Để sử dụng các biện pháp chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn và hiệu quả cao, những bệnh nhân cần có hiểu biết cụ thể về cây thuốc mình sử dụng và cách sử dụng bài thuốc đó đúng cách. Đối với cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ, bạn cần nắm vững một số thông tin nhà thuốc Ngọc Anh đề cập dưới bài biết sau.
Cây thầu dầu tía là cây gì?
Cây thầu dầu tía còn thường được người dân gọi là cây đu đủ tía. Trong các tài liệu khoa học nghiên cứu về đặc điểm thì cây thầu dầu tía này có tên latinh là Ricinuscommunis L. Và phân loại nó vào họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả về đặc điểm nhận biết cây thầu dầu tía như sau:
Cây khi trưởng thành cao khoảng 3 đến 4 mét, ở vùng đất màu mỡ cây có thể phát triển tốt và cao hơn.
Thân cây và cành cây đều có hình trụ, bề mặt của chúng đều nhẵn và có màu đỏ tía hoặc màu lục. Cành non khác biệt một chút là có màu phấn trắng.
Lá của cây thầu dầu tía nhận biết bởi những đặc điểm thực vật sau:kiểu mọc so le, cuống dài, lá hình chân vịt và xẻ sâu gần cuống, các gân lá chia lá phân thành 7 thùy, phần đầu lá nhọn, mép lá có hình răng cưa, cả hai mặt lá đều nhẵn. Lá non có màu tía đậm, càng già các lá có màu tía nhạt hơn.
Hoa của cây thầu dầu tía là mọc theo các cụm hoa, tạo thành hình chùy, vị trí hoa mọc là ở kẽ lá và ở ngọn cây. Các cụm hoa này đều sẽ có những lá bắc nhỏ bao phủ xung quanh. Hoa đực có đài với nhiều răng cưa và nhiều nhị, nhiều nhánh. Còn hoa cái sẽ có năm lá đài nhưng thường rụng rất sớm, xung quanh nhiều gai mềm và vòi nhụy của hoa cái có màu đỏ. Hoa thầu dầu nở vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6.
Quả cây thầu dầu tía sẽ đậu trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 mỗi năm. Quả sẽ có màu lục hay màu tím nhạt khi còn nhỏ. Xung quanh quả bao bọc bởi lớp gai mềm. Bên trong khi bổ quả ra sẽ thấy có hạt, những hạt này hình bầu dục và có bề mặt hạt nhẵn, bóng, thỉnh thoảng có hạt sẽ có những đốm nhỏ màu đen hoặc xám.
Tác dụng chữa trĩ của cây thầu dầu tía
Cây thầu dầu chữa trĩ được dùng cả 3 bộ phận của cây là thân, lá và hạt.
Cây thầu dầu tía sau khi được chế biến sẽ là vị thuốc có tính bình, vị cay hơi ngọt. Công dụng theo cổ truyền là bài thuốc có tác dụng hiệu quả trong giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu, khu phong và hoạt huyết, giúp khu trú phong tà và tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể.
Trong các nghiên cứu về Y học hiện đại, thành phần của cây thầu dầu tía được tìm ra bao gồm các chất hóa học sau: ricin (hàm lượng khoảng 1,3%), acid tactric, acid amin, acid corydalic, astragalin, quexitrin và rutonozit. Những hoạt chất này có tác dụng trong điều trị bệnh trĩ bởi khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, teo nhỏ búi trĩ dần dần khi sử dụng thường xuyên và giảm thiểu các triệu chứng thường gặp của trĩ như ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
Đặc biệt khi dùng dầu được lấy từ cây thầu dầu tía, tình trạng táo bón, khó đi ngoài của bệnh nhân trĩ sẽ được giải quyết bởi tác dụng tẩy, xổ của nó.
