
  • Khó bú (ví dụ, bỏ bú)
  • Không dung nạp đường tiêu hoá, bao gồm nôn ói, chướng bụng
  • Nhịp tim bất thường (nhịp chậm hoặc nhịp nhanh)
  • Biểu hiện của suy hô hấp (bao gồm thở rên, thở nhanh)
  • Thiếu oxy (ví dụ, tím trung ương hoặc giảm độ bão hoà oxy)
  • Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh
  • Vàng da trong vòng 24 giờ sau sinh
  • Biểu hiện của bệnh lý não ở trẻ sơ sinh
  • Bất thường thân nhiệt (thấp hơn 36oC hoặc cao hơn 38oC) không lý giải được qua các yếu tố môi trường
  • Xuất huyết không giải thích được, giảm tiểu cầu, hoặc bất thường đông máu
  • Thay đổi glucose nội môi (hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết)
  • Toan chuyển hoá (kiềm thiếu >= 10 mmol/litre)

Dựa vào các yếu tố nguy cơ trong box 1 và chỉ điểm lâm sàng trong box 2, để quyết định điều trị kháng sinh:

  • Ở trẻ có bất kỳ dấu hiệu red flag nào, hoặc với >=2 dấu hiệu “non-red flag” hoặc chỉ điểm lâm sàng làm xét nghiệm trước khi bắt đầu kháng sinh và bắt đầu điều trị kháng sinh theo khuyến cáo và không đợi kết quả xét nghiệm trước khi bắt đầu kháng sinh.
  • Ở những đứa trẻ không có red flags và chỉ có 1 yếu tố nguy cơ hoặc 1 chỉ điểm lâm sàng, cân nhắc lâm sàng để quyết định: liệu là có an toàn nếu không dùng kháng sinh, và liệu sinh hiệu và tình trạng lâm sàng của đứa trẻ có cần được theo dõi. Nếu cần thiết theo dõi, tiếp tục đánh giá thang điểm cảnh báo sơ sinh sớm ít nhất trong 12 giờ.
  • Đối với đứa trẻ không có yếu tố nguy cơ hoặc chỉ điểm lâm sàng có thể là nhiễm trùng, chăm sóc thường quy theo khuyến cáo của NICE về chăm sóc sau sinh.

Quản lý đứa trẻ tăng nguy cơ nhiễm trùng

Ở những đứa trẻ được theo dõi vì khả năng nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm:

  • Xem xét bắt đầu điều trị kháng sinh (xem khuyến cáo 1.4.1 đến 1.4.8 ở phần xét nghiệm trước khi bắt đầu kháng sinh, và khuyến cáo 1.5.1 đến 1.5.9 về lựa chọn kháng sinh).
  • Nếu không có thêm lo ngại nào phát sinh trong quá trình theo dõi, trấn an gia đình và nếu cho trẻ xuất viện, cung cấp thêm thông tin và lời khuyên cho ba mẹ và người chăm sóc (xem khuyến cáo 1.1.12 và 1.1.13). [2021]

Nếu một đứa trẻ cần điều trị kháng sinh, cho càng sớm càng tốt và luôn trong vòng 1 giờ sau khi quyết định điều trị.

Xét nghiệm trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh ở những đứa trẻ có thể bị nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm

Khi bắt đầu điều trị kháng sinh ở những đứa trẻ có thể bị nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm (xem khuyến cáo trong nhận diện các yếu tố nguy cơ và chỉ điểm lâm sàng), thực hiện cấy máu trước khi cho liều đầu tiên.

Đo nồng độ CRP trước khi điều trị kháng sinh ở những đứa trẻ có thể bị nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm.

Nếu nó an toàn, thực hiện chọc dò thắt lưng để lấy mẫu dịch não tủy khi:

  • Nghi ngờ lâm sàng ủng hộ nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm hoặc
  • Có triệu chứng hoặc dấu hiệu lâm sàng gợi ý viêm màng não.

Không thực hiện soi nước tiểu hoặc cấy nước tiểu thường quy trong đánh giá nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm.

