Mụn bọc có mủ là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Trong các dạng mụn trứng cá thường gặp, mụn bọc có mủ là dạng mụn viêm nặng nhất, khó điều trị nhất, có thể để lại những hậu quả khó lường. Bài viết dưới đây, Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ đưa đến bạn đọc những thông tin cơ bản về loại mụn này, cùng với những phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc thảo dược được cho là có hiệu quả tốt đối với mụn bọc có mủ.

1, Mụn bọc có mủ là gì?

So với các dạng mụn thường gặp khác như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nang,.. thì mụn bọc có mủ là một trong những dạng nguy hiểm nhất đối với làn da. Nguyên nhân dẫn đến mụn là dư thừa bã nhờn, da chết, bít tắc lỗ chân lông dẫn đến bị viêm nhiễm nặng. Mụn bọc gây tổn thương sâu và có ổ vi khuẩn, có mưng mủ. Biểu hiện chính để phân biệt với các loại mụn trứng cá khác là lúc đầu mụn chỉ là cục sần nhỏ, sau đó mới sưng to, đau đớn, bên trong mụn có mủ nhân màu trắng hoặc vàng, nổi rõ. Tổn thương mụn bọc gây nên cho da rất sâu, gây khó chịu, đau nhức, và có thể để lại sẹo lõm, sẹo thâm sau khi khỏi. Chính vì vậy, mụn bọc khó điều trị hơn hẳn các loại mụn thông thường, cần có những phương pháp điều trị đảm bảo an toàn để tránh viêm nhiễm nặng hơn, bị tái phát nhiều và tránh để lại sẹo lâu dài. Có thể sử dụng các cách không dùng thuốc nếu nhẹ, hoặc phải sử dụng thuốc đặc trị, kháng sinh kê đơn nếu tình trạng nặng, khó kiểm soát và dùng nhiều cách không khỏi.

Mụn bọc có mủ là gì?
Mụn bọc có mủ là gì?

2, Phân biệt mụn bọc có mủ và mụn đinh râu

Bình thường, ta thường có thể bị nhầm lẫn giữa mụn đinh râu và mụn bọc có mủ vì trông bề ngoài chúng rất giống nhau. Vậy nên cần tìm hiểu phân biệt rõ để biết chính xác nguyên nhân, từ đó tìm được cách xử lý đúng đắn, không làm nguy hại đến sức khỏe.

2.1. Về nguyên nhân

  • Nguyên nhân gây mụn bọc có mủ: Thường là do sự rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng này là nội tiết tố thay đổi do nhiều lý do (như dậy thì, mang thai,…) hoặc tác động của môi trường, chế độ sinh hoạt không lành mạnh (ăn uống không lành mạnh, uống ít nước, hay thức khuya), hoặc không chăm sóc vệ sinh da đúng cách. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây dư thừa dầu nhờn cộng với tế bào chết lâu không được loại bỏ, tích tụ lại sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, sau đó vi khuẩn gây mụn thừa cơ xâm nhập gây viêm, tạo thành mụn mủ.
  • Nguyên nhân gây mụn đinh râu: Mụn đinh râu thường chỉ mọc quanh mép, miệng, là dạng mụn nhọt cực kỳ độc, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân mọc mụn đinh râu thường là nhiễm trùng, viêm lỗ chân lông nặng do nặn mụn không đúng cách, vi khuẩn xâm nhập. Hoặc có thể do cạo râu làm xước da, nhiễm trùng, hoặc do mỹ phẩm, đồ trang điểm không sạch sẽ, kém chất lượng gây nên. Khi da bị tổn thương như vậy, mụn nhọt đinh râu xuất hiện vì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Mụn đinh râu gây nguy hiểm vì vi khuẩn có thể đi vào máu, đi sâu vào gây viêm tắc tĩnh mạch trong não hoặc nhiễm trùng máu, và còn các biến chứng khác như áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng,… Nhiễm trùng máu là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, bắt đầu từ những biểu hiện nhiễm độc toàn thân như sốt, nổi ban, da tái xanh, rối loạn ý thức, rối loạn thần kinh, cùng những biểu hiện về hô hấp, tim mạch, tiết niệu,… khác, nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.2. Về biểu hiện

