Kỹ thuật làm đầy các vùng của tầng giữa khuôn mặt

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Quyển: Kỹ thuật tiêm filler an toàn của tác giả: Won Lee.

Để tải file pdf đầy đủ chương 7 Kỹ thuật làm đầy các vùng của tầng giữa khuôn mặt vui lòng click Tại đây.

Kỹ thuật làm đầy vùng giữa mặt thường được thực hiện ở nhiều vị trí trên mặt cùng một lúc. Ví dụ như làm đầy đồng thời vùng rãnh lệ (tear trough), vùng má trước và vùng má bên. Cần cân nhắc tổng lượng chất làm đầy được sử dụng. Các bác sĩ nên ước lượng trước tổng lượng chất làm đầy HA dùng để tiêm (Hình 7.1). Khi tiêm một lượng lớn chất làm đầy, hiện tượng quá mẫn muộn sẽ có thể xảy ra.

HÌnh. 7.1 Kết quả làm đầy vùng mặt giữa sau 2 tuần. Tiêm tổng cộng 3.9 mL chất làm đầy hyaluronic acid (tear trough: rãnh lệ, anterior malar: Má trước, Lateral cheek: má ngoài, nasolabial fold: rãnh mũi má, chin: Cằm)
HÌnh. 7.1 Kết quả làm đầy vùng mặt giữa sau 2 tuần. Tiêm tổng cộng 3.9 mL chất làm đầy hyaluronic acid (tear trough: rãnh lệ, anterior malar: Má trước, Lateral cheek: má ngoài, nasolabial fold: rãnh mũi má, chin: Cằm)

Làm đầy vùng rãnh lệ

Giải phẫu

Rãnh mũi – gò má (nasojugal groove) là một cấu trúc phức tạp tạo nên bởi dây chằng rãnh lệ (tear trough ligament), mô mỡ vùng vách ổ mắt, và ranh giới giữa phần vách trước ổ mắt và phần vòng cung của cơ vòng mi [1]. Dây chằng giữ ổ mắt (orbicularis retaining ligament) có thể được chia đôi bởi đường thẳng đi qua chính giữa đồng tử thành hai nửa: bên trong và bên ngoài, trong đó nửa bên trong của dây chằng có cấu trúc cứng và căng hơn nửa bên ngoài. Nửa trong này còn được gọi là dây chằng rãnh lệ, tuy nhiên thuật ngữ giải phẫu chính xác của nó vẫn chưa được xác định. Sở dĩ nửa trong của dây chằng giữ ổ mắt có tính căng là bởi tại đây còn có cả sự hợp nhất của dây chằng gò má – da [2].

=> Tham khảo: Kỹ thuật ABC dự phòng biến chứng do tiêm chất làm đầy.

Bên cạnh đó, các đường rãnh có thể lộ rõ vì không có quá nhiều mô mỡ tại vùng thành trước ổ mắt (preseptal) và phần trước mi mắt (pretarsal), thay vào đó lớp mỡ dưới da chủ yếu nằm ở khu vực mỡ ổ mắt. Đôi khi sự xuất hiện của các bọng (festoon) trên khuôn mặt chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng lão hoá [3]. Khi vùng mỡ ổ mắt bị dồn ra trước, phẫu thuật cắt bỏ mô mỡ thừa qua kết mạc mắt hoặc qua da sẽ được chỉ định. Nhưng nếu sự lão hoá chỉ dừng lại ở việc xuất hiện rãnh mũi – gò má (khác rãnh mũi má) thì chỉ cần tiêm chất làm đầy là đã đủ cho ra kết quả tốt.

Tuy nhiên khi các sợi cơ mở rộng tới tận bờ ổ mắt hoặc dây chằng rãnh lệ bám quá chặt thì tiêm chất làm đầy sẽ khó đạt được kết quả mĩ mãn. Khi đó phẫu thuật thẩm mỹ là giải pháp duy nhất [4]. Nhưng thường thì các sợi cơ sẽ không bám vào bờ ổ mắt, do đó kỹ thuật làm đầy vẫn có thể được thực hiện bằng hình thức tiêm chất làm đầy HA.

