Bài viết MẠN KINH HOÀN – Phù trợ chân dương, tiêu trừ hàn tà, kiện tỳ chỉ tả.
Tham khảo sách Những bài thuốc Cổ phương đặc hiệu, Phần 4 – Nhà xuất bản Y học – Tải file PDF Tại đây.
Tác giả: TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng.
LAI LỊCH BÀI THUỐC
Bài Thiên ma hoàn gia giảm, Ấu khoa tập 2 sách “Chứng trị chuẩn thằng” của Vương Khẳng Đường nhà Minh.
THÀNH PHẦN CỦA BÀI THUỐC
Nhân sâm
Bạch truật (sao cám) Quất bì Cam thảo (chích) Phục linh Sơn thù du (chưng rượu) Bào khương Nhục đậu khấu (nướng) Thiên nam tinh (chế) Thiên ma Nhục quế |
3 đồng cân
3 đồng cân 3 đồng cân 1 đồng cân 3 đồng cân 2 đồng cân 3 đồng cân 2 đồng cân 3 đồng cân 2 đồng cân 1 đồng cân 2 đồng cân 2 đồng cân 1 đồng cân |
14 vị thuốc nói trên có trọng lượng chung là 3 lạng 1 đồng cân.
=> Tham khảo thêm: TIỂU NHI KHƯƠNG HOẠT HOÀN – Thanh nhiệt tán phong, giải cơ thấu biểu.
CÁCH CHẾ
Dạng viên mật
Tán bột và trộn đều: Những vị thuốc nói trên trừ Sơn thù du ra, còn lại cùng tán thành bột nhỏ, lấy một phần bột nhỏ cùng giã nát với Sơn thù du, sau khi sấy khô, tán thành bột nhỏ rồi lại tiếp tục cùng tán với số thuốc bột nói trên, trộn đều qua rây.
Làm viên: Lấy mật canh (cứ 1 lạng 6 đồng cân thuốc bột, dùng chừng 2 lạng mật canh) trộn đều với thuốc bột nói trên, thành nắm thuốc mềm dẻo, chia từng cục, vê thỏi, làm viên.
Quy cách: Mỗi viên thuốc nặng 1 đồng cân (trong đó có chừng 4 phân 5 ly thuốc bột).
Đóng gói: Dùng giấy bóng gói kín, đóng vào quả sáp dán kín, đựng vào hộp kín.
Bảo quản cất giữ: Để trong nhà nơi khô ráo râm mát.
CÔNG NĂNG
Phù trợ chân dương, tiêu trừ hàn tà, kiện tỳ chỉ tả (cầm ỉa chảy).
CHỦ TRỊ
Nôn mửa, ỉa chảy lâu ngày, mạn tỳ kinh phong1 (lên sài giật do tỳ hư) sắc mặt vàng, hôn mê li bì, tinh thần đoản nhược, thiên điếu tỵ phiên2 (kinh sài co giật cánh mũi phập phổng), chân tay lạnh toát cứng đờ.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày uống 2 lần, uống với nước sôi để ấm. Trẻ em 1 tuổi, sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
CẤM KỴ
Kiêng ăn các thứ sống lạnh. Nếu là cấp kinh phong (kinh sài co giật cấp tính) không được dùng.
GHI CHÚ
[1] Mạn tỳ kinh phong còn gọi là Mạn tỳ phong. Chứng này do mạn kinh kéo dài, nôn mửa, ỉa chảy kéo dài làm cho tỳ bị tổn thương, hoặc do nôn mửa, ỉa chảy (thổ, tả) lâu ngày, cơ thể hư nhược, phát nhiệt gây nên. Phần nhiều cho thấy mặt xanh nhợt, trán đổ mồ hôi (lưỡi rụt ngắn, đầu cúi xuống nhắm nghiền mắt, trong lúc ngủ, lắc đầu lè lưỡi, nôn ọe mùi tanh hôi, cấm khẩu nghiến răng. Chân tay giật nhưng không co vào, hoặc người lạnh, mạch trầm vi. Vàn manh hổ khẩu phải có tia tím, tia xanh hoặc tia đen, lờ mờ lẫn lộn,… (xem Trung Quốc y học đại từ điển, quyển 4 trang 3762) ND. [2] Thiên điếu: Là một trong những chứng kinh phong, mắt trợn ngược. Chứng này do nhiệt tà ủng trệ ở vùng ngực, hoặc đờm rãi tích tụ lại, không tuyên thông được, hoặc người mẹ đang nuôi con bú ăn thịt… trong sữa khiến cháu nhỏ bú sữa vào đình trệ không tiêu, rồi tà nhiệt độc khí cùng sối về tâm. Khi lên cơn ngửa đầu, trợn mắt, kinh giật sốt cao, hai mắt trợn trừng, nước mắt trào ra nhưng không chảy được, tay chân có giật, khi cười khi khóc, giống như ma làm, thậm chí móng tay móng chân xanh tím (tím ngắt). (Xem trung Quốc y học đại từ điển quyển 1 trang 4780) ND.=> Tham khảo: KINH KỲ PHÚC THỐNG HOÀN – Dưỡng huyết điều kinh, tán hàn, chỉ thống.