Không thực hiện soi da hoặc cấy trong thường quy trong đánh giá nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm nếu không có biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng khu trú.

Lời khuyên trong nhiễm trùng tại vị trí đặc hiệu

Lưu ý rằng, mặc dù viêm kết mạc nhẹ có gỉ mi mắt là phổ biến và thường lành tính, nhưng chảy dịch mủ có thể là chỉ điểm của nhiễm trùng nặng (ví dụ, chlamydia hoặc lậu cầu).

Ở những đứa trẻ có chảy dịch mủ mắt cần quét tăm bông lấy mẫu khẩn cấp để xét nghiệm vi sinh, sử dụng các phương pháp có thể phát hiện chlamydia và lậu cầu. Bắt đầu điều trị kháng sinh toàn thân đối với trẻ có thể bị nhiễm lậu cầu trong khi chờ đợi kết quả vi sinh.

Ở những đứa trẻ có biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng rốn, như chảy dịch mủ hoặc dấu hiệu viêm mô tế bào quanh rốn (ví dụ, đỏ, nóng hoặc sưng):

  • Thực hiện cấy máu và
  • Quét tăm bông lấy mẫu để soi và cấy và
  • Bắt đầu điều trị kháng sinh flucoxaciilin và gentamicin tĩnh mạch.

Nếu xét nghiệm vi sinh cho thấy nhiễm trùng không do vi khuẩn Gram âm, ngừng gentamicin.

Kháng sinh trong nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm

Sử dụng benzylpenicillin TM kết hợp gentamicin là lựa chọn đầu tay điều trị theo kinh nghiệm trong nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm, trừ khi tỉ lệ kháng thuốc tại từng khu vực chỉ điểm cần dùng kháng sinh khác.

Dùng benzylpenicillin liều 25 mg/kg mỗi 12 giờ. Xem xét rút ngắn khoảng cách liều xuống mỗi 8 giờ, dựa vào phán đoán lâm sàng (ví dụ, nếu đứa trẻ có vẻ mặt nhiễm trùng).

Cho gentamicin với liều khởi đầu là 5 mg/kg

Khi cho gentamicin, cần lưu ý:

  • Bảng tóm tắt đặc tính khuyến cáo về liều từ 4 – 7 mg/kg/ngày dùng một liều duy nhất
  • Bằng chứng được ghi nhận trong guidelines về liều khởi đầu 5 mg/kg mỗi 36 giờ dùng liều duy nhất.

Nếu tiêm liều gentamicin thứ hai thì liều này nên được tiêm 36 giờ sau liều đầu tiên. Dùng liều ngắn hơn nếu phán đoán lâm sàng cần thiết, ví dụ:

  • Đứa trẻ có vẻ mặt nhiễm trùng
  • Kết quả cấy máu cho thấy nhiễm trùng Gram âm.

Đo nồng độ gentamicin trong máu khi quyết định dùng tiếp gentamicin

Ghi lại thời gian:

  • Cho gentamicin
  • Lấy mẫu để theo dõi điều trị.

Thường xuyên đánh giá lại tình trạng lâm sàng và xét nghiệm trên những đứa trẻ được điều trị kháng sinh. Xem xét liệu có thay đổi phác đồ, dựa vào:

  • Tình trạng lâm sàng của đứa trẻ (ví dụ, nếu không cải thiện lâm sàng)
  • Kết quả xét nghiệm vi sinh
  • Lời khuyên của các chuyên gia vi sinh, về dữ liệu giám sát tại khu vực.

Nếu có bằng chứng nhiễm trùng huyết tác nhân Gram âm, thêm một kháng sinh khác vào phác đồ benzylpenicillin và gentamicin có phổ tác động lên vi khuẩn Gram âm (ví dụ, cefotaxime). Nếu xác định nhiễm trùng Gram âm, ngừng benzylpenicillin.