Biểu hiện

Mụn đinh râu

Mụn bọc có mủ

Vị trí

Thường gặp ở quanh vùng miệng như là mép, môi, cằm, quanh mũi, thậm chí là có thể mọc trong lỗ mũi. Chủ yếu là mụn chỉ mọc đơn lẻ. Mụn có thể mọc ở những vùng da mà tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dễ bít tắc như vùng mặt, cổ, ngực, lưng,… nhưng nói chung là có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

Cách mọc

Ban đầu tại vị trí quanh mép sẽ sưng đau, đỏ, dần dần mưng mủ và đầu mụn có ngòi đen. Mụn phát triển thành mảng, ăn sâu trong da, hoặc cũng có thể mọc riêng rẽ.

Bề ngoài

Mụn gây đau nhức, sưng tấy và đau buốt, khi sờ vào thì có cảm giác nóng. Mụn bọc có kích thước lớn, trong có mủ trắng vàng, mủ này là hỗn hợp bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết tích tụ lại gây viêm trong bọc mụn.

Biểu hiện khác

Có thể có triệu chứng sốt cao trên 40 độ C, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bồn chồn, lo lắng, bất an. Lúc đầu mụn cứng và khó vỡ, về sau mưng mủ càng nhiều thì mềm hơn, dễ vỡ và nhiễm trùng khi dùng tay sờ và nặn.
Phân biệt mụn bọc có mủ và mụn đinh râu
Phân biệt mụn bọc có mủ và mụn đinh râu

3, Điều trị mụn bọc có mủ bằng thuốc

3.1. Tretinoin bôi ngoài da

Tretinoin là một loại dược mỹ phẩm thường được sử dụng để điều trị cho làn da bị tổn thương do mụn trứng cá. Nó giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của làn da, thay thế các tế bào da cũ, tái tạo cấu trúc da. Tuy nhiên, loại thuốc này cần được kê đơn và tư vấn bởi các bác sĩ da liễu vì nó có hoạt tính khá mạnh, dễ gây kích ứng.

3.2. Benzoyl Peroxide bôi ngoài da

Hoạt chất Benzoyl Peroxide có tác dụng chính là diệt khuẩn, được đưa vào các sản phẩm dược mỹ phẩm đặc trị mụn trứng cá. Tuy hiệu quả điều trị rất tốt nhưng hoạt chất này có thể gây kích thích da, gây khô và bong tróc da. Trong trường hợp tình trạng mụn bọc của bạn quá nặng, bác sĩ có thể kết hợp cho dùng cùng các kháng sinh khác để tăng hiệu quả chữa trị (ví dụ như kháng sinh Clindamyxin).

3.3. Isotretinoin dạng viên uống

Thuốc này là một dạng dẫn xuất của vitamin A, bào chế dưới dạng viên nang mềm với nhiều liều lượng khác nhau. Viên Isotretinoin thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị mụn trứng cá, mụn bọc rất nặng. Isotretinoin có tác dụng làm giảm dầu thừa, thu nhỏ tuyến bã nhờn, từ đó làm giảm mụn. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đơn thuốc được kê và các hướng dẫn của bác sĩ vì sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.

3.4. Kháng sinh đường uống

Các kháng sinh đường uống thường được sử dụng cho người bị mụn trứng cá nặng như Minocycline hay Doxycycline có tác dụng chính là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị là đau dạ dày hoặc nấm âm đạo ở phụ nữ. Cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng những loại kháng sinh này.

4, Cách giảm mụn bọc có mủ tại nhà từ thiên nhiên

4.1. Sử dụng nước cốt hành tây

Hành tây được chứng minh là chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm, và các vitamin,… cho nên có thể sử dụng để bảo vệ và chăm sóc da, đặc biệt là có thể làm giảm phần nào tình trạng mụn bọc có mủ trên làn da của bạn.