Một số bài thuốc dùng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Dùng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp vào búi trĩ
Việc đắp trực tiếp lá thầu dầu vào búi trĩ sẽ giúp tác dụng tại chỗ vùng trĩ và nhanh chóng giảm bớt cơn đau và teo trĩ khi dùng thường xuyên.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lá thầu dầu tía tươi khoảng 5 – 6 lá.
- Rửa sạch lá thầu dầu tía trên bằng nước muối loãng và để một lúc cho ráo nước trên lá.
- Sau đó dùng chày cối giã nhuyễn các lá thầu dầu tía đó.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lau khô bằng khăn mềm.
- Đắp phần lá đã giã nhuyễn vào hậu môn.
Với cách này, bạn nên thực hiện trước khi đi ngủ và đắp thuốc qua đêm, sáng dậy rửa sạch lại bằng nước ấm. Khi đó hiệu quả sẽ xuất hiện khi bạn kiên trì thực hiện.
Dùng lá thầu dầu tía xông hơi, ngâm rửa hậu môn
Việc xông hơi và ngâm rửa hậu môn bằng lá thầu dầu tía sẽ giúp các hoạt chất được thấm vào vị trí tổn thương của trĩ, thể hiện tác dụng của mình trong chữa trĩ.
Cách thực hiện xông và ngâm rửa:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá thầu dầu tía tươi, ngâm nước muối loãng 1 lúc và rửa thật sạch kẽ lá.
- Cho các lá thầu dầu đã rửa sạch vào nồi và đổ thêm nước đun sôi kỹ để chiết được các thành phần trong lá ra.
- Đổ phần nước ra chậu và xông hậu môn khi có hơi bốc lên.
- Chờ nước nguội dần và rửa lại hậu môn. Sau đó lau khô bằng khăn mềm.
Chữa bệnh trĩ bằng hạt thầu dầu tía
Hạt thầu dầu tía chữa bệnh trĩ cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên độc tính của hạt thường cao hơn các bộ phận khác của cây, vậy nên khi sử dụng hạt thầu dầu tía để chữa trĩ bạn cần làm đúng theo chỉ dẫn, đảm bảo an toàn điều trị.
- Chuẩn bị khoảng 5 hạt thầu dầu tía.
- Dùng hạt thầu dầu tía đó và các dụng cụ tán thành dạng bột mịn. Dùng bột đó đắp lên vết thương trĩ, để vậy 10-20 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
Chú ý rắc bột thành 1 lớp rất mỏng đủ bao quanh phần vết thương trĩ.
Kết hợp cây dừa cạn và thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ
Kết hợp lá dừa cạn và lá thầu dầu tía sẽ hiệp đồng tác dụng trong giảm nhẹ các triệu chứng trĩ gây ra.
Cách thực hiện cách chữa trĩ kết hợp lá dừa cạn và lá thầu dầu tía:
- Chuẩn bị lá dừa cạn và lá thầu dầu tía khoảng 1 nắm mỗi loại.
- Ngâm lá tươi khoảng 5 phút trong dung dịch muối tinh pha loãng sẵn.
- Rửa sạch bụi bẩn bám trên lá thầu dầu tía và lá dừa cạn, vẩy nhẹ để ráo nước trên lá.
- Dùng chày cối đã lau sạch, giã nát hai loại lá trên. Giã thật nát cho đến khi có nhiều nước chảy ra.
- Đổ hết hỗn hợp được giã nát vào một miếng vải sạch để vắt kiệt lấy nước cốt của lá.
- Dùng phần nước cốt đậm đặc đó bôi trực tiếp vào vùng trĩ đã được rửa sạch và lau khô trước đó.
- Khi khô sẽ bôi tiếp lại 1 hoặc 2 lần.
Lá vông nem và cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Lá vông nem và lá thầu dầu tía khi được kết hợp với nhau sẽ giúp tăng cường hiệu quả chữa trĩ. Bệnh nhân sẽ giảm cảm giác ngứa ngáy và đau rát, với cách dùng kết hợp này còn có hiệu quả teo đi búi trĩ rất nhanh.