Thời gian điều trị kháng sinh trong nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm

Xét nghiệm trong điều trị kháng sinh với nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm

Ở những đứa trẻ được cho kháng sinh vì các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng hoặc chỉ điểm lâm sàng khả năng bị nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm, đo nồng độ CRP trong 18-24 giờ sau biểu hiện.

Xem xét thực hiện chọc dò thắt lưng lấy mẫu dịch não tủy ở những đứa trẻ không chọc dò ở thời điểm biểu hiện được điều trị kháng sinh, nếu an toàn để làm và nếu:

  • Đứa trẻ có cấy máu dương tính (không phải tác nhân tụ cầu coagulase âm tính) hoặc
  • Đứa trẻ không đáp ứng với kháng sinh điều trị, hoặc
  • Có bằng chứng lâm sàng mạnh mẽ của nhiễm trùng hoặc
  • Có các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng gợi ý viêm màng não.

Quyết định 36 giờ sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh

Ở những đứa trẻ được cho kháng sinh vì có yếu tố nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm hoặc chỉ điểm lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng, xem xét ngừng kháng sinh sau 36 giờ nếu:

  • Cấy máu âm tính và
  • Nghi ngờ lâm sàng về nhiễm trùng không ủng hộ và
  • Tình trạng lâm sàng của đứa trẻ ổn, không có chỉ điểm về khả năng nhiễm trùng và
  • Nồng độ và xu hướng của CRP ổn.

Cung cấp kết quả cấy máu 36 giờ sau điều trị kháng sinh, để cho phép ngừng điều trị và xuất viện thích hợp.

Thời gian điều trị trong nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm mà không có viêm màng não

Điều trị kháng sinh 7 ngày cho đứa trẻ có cấy máu dương tính, và đối với những đứa trẻ có cấy máu âm tính nếu vẫn nghi ngờ nhiễm trùng. Xem xét tiếp tục điều trị kháng sinh sau 7 ngày nếu:

  • Đứa trẻ phục hồi không hoàn toàn hoặc
  • Điều này được khuyến khích nếu phát hiện mầm bệnh trong cấy máu.

Nếu tiếp tục dùng kháng sinh quá 36 giờ dù cấy máu âm tính, đánh giá lại đứa trẻ ít nhất mỗi 24 giờ. Xem xét liệu là có nên dừng kháng sinh, dựa vào:

  • Mức độ nghi ngờ nhiễm trùng trên lâm sàng
  • Tiến triển lâm sàng của đứa trẻ và tình trạng hiện tại
  • Nồng độ và xu hướng của CRP. [2012]

Các yếu tố nguy cơ và chỉ điểm lâm sàng khả năng nhiễm trùng sơ sinh muộn

Khi đánh giá đứa trẻ:

  • Kiểm tra các chỉ điểm lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh muộn trong bảng 2.
  • Xem xét đến các yếu tố đẻ non, thở máy, tiền sử phẫu thuật và catheter trung tâm liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh muộn cao hơn.
  • Nghĩ về nhiễm trùng ở những đứa trẻ khi đứa trẻ khác bị nhiễm trùng trong đa thai

Bảng 2 Chỉ điểm lâm sàng khả năng nhiễm trùng sơ sinh muộn (theo dõi và biến cố ở trẻ)

Phân loại Chỉ điểm
Hành vi Bố mẹ hoặc người chăm sóc lo lắng về hành vi của đứa trẻ Vẻ mặt nhiễm trùng

Không thức dậy, hoặc nếu đánh thức thì đứa trẻ không tỉnh táo Khóc yếu hoặc khóc liên tục

Hô hấp Tăng tần số thở: >= 60 lần/phút

Thở rên

Ngừng thở

Độ bão hòa oxy dưới 90%/khí trời hoặc tăng nhu cầu oxy so với bình thường

Tuần hoàn Nhịp nhanh dai dẳng: nhịp tim >= 160 lần/phút

Nhịp chậm dai dẳng: nhịp tim < 100 lần/phút

Da Da nổi bông

Da, môi hay lưỡi tím tái

Ban da tẩm nhuận

Khác Nhiệt độ từ 38°C mà không giải thích được bằng yếu tố môi trường Nhiệt độ dưới 36°C mà không giải thích được bằng yếu tố môi trường Bỏ bú