Hãy thực hiện theo các bước sau để có một làn da khỏe mạnh:

  • Bóc vỏ hành tây, rửa thật sạch và thái nhỏ
  • Cho vào máy xay, xay nhuyễn. Lọc kỹ phần hành tây đã xay nhuyễn này để lấy nước cốt.
  • Thoa trực tiếp dung dịch này lên nốt mụn bọc có mủ, để yên khoảng 15 phút sau đó rửa sạch da với nước.
  • Kiên trì sử dụng cách làm này trong vài ngày có thể thấy được hiệu quả rõ rệt.
NgocanhBlog 49
Sử dụng nước cốt hành tây giảm mụn bọc có mủ

4.2. Dùng công thức từ mật ongtrà xanh

Mật ong chứa rất nhiều thành phần có tính diệt khuẩn, kháng viêm, cùng nhiều loại vitamin giúp duy trì cho làn da sự mịn màng, khỏe mạnh. Mật ong còn có thể hỗ trợ kiểm soát dầu thừa, làm giảm thâm sẹo do mụn để lại.

Công thức kết hợp mật ong cùng trà xanh sau đây có thể đem lại hiệu quả giải độc, làm giảm tình trạng mụn của ban:

  • Chuẩn bị một nắm là trà xanh tươi, rửa sạch, đun sôi lá trà với nước, lọc lấy nước trà
  • Nước trà để nguội, cho thêm 1 đến 2 thìa mật ong rồi khuấy thật đều
  • Mỗi sáng uống một cốc trà xanh pha mật ong như vậy sẽ giúp thanh lọc cho cơ thể cũng như làn da. Hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn, các tuyến dầu nhờn trên da cũng giảm tiết dầu thừa, mụn bọc sẽ không còn là nỗi lo quá lớn với bạn.

4.3. Trị mụn bọc bằng nha đam

Nha đam chứa nhiều vitamin E, chất kháng viêm, nên có hiệu quả điều trị mụn và sẹo do mụn rất tốt. Đối với mụn bọc có mủ, nha đam lành tính và cũng có khả năng giải quyết loại mụn này khá triệt để.

Bạn có thể làm giảm tình trạng mụn bọc bằng công thức làm mặt nạ từ sữa chua và nha đam như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 thìa gel nha đam, 2 thìa sữa chua không đường
  • Dùng sữa rửa mặt làm sạch da, lau khô nước bằng khăn mềm sạch
  • Trộn nguyên liệu thật đều trong bát sạch
  • Bôi trực tiếp hỗn hợp mặt nạ lên vùng da đang cần chữa trị mụn bọc
  • Có thể giúp da hấp thu dưỡng chất tốt hơn bằng cách massage nhẹ nhàng
  • Để yên khoảng 15 phút sau đó dùng nước ấm rửa sạch.
  • Sử dụng công thức này khoảng 2-3 lần một tuần để thấy hiệu quả rõ ràng.
NgocanhBlog 50
Trị mụn bọc bằng nha đam

4.4. Đắp mặt hỗn hợp nghệ và trứng gà

Nghệ có hoạt chất chính là curcumin, chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, phục hồi vết thương trên da cực kỳ nhanh chóng, đồng thời còn hỗ trợ dưỡng da, tái tạo cấu trúc da sau tổn thương. Lòng đỏ trứng gà thì có khả năng ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm và cung cấp collagen giúp phục hồi cấu trúc làn da.

Công thức sau kết hợp nghệ và lòng đỏ trứng có thể giúp giảm tình trạng mụn bọc có mủ:

  • Rửa sạch và cạo vỏ một củ nghệ tươi
  • Xay nhuyễn hoặc giã nhỏ nghệ bằng cối
  • Tách 1 lòng đỏ trứng gà, trộn đều với nghệ giã nhỏ
  • Rửa sạch mặt bằng nước, sữa rửa mặt và lau khô
  • Đắp hỗn hợp trứng gà và nghệ lên mặt
  • Để yên hỗn hợp trên da trong khoảng 15-20 phút
  • Rửa lại bằng nước mát để làm se khít lỗ chân lông

Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc những đặc điểm cơ bản của mụn bọc có mủ, so sánh với loại mụn dễ nhầm lẫn như mụn đinh râu và chia sẻ đến bạn những phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc. Nếu còn gì thắc mắc cần tư vấn thêm có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Tài liệu tham khảo: Everything You Want to Know About Acne, Healthline, truy cập ngày 2/11/2022.

Xem thêm: Top 6 cách trị mụn cám bằng thiên nhiên đơn giản và hiệu quả tại nhà

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here