Nhận dạng các loài thuộc chi Panaxl ở Việt Nam

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ đưa đến bạn đọc danh sách một số loài cây thuộc chi Panaxl ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo file PDF tại đây.

NHÓM TÁC GIẢ

PGS.TS. Phạm Thanh Huyền (Chủ biên)

ThS. Phạm Thị Ngọc

ThS. Nguyễn Quỳnh Nga

ThS. Phan Văn Trưởng

ThS. Nguyễn Xuân Nam

PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi

Đơn vị thực hiện: VIỆN DƯỢC LIỆU (BỘ Y TẾ)

“Cuốn sách này được thực hiện trong khuôn khổ tài trợ của Dự án “Tăng cường năng lực phê chuẩn và thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở Việt Nam” –

Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Cây bản địa Sâm ngọc linh Panax vietnamensis Ha & Grushv
2 Sâm lai châu Panax vietnamensis var. fuscidiscus K Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai
3 Sâm langbian p vietnamensis Ha & Grushv. var. langbianensis N.v. Duy. V.T. Tran & L.N. Trieu
4 Tam thất hoang Panax stipuleanatus H Tsai et M. Feng
5 Cây di thực/ nhập trông Tam thất Panax notogmseng (Burkill) F.H Chen
6 Nhân sâm (Sâm Triều tiên) Panax ginseng CA Meyer
Sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh

Sâm Ngọc Linh

Tên khác: Sâm việt nam, Sâm khu năm, Sâm K5, Thuốc dấu, củ ngải rọm con, Rơm con (Xê Đăng).

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv.

Tên đồng danh: Panaxschinseng var. japonicum auct.non Makino; Panaxjaponicum auct. non(Nees) CA Mey. (1843).

Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae)

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5 – 0,8 m. Thân rễ dày, mập, thường nằm ngang gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có 1 vết sẹo lõm do thân khí sinh lụi hàng năm để lại, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có một củ dạng con quay gần hình cầu đường kính có thể đến 5 cm; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ. Thân trên mặt đất thường là 1 hoặc có thể 2 – 4 thân ở những cây sống lâu năm, thân hướng thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn, gốc có vảy mỏng, lõi thân xốp. Lá mọc vòng ở đỉnh thân, thường 3 – 5 lá; gốc cuống lá không có lá kèm; lá kép chân vịt có 5 (ít khi 3 hoặc 6 – 7) lá chét, hai lá chét ngoài cùng thường có kích thước nhỏ hơn; lá chét nguyên, mép lá có răng cưa; phiến lá hình trứng, trứng ngược, elip hoặc thuôn, mỏng, hai mặt màu xanh, mũi lá có đuôi nhọn, gốc lá hình nêm, hẹp dài hoặc lệch, gân lá có lông cứng ở hai mặt. Cụm hoa thường mang một tán đơn độc ở đỉnh hoặc đôi khi có tán phụ; cuống hoa dài hơn cuống lá; cụm hoa gồm từ 80- 140 hoa, lá bắc nhỏ hình dùi, dài 2 – 3 mm; cuống hoa nhỏ được bao phủ bởi nhiều mấu nhỏ dạng gai thịt dài 0,04 – 0,08 mm. Hoa lưỡng tính, tỏa tròn, đường kính 2,0 – 3,5 mm, đài có 5 răng nhỏ dạng tam giác, nhẵn; cánh hoa 5, màu xanh hoặc xanh mép hơi trắng, nhẵn, nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa, bao phấn 2 ô, đính lưng; đĩa hoa phẳng hoặc hơi lồi, có vòng tím đến tím hoàn toàn hoặc màu xanh hơi ngà vàng; bầu thường tiêu giảm còn 1 ô, đôi khi là 2 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy hợp hoặc xẻ 2 tùy theo số ô của bầu. Quả hạch hình thận hoặc gần cầu, dẹt; khi chín màu đỏ, thường có đốm đen ở đỉnh quả, đốm đen có diện tích nhỏ. Hạt dẹt, số hạt bằng số ô của bầu, vỏ hạt thô cứng nhiều vệt xốp lồi lõm, nội nhũ trơn.

Mùa ra hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 7 – 9.