Bụng chướng

Co giật

Thóp phồng

Thời gian bắt đầu kháng sinh với nhiễm trùng sơ sinh muộn

Nếu đứa trẻ cần kháng sinh, cho càng sớm càng tốt và luôn trong vòng 1 giờ đầu khi quyết định điều trị. )

Các xét nghiệm trước khi cho kháng sinh ở những đứa trẻ nhiễm trùng sơ sinh khởi phát muộn

Khi bắt đầu điều trị kháng sinh ở những trẻ có thể bị nhiễm trùng sơ sinh khởi phát muộn (see recognising risk factors and clinical indicators), thực hiện cấy máu trước khi cho liều kháng sinh đầu tiên.

Đo CRP trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh ở trẻ nhiễm trùng sơ sinh muộn. Theo dõi trị số để đánh giá khả năng nhiễm trùng và đáp ứng điều trị trong các lần đo sau.

Nếu an toàn để thực hiện, chọc dò thắt lưng để lấy mẫu dịch não tủy khi:

  • Nghi ngờ lâm sàng nhiễm trùng sơ sinh hoặc
  • Có triệu chứng lâm sàng gợi ý viêm màng não.

Không xét nghiệm hoặc cấy nước tiểu thường quy ở trẻ nhiễm trùng sơ sinh muộn.

Không thực hiện phết da hoặc cấy trong đánh giá nhiễm trùng sơ sinh muộn nếu không có bằng chứng lâm sàng ổ nhiễm trùng tại chỗ.

Kháng sinh trong nhiễm trùng sơ sinh muộn

Lựa chọn kháng sinh

Đối với trẻ nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh muộn tại khoa NICU:

  • Kết hợp kháng sinh phổ hẹp (như flucloxacillin kết hợp gentamicin) là điều trị đầu tay
  • Sử dụng dữ liệu độ nhạy và tỉ lệ kháng theo từng khu vực khi quyết định dùng kháng sinh
  • Cho kháng sinh hiệu quả chống lại cả vi khuẩn gram âm và gram dương
  • Nếu nghi ngờ viêm ruột hoại tử, kết hợp kháng sinh có phổ chống lại vi khuẩn kỵ khí (như metronidazole). [2021]

Thời gian điều trị kháng sinh trong nhiễm trùng sơ sinh muộn

Xét nghiệm trong điều trị kháng sinh với nhiễm trùng sơ sinh muộn

Ở đứa trẻ nguy cơ nhiễm trùng hoặc chỉ điểm lâm sàng nhiễm trùng sơ sinh muộn, đo CRP 18 đến 24 giờ sau khi dùng kháng sinh.

Xem xét thực hiện chọc dò thắt lưng để lấy mẫu dịch não tủy ở những trẻ chưa chọc dò ở thời điểm biểu hiện được điều trị kháng sinh, nếu an toàn để thực hiện:

  • Đứa trẻ cấy máu dương tính (tác nhân ngoài staphylococcus coagulase âm tính) hoặc
  • Đứa trẻ không đáp ứng với điều trị kháng sinh, hoặc
  • Bằng chứng lâm sàng của nhiễm trùng hoặc
  • Triệu chứng lâm sàng gợi ý viêm màng não.

Quyết định 48 giờ sau điều trị kháng sinh

Đối với trẻ được cho kháng sinh vì nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh khởi phát muộn, xem xét ngừng kháng sinh nếu:

  • Cấy máu âm tính và
  • Nghi ngờ lâm sàng về nhiễm trùng không còn và
  • Tình trạng lâm sàng ổn hơn, không có chỉ điểm lâm sàng về nhiễm trùng và • Mức CRP ổn.