Cách thực hiện phương pháp kết hợp giữa lá thầu dầu tía và lá vông nem này như sau:
- Chuẩn bị hai loại lá trên, còn tươi. Rửa sạch bằng nước muối loãng sau khi ngâm 5 phút. Vẩy cho ráo nước bám trên lá.
- Dùng cối giã nát cả lá thầu dầu tía và lá vông nem, khi giã sẽ bổ sung thêm 1 ít muối nữa.
- Đổ lá đã giã nát ra miếng vải, quấn lại và đem hơ trên lửa 1 lúc cho ấm.
- Sau đó, khi nhiệt độ đủ ấm sẽ đặt cả bọc vừa hơ vào hậu môn, để nguyên 1 lúc rồi bỏ ra.
Xem thêm: [Đánh giá] Top 6 thuốc điều trị trĩ tốt nhất hiện nay
Một số câu hỏi thường gặp
Cây thầu dầu tía mọc ở đâu?
Nguồn gốc của cây thầu dầu tía này là ở Châu Phi và thỉnh thoảng có tại những vùng cận nhiệt đới Himalaya hay nước Ấn Độ. Trên thế giới, cây thầu dầu tía được trồng phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ,…..
Ở Việt Nam, cây thầu dầu tía cũng xuất hiện khá lâu trước đây, tập trung ở các lưu vực các sông lớn như sông Hồng, sông Đuống và cả sông Lô. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng loại cây này đang dần bị thu hẹp. Hiện nay, vùng trọng điểm đang trồng cây thầu dầu tía ở Việt Nam bao gồm một số tỉnh như Hà Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,…
Về sự phát triển, cây thầu dầu thường phát triển rất tốt ở những vùng đất rộng rãi, thoáng đãng và nhận được đủ ánh sáng. Cây thầu dầu tía có thể thích nghi ở nhiều loại điều kiện khí hậu khác nhau như nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm hoặc hơi khô. Đặc biệt, một số cây được trồng ở khu vực Trung Á và Trung Quốc có thể chịu được ở điều kiện khá khắc nghiệt là nhiệt độ rất thấp, chịu được ngập úng trong vài ngày.
Cây thầu dầu tía có uống được không?
Trên cây thầu dầu tía, bộ phận lá và hạt đều có độc. Độc tính gây ra bởi hoạt chất ricin và phụ thuộc vào lượng thuốc mình sử dụng. Thường thì hạt sẽ có độc tính cao hơn, dùng quá số lượng cho phép có thể gây ra hậu quả xấu.
Do vậy, các bài thuốc từ cây thầu dầu tía được sử dụng trong đông y đều là dạng thuốc dùng ngoài da. Bởi đường dùng này đưa thuốc đến trực tiếp vị trí tổn thương và có tác dụng ngay tại đó, tránh được việc hấp thu thuốc vào cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Hiện nay, có rất nhiều loại cây thuộc họ thầu dầu có đặc điểm khá tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn. Cần chú ý là chỉ có cây thầu dầu tía (lá màu tím tía) được nghiên cứu kĩ về công dụng làm thuốc chữa bệnh.
Do độc tính có thể có đã nêu trên, khi sử dụng cây thầu dầu tía để chữa bệnh cần nghe tư vấn và hướng dẫn của người có chuyên môn để sử dụng cây thầu dầu tía được an toàn và hiệu quả.
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn là bước bắt buộc bạn cần thực hiện trước và sau thao tác dùng thuốc.
Với mỗi cách trên, sau khi thực hiện, hiệu quả giảm bớt triệu chứng sẽ xuất hiện tức thì. Tuy nhiên để chữa hoàn toàn khỏi bệnh, bạn cần có sự kiên trì, chăm chỉ thực hiện thuốc theo hướng dẫn.
Xem thêm: Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu, biểu hiện, cách chữa bệnh trĩ
Nguồn tài liệu tham khảo:
Hemorrhoids: Causes, treatments, and prevention, Medicalnewstoday, truy cập ngày 3/6/2023.