  • Phân bố:

Ở  Việt Nam : Là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở Quảng Nam (Nam Trà My), Kon Turn (Tu Mơ Rông, ĐăkTô, Đăk Glei).

  • Đặc điểm sinh thái:

Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, ở vùng núi cao từ khoảng 1 800 đến trên 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa
  • Tinh trạng bảo tồn:

Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN

Nghị định 06/2019/NĐ-CP Phụ lục I

Nghị đinh 64/2019/NĐ-CP: Phụ lục I

Ảnh nhận dạng loại Sâm Ngọc Linh

hình ảnh Sậm Ngọc Linh

mô tả cấu tạo sâm ngọc linh

 

Sâm Lai Châu
Sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu

Tên khác: Sâm đen

Tên khoa học: Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, s. Zhu & S.Q. Cai

Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae)

  • Đặc điểm hình thái:

Thân rễ nằm ngang, ruột màu tím đến hơi tím vàng, thân khí sinh có thể cao đến 1,2 -1,3 m, đôi khi có 2 – 3 thân. Phiến lá chét hình trứng ngược, thuôn, mũi lá có đuôi dài 1,5-3 cm, gân lá có lông cứng ở hai mặt. Đĩa hoa tím đen hoặc hơi tím đôi khi xanh nhạt hơi ngà vàng, phẳng hoặc hơi lồi. Quả hình gần cầu hoặc hình trứng, quả chín màu đỏ, đỏ cam, thường có đốm đen ở đỉnh quả, đốm đen có diện tích lớn hơn so với Sâm ngọc linh. Hạt hình gần cầu hoặc hình trứng, ít khi dẹt.

Mùa ra hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 7 – 9.

  • Phân bố:

Ở Việt Nam: Lai Châu (Mường Tè, Sìn Hồ, Tam Đường)

Trên thế giới: Trung Quốc

  • Đặc điểm sinh thái:

Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, ở vùng núi cao từ khoảng 1800 đến trên 2000 m, nơi đẩt ẩm, nhiều mùn.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ (củ), lá, nụ hoa
  • Tinh trạng bảo tồn:

Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Phụ lục II

Ảnh nhận dạng Sâm Lai Châu

Cấu tạo Sâm Lai Châu

nhị hoa Sâm Lai Châu

Sâm Langbian
Sâm Langbian

Sâm Langbian

Tên khoa học: Panax vietnamensis var. langbianensis N.v. Duy. V.T. Tran & L.N. Trieu

Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae)

  • Đặc điểm hình thái:

Thân rễ nằm ngang, ruột màu vàng nhạt hoặc tím nhạt. Thân khí sinh cao đến 1 m, đôi khi có 2 – 3 thân. Lá chét kích thước 5 – 14,5 X 2,5 – 5,5 cm; hai mặt lá có lông. Cụm hoa tán đơn hiếm khi tán kép, có 40 -100 hoa. Đường kính hoa 4-4,5 mm, cuống hoa dài 1 -1,5 cm. Đĩa hoa ngà vàng, phẳng hoặc hơi lồi. Bầu 1 -2 ô; vòi nhụy 1, đôi khi xẻ 2. Quả hạch; hình thận, dài 6 – 8 mm, rộng 4 – 5,5 mm; hoặc hình cầu dẹt; đường kính 6-10 mm, nhẵn, khi chín màu đỏ, thường có chấm đen ở đỉnh. Hạt 1 – 2, hình thận, dài 5,5 – 7 mm, rộng 5 – 6 mm, vỏ cứng, nhăn nheo.

Mùa ra hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7-9(12)

  • Phân bố:

ở Việt Nam: Lâm Đồng (Langbian – Lạc Dương, Đam Rông)

  • Đặc điểm sinh thái:

Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, ở vùng núi cao từ khoảng 1.800 đến trên 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa
  • Tình trạng bảo tồn:

Nghị đinh 06/2019/NĐ-CP: Phụ lục II

Ảnh nhận dạng Sâm Langbian

Ảnh nhận dạng Sâm Langbian

Ảnh nhận dạng Sâm Langbian

Tam thất hoàng
Tam thất hoàng

Tam Thất Hoàng

Tên khác: Bình biên tam thất (Trung Quốc), Phan xiết (H’ Mông), Tam thất rừng, Tam thất lá xẻ