Thời gian điều trị nhiễm trùng sơ sinh muộn không có viêm màng não

Cho kháng sinh 7 ngày với những trẻ có cấy máu dương tính. Tiếp tục điều trị kháng sinh sau 7 ngày nếu:

  • Đứa trẻ chưa phục hồi hoàn toàn hoặc
  • Điều trị lâu hơn vì phát hiện tác nhân trong máu (ví dụ, vi khuẩn gram âm hoặc Staphylococcus aureus; hỏi ý kiến chuyên gia vi sinh nếu cần thiết) hoặc
  • Điều trị lâu hơn vì vị trí nhiễm trùng (như nhiễm trùng ổ bụng với cùng tác nhân, viêm ruột hoại tử, viêm xương tủy xương hoặc nhiễm trùng vị trí catheter tĩnh mạch trung tâm).

Điều trị dưới 7 ngày khi đứa trẻ phục hồi hoàn toàn, không phát hiện tác nhân hoặc tác nhân phát hiện là thường gặp (ví dụ như staphylococcus coagulase âm tính).

Nếu tiếp tục kháng sinh kéo dài quá 48 giờ ở trẻ nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh muộn dù cấy máu âm tính, đánh giá lại đứa trẻ ít nhất mỗi 24 giờ. Mỗi lần đánh giá, quyết định dừng kháng sinh dựa vào:

  • Mức độ nghi ngờ nhiễm trùng trên lâm sàng và
  • Tiến triển lâm sàng của đứa trẻ và tình trạng hiện tại và
  • Nồng độ và xu hướng CRP.

Thuốc kháng nấm để ngăn ngừa nhiễm nấm trong điều trị kháng sinh ở trẻ nhiễm trùng sơ sinh muộn

Nystatin đường uống dự phòng trên trẻ nghi ngờ nhiễm trùng sơ sinh muộn được điều trị kháng sinh nếu:

  • Cân nặng lúc sinh từ 1,500 g hoặc
  • Được sinh ở thai kỳ ít nhất 30 tuần.

Nếu không thể dùng nystatin đường uống, cho fluconazole đường tĩnh mạch See NICE’s information on prescribing medicines

Tránh dùng kháng sinh thường quy ở trẻ

Không cho kháng sinh thường quy ở trẻ không có yếu tố nguy cơ nhiễm trùng hoặc không có chỉ điểm lâm sàng hay bằng chứng xét nghiệm khả năng nhiễm trùng

Viêm màng não khởi phát sớm hoặc muộn (ở trẻ tại NICU)

Nếu đứa trẻ tại khoa NICU và nghi ngờ viêm màng não nhưng không rõ tác nhân gây bệnh, điều trị với kháng sinh amoxicillin và cefotaxime tĩnh mạch.

Nếu đứa trẻ tại khoa NICU và viêm màng não (nhuộm Gram hoặc cấy dịch não tủy) phát hiện nhiễm trùng do tác nhân Gram âm, ngừng amoxicillin và điều trị với cefotaxime.

Nếu đứa trẻ tại khoa NICU và viêm màng não do tác nhân vi khuẩn gram dương:

  • Tiếp tục điều trị với amoxicillin và cefotaxime trong khi chờ kết quả cấy dịch não tủy
  • Lời khuyên từ các chuyên gia vi sinh.

Nếu cấy dịch não tủy dương tính với streptococcus nhóm B, xem xét thay đổi kháng sinh:

  • benzylpenicillin 50 mg/kg mỗi 12 hours, bình thường ít nhất 14 ngày • gentamicin, với liều khởi đầu là 5 mg/kg mỗi 36 giờ.
  • các liều sau đó và khoảng liều được điều chỉnh dựa vào đánh giá lâm sàng và nồng độ gentamicin trong máu.
  • Điều trị kéo dài 5 ngày.

Nếu cấy máu hoặc dịch não tủy dương tính với listeria, xem xét ngừng cefotaxime và điều trị với amoxicillin và gentamicin.

Nếu cấy dịch não tủy phát hiện vi khuẩn gram dương không phải GBS hoặc listeria, hỏi ý kiến chuyên gia vi sinh

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here