Tên khoa học: Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng

Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae)

  • Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao đến khoảng 1 m. Thân rễ dày, mập, thường nằm ngang gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có 1 vết sẹo lõm do thân khí sinh lụi hàng năm để lại; các vết sẹo lõm thường xếp thẳng hàng, nối tiếp nhau; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ. Thân trên mặt đất thường là 1 hoặc hiếm khi 2 – 3 thân, thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn, gốc có vảy mỏng, lõi thân xốp. Lá mọc vòng ở đỉnh thân, thường 3 – 5 lá; gốc cuống lá có lá kèm dạng mũi mác; lá kép chân vịt có 5 (ít khi 3 hoặc 6 – 7) lá chét, hai lá chét ngoài cùng thường có kích thước nhỏ hơn; lá chét nguyên hoặc xẻ thùy lông chim, có răng cưa; phiến lá hình trứng hoặc trứng ngược, hai mặt màu xanh, mũi lá có đuôi nhọn, dài 0,7 -1,5 cm, gốc lá hình nêm, hẹp dài hoặc lệch, lông cứng chỉ có ở mặt trên của lá. Cụm hoa thường mang một tán đơn độc ở đỉnh; cuống hoa dài hơn cuống lá; cụm hoa gồm từ 40 – 90 hoa; lá bắc lớn nằm quanh cụm hoa, dài 1 – 2,5 cm, mép lá có răng cưa; lá bắc nhỏ hình dùi, dài 2-3 mm Hoa lưỡng tính, tỏa tròn, đường kính 2,0 – 3,5 mm, đài có 5 răng thấp dạng tam giác, nhẵn; cánh hoa 5, màu xanh hoặc trắng hơi xanh mép hơi trắng, nhẵn; nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa, bao phấn 2 ô, đính lưng; đĩa hoa lõm, màu xanh hơi ngả vàng; bầu 2 ô lệch nhau, mỗi ô 1 noãn, VÒI nhụy hợp hoặc xẻ 2. Quả hạch, quả 1 hạt hình trứng, quả 2 hạt hình gần cầu hoặc cầu-thận; khi chín màu đỏ. Hạt hình trứng, số hạt bằng số ô của bầu, vỏ hạt thô ráp; nội nhũ trơn.

Mùa ra hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 9.

  • Phân bố:

Ở Việt Nam: Lào Cai (Núi Hoàng Liên, Sa Pa, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Tả Phin); Hà Giang (Hoàng Su Phì, Xín Mần); Nghệ An (Puxailaileng, Kỳ Sơn)

Trên thế giới: Trung Quốc

  • Dặc điểm sinh thái:

Cây ưa ẩm và ưa bóng Cây mọc dưới tán rừng kín thường xanh, ở vùng núi cao từ khoảng 1.500 đến trên 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa
  • Tình trạng bảo tồn:

Sách đỏ Việt Nam (2007): CR

Nghị định 64/2019/NĐ-CP: Phụ lục I :

Nghị định 06/2019/NĐ-CP: Phụ lục I

Ảnh nhận dạng Tam thất hoàng

Ảnh nhận dạng Tam thất hoàng

Ảnh nhận dạng Tam thất hoàng

Tam Thất
Tam Thất

Tam thất

Tên khác: Tam thất Bắc

Tên khoa học: Panax notoginseng (Burkill) F.H. Chen

Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae)

  • Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,3 – 0,7 m. Thân rễ dày, mập, dạng củ hình trụ hoặc hình thoi; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ. Thân trên mặt đất thường là 1 thân, hướng thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn, lõi thân xốp. Lá mọc vòng ở đỉnh thân thường 3 – 5 lá; gốc cuống hoa đính với cuống lá có các lá kèm dạng mũi mác; lá kép chân vịt có 5 – 6 (ít khi 7) lá chét, hai lá chét ngoài cùng thường có kích thước nhỏ hơn; lá chét có răng cưa; phiến lá hình trứng ngược hoặc elip, mỏng, hai mặt màu xanh, mũi lá có đuôi nhọn, gốc lá hình nêm, hẹp dài hoặc lệch ở lá chét bên, gân lá có lông cứng ở hai mặt. Cụm hoa thường mang một tán đơn độc ở đỉnh; cuống hoa dài hơn cuống lá; cụm hoa gồm từ 80-120 hoa; cuống hoa nhỏ đươc bao phú bởi nhiều mẩu nhỏ dạng gai thịt dài 0,04 – 0,06 mm. Hoa lưỡng tính, tỏa tròn đường kính 2,0 – 3,5 mm, đài có 5 răng thấp dạng tam giác, mép nguyên; cánh hoa 5, màu xanh noặc xanh mép hơi trắng, nhẵn; nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa. bao phấn2 ô, đính lưng, đĩa hoa lõm, màu xanh hơi ngà vàng, bầu 2 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy xẻ 2. Quả hạch hình trứng; khi chín màu đỏ cam. Hạt hình trứng có 3 gờ nông, số hạt bằng số ô của bều vỏ hạt thồ cứng, có vệt xốp lồi lõm.

Mùa ra hoa tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 9 (10)

  • Phân bố:

Ở Việt Nam. Cây nhập trồng tại một số tỉnh: Lào Cai (Si Ma Cai, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát); Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ); Lai Châu (Mường Tè, Sìn Hồ).

Trên thế giới: Trung Quốc (Phúc Kiến, Cam Túc, Giang Tây, Vân Nam, Chiết Giang)

  • Đặc điếm sinh thái

Cây ưa ấm và ưa bóng. Cây thường được trồng ở vùng núi cao từ 1600 đến trẽn 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa

Ảnh mô tả tam thất

hình ảnh Tam Thất cau tao la tam that hat tam that

Nhân Sâm
Nhân Sâm

Sâm Triều Tiên

Tên khác: Sâm Triều tiên

Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey.

Họ thực vật: Nhân sâm (Araliaceae)

  • Đặc điểm hình thái:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,3 – 0,8 m Thân rễ mọc thẳng,dày, mập, dạng hình cà rốt, không phân nhánh hoặc chia 2 – 3, ít khi 4 – 5 nhánh, đường kính 3- 5 cm; rễ nhỏ mọc xung quanh thân rễ. Thân trên mặt đất thường là 1 hoặc có thể 2 thân ở những cây sống lâu năm, thân hướng thẳng đứng, không phân nhánh, nhẵn Lá mọc vòng ở đỉnh thân, thường 3 – 5 lá; gốc cuống lá không có lá kèm; lá kép chân vịt có 5 (ít khi 3 hoặc 6 – 7) lá chét, hai lá chét ngoài cùng thường có kích thước nhỏ hơn; lá chét nguyên, mép lá có răng cưa; phiên lá hình trứng hoặc hình thoi, mỏng, hai mặt màu xanh, mũi lá có đuôi nhọn, gốc lá hình nêm, hẹp dài hoặc lệch; gân lá có lông ở mặt trên, mặt dưới không có lông; kích thước 8,0 – 12,0 X 3,0 – 5,0 cm

Cụm hoa thường mang một tán đơn độc ở đỉnh, mang từ 30 đến 50 hoa, cuống hoa dài hơn cuống lá; lá bắc nhỏ hình dùi, dài 2 – 3 mm, lá bắc cụm hoa hình dải hẹp. Hoa lưỡng tính, tỏa tròn, đường kính 2,0 – 3,0 mm, đài có 5 răng nhỏ dang tam giác, nhằn; cánh hoa 5, nhằn; nhị 5, chỉ nhị mảnh, dài bằng hoặc dài vượt quá cánh hoa, bao phấn 2 ô, đính lưng; đĩa hoa phắng hoặc hơi lồi, màu xanh hơi ngà vàng, bầu 2 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy xẻ 2 tùy theo số ô của bầu Quả hạch hình cầu, dẹt; khi chín màu đỏ, không có đốm đen ở đỉnh quả. Hạt hình thận hoặc trứng dẹt; vỏ hạt thô cứng nhiều vệt xốp lồi lõm; nội nhũ trơn.

  • Phân bố:

ở Việt Nam: Cây nhập trồng thử nghiệm tại một số tỉnh. Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà); Thanh Hóa (Bá Thước); Kon Turn (KonPlong).

Trên thế giới: Hàn Quốc, Trung Quốc

  • Đặc điểm sinh thái

Cây ưa ẩm và ưa bóng. Cây thường được trồng thí điểm ờ vùng núi cao 1.700 m (Bản Khoang, Sa Pa, Lào Cai), từ khoảng 1.600 đến trên 2.000 m, nơi đất ẩm, nhiều mùn.

  • Bộ phận dùng: Thân rễ, lá, nụ hoa

Ảnh nhận dạng Sâm Triều Tiên

Ảnh nhận dạng Sâm Triều Tiên

Bảng so sánh đặc điểm hình thái các loài thứ/ thuộc chi Panaxl ở Việt Nam

Taxon Đặc điếm Taxon Tam that p. notoginseng Tam thất hoang p. stipuleanatus
Thân rề Hình dạng Hướng thắng, hình trụ Nằm ngang, dạng đốt, các đốt thường xếp theo 1 hướng
Màu sắc lát cắt Vàng, hơi tím Trắng, hơi xanh hoặc ngà vàng,
Lá chét Kích thước 3,5 – 4,5 X 8,5 -11 cm 4 – 6 X 8 -10 cm
Hình dạng Hình trứng ngược, mép lá không Xẻ thùy Hình trứng ngược, mép lá không xẻ thùy hoặc m xẻ thùy lông chim 1 lần
Lông trên lá Có lông ớ hai mặt Có lỏng mặt trên, mặt dưới không lông
Độ dài mũi lá 0,3 -1,2 cm 0,5 – 1,5 cm
Lá kèm Có lá kèm Có lá kèm
Lá bắc Có lá bắc nhỏ Có lá bắc nhỏ và lá bắc lớn
SỐ lượng hoa trẽn tán 100-140 60-80
Vòi nhụy Xẻ 2 hợp (đôi khi xẻ 2)
Đĩa hoa Màu sắc Trắng Trắng
Hình dạng Lõm Lõm
Bâu 2 ô 1 hoặc 2 ô
Quả chín Màu đỏ tươi Màu đỏ tươi
Hạt Gần cầu – 3 gân Hình elip – cầu
Sâm ngọc linh p. vietnamensis var. vietnamensis Sâm lai châu p. vietnamensis var. fuscidiscus Sâm langbian p. vietnamensis var. langbianensis Nhân sâm p. ginseng
Bằm ngang, dạng đốt, các đốt thường xếp so le Nằm ngang, dạng đốt, các đốt thường xếp so le Nằm ngang, dạng đốt, các đốt thường xếp so le Hướng thắng,

Dạng cà rốt hoặc hình trụ

“ím tía – có vòng tím – ngà vàng Tím đến ngà vàng Ngà vàng, ít khi tím nhạt Trắng
3 – 3,5 X 6,5 – 8,5 cm 2-3×8-11 cm 2 – 5 X 5 -12 cm 2,5 – 4,0 X 5,5 -11 cm
hình trứng ngược, mép lá không xẻ thùy Hình trứng ngược thuôn, mép lá không xẻ thùy Hình trứng ngược, mép lá không xẻ thùy Hình elip hoặc elip thoi, mép lá không xẻ thùy
Có lông ở hai mặt Có lông ở hai mặt Có lông ở hai mặt Có lông mặt trên, mặt dưới không lông
1,0 -1,5 cm 1,5 – 2,5 cm 1,5 – 2,0 cm 0,5 -1,5 cm
Không có lá kèm Không có lá kèm Không có lá kèm Không có lá kèm
Có lá bắc nhỏ Có lá bắc nhỏ Có lá bắc nhỏ Có lá bắc nhỏ
80-120 80-120 40-80 30-50
hợp (đôi khi xẻ 2) hợp (đôi khi xẻ 2) hợp (đôi khi xẻ 2) xẻ 2 (đôi khi hợp)
Trắng hoặc tím Tím Trắng Trắng, hồng
Lồi hoặc bằng Bằng hoặc hơi lồi Lồi Bằng
1 hoặc 2 ô 1 hoặc 2 ô 1 hoặc 2 ô 2 hoặc ít khi 1
Màu đỏ có, 98% quả chín có đốm đen ở đỉnh Màu đỏ sậm, 50-60% số quả chín có đốm đen ở đỉnh Màu đỏ hơi cam Màu đỏ hơi cam
Hình thận/ trứng dẹt Hình trứng Hình trứng Hình thận/cầu dẹt

Tài liệu tham khảo

    1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và nhiều người khác (1996), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr. 29 – 31,204 – 208.
    2. Chính phủ nước CHXHCNVN (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ guản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
    3. Chính phủ nước CHXHCNVN (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tể các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
    4. Hà Thị Dụng, v. Grusvistzky (1985), Một loài Sâm mới thuộc chi Sâm (Panax L) họ Nhân sâm (Araliaceae) ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 7(3): 45-48
    5. Phạm Hoàng Hộ (1970), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Ql: 989; Bộ Văn hóa giáo dục và Thanh niên xuất bản.
    6. Grushvitzky, V., Skvortsova, N.T., Ha Thi Dung & Arnautov, N.N., 1996. Fam. Araliaceae Juss,- Ngu gia bi. Vascular plants Synopsis of Flora, 2:16-42.
    7. Nguyễn Tập (2005), “Các loài thuộc chi Panax ở Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, tập 10, số 3/2005, tr. 71-76.
    8. Nguyễn Tập (2006 và 2019), “Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 và 2019”, Tạp chí Dược liệu, tập 11, số 3 / 2006, tr. 97 – 105 và Tạp chí Dược liệu, tập 24, số 6/2019, tr. 319-328.
    9. Komatsu K, Zhu s, Cai SQ (2003) A new variety of the genus Panax from Southern Yunnan, China and its nucleotide sequences of 18S ribosomal RNA gene and matK JJap Bot 78(2): 86-94.
    10. Phan Ke Long, Le Thanh Son, Phan Ke Loc, Vu Dinh Duy and Pham Van The (2013), Lai Chau ginseng Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, Zhu & S.Q Cai.l morphology, ecology, distribution and conservation status”, Báo cáo khoa học hội thảo VAST – KAST Tân thứ II về đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học, tr. 65-73, NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
    11.       11. Phan Ke Long, Tran Thi Viet Thanh, Nguyen Thien Tao, Phan Ke Loc, Nguyen Tu Lenh, Nguyen Tien Lam, Dang Xuan Minh (2014), Morphological and molecular characsteristics of Panax sp (Araliaceae) from Phu Xai Lai Leng mountain, Nghe An province, Vietnam”, Journal of Biology, 36(4): 494-499.
    12. Trần Ngọc Lân & cs (2016), “Kết quả nghiên cứu về loài Sâm puxailaileng ởvùng núi cao tỉnh Nghệ An, Tạp chí khoa học và Công nghệ Nghệ An, số 12/2016, tr. 7-11.
    13. Nông Văn Duy, Lê Ngọc Triêu, Nguyen Duy Chinh & Van Tien Tran (2016), A new variety of Panax (Aralace) from Lam Vien Plateau, Vietnam and its molecular evidence”, J. Phytotaxa 277 (1): 047-058.
    14. 14. Phạm Thị Ngọc, Phạm Thanh Huyen, Nguyen Quynh Nga, Nguyen Minh Khoi (2017),”Morpho- logical characteristics of genus Panax L. (Araliaceae) in Vietnam”; Journal of Medicinal Materials, 2017, Vol 22 No. 3, pp: 315-322.
    15. Pham Thi Ngoc, Pham Thanh Huyen, Nguyen Quynh Nga, Phan Van Truong, Nguyen Minh Khoi,
    16. Dinh Doan Long (2022), ‘AMolec  s ecular Phylogeny of Panax L. Genus (Araliaceae) based on ITS-rDNA
    17. and matk support for idenfication of Panax Species in Vietnam”; VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical science Vol. 36, No. 2 (2020) 1 -10.
    18. Xiang, Q.B.& Lowry P/P. (2007) Araliaceae  ln:Nu,Y., Rawen, PH. & Hong, D.Y. (Eds.) Flora
    19. of China 13 Science Press Beijing & Missouri Botanical Garden Press, pp. 435-491.
    20. 17. Hryeh Kbbh Xao. Hryen Bah – TxaHb, 1968: “Tp. /1XỘH 28. Bonp. OapMaKomoaHM 5; 271-273.4. Hara.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here