Từ đó ta có thể thấy rằng rãnh lệ không chỉ đơn thuần là dây chằng mà còn là một dị dạng phức tạp của cơ thể, nên phải chú ý xem xét các yếu tố vừa nêu trên. Sẽ khá an toàn khi tiến hành tiêm sâu tại lớp mỡ dưới vòng mi (Sub Orbicularis Oculi Fat – SOOF) (hình 7.2), nhưng lớp mỡ này lại không có ở khu vực dây chằng rãnh lệ (hình 7.2) nên nếu cân nhắc giữa các lớp mô trên giải phẫu thì tiêm sâu (giữa xương và cơ vòng mi) và tiêm nông (giữa cơ vòng mi và da) có thể được tiến hành đồng thời. Nếu lựa chọn phương pháp tiêm nông thì hiệu ứng Tyndall hay hiện tượng vón cục có thể xảy ra, nên chú ý chỉ tiêm một lượng nhỏ chất làm đầy HA.

Hình. 7.2 Dây chằng rãnh lệ và các cấu trúc xung quanh.
Hình. 7.2 Dây chằng rãnh lệ và các cấu trúc xung quanh

Nếu lựa chọn phương pháp tiêm sâu, mạch máu quan trọng nhất cần chú ý là tĩnh mạch góc. Nó chạy giữa phần vách của cơ vòng mi và cơ nâng môi trên, nên nó chạy ở nửa trong của rãnh lệ. Các bác sĩ cần lưu ý đường đi của tĩnh mạch này.

=> Tham khảo: Đặc tính của chất làm đầy Axit Hyaluronic và Hyaluronidase.

Động mạch góc chạy ở phía trong tĩnh mạch góc ở khu vực rãnh lệ, nên vị trí nơi động mạch góc tách ra từ đoạn chuyển tiếp của động mạch mặt sẽ là vị trí khá an toàn để tiêm. Động mạch mặt chạy hướng về phía động mạch ổ mắt dưới và nối tiếp với động mạch góc, do đó có thể thấy vị trí của động mạch góc rất giống với tĩnh mạch góc, và vì vậy cần cực kỳ thận trọng khi tiêm (Hình 7.3 và 7.4) [5].

Hình. 7.3 Đường đi của động mạch và tĩnh mạch góc. Động mạch góc chạy phía trong tĩnh mạch góc (Rt), đường đi của động mạch góc (tách ra từ nhánh quặt của động mạch mặt tương tự đường đi của tĩnh mạch góc (Lt)
Hình. 7.3 Đường đi của động mạch và tĩnh mạch góc. Động mạch góc chạy phía trong tĩnh mạch góc (Rt), đường đi của động mạch góc (tách ra từ nhánh quặt của động mạch mặt tương tự đường đi của tĩnh mạch góc (Lt)
Hình 7.4 Siêu âm Doppler tìm động mạch góc ở rãnh lệ
Hình 7.4 Siêu âm Doppler tìm động mạch góc ở rãnh lệ

Lựa chọn chất làm đầy

Sức nâng (làm đầy mô) của filler tại vị trí này không quá quan trọng, quan trọng là tính kết dính filler phải cao (Bảng 7.1). Chất làm đầy được tiêm ở vùng rãnh lệ có thể tồn tại lâu hơn so với khi được tiêm ở các vị trí khác (theo kinh nghiệm của chúng tôi, thời gian này là khoảng hơn một năm [6]), có thể là bởi khu vực này có ít chuyển động của các cơ hơn, hoặc hyaluronidase sẵn có ở đây khá ít so với các khu vực khác. Tuy nhiên nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định.

Bảng 7.1 Kết quả test lưu biến của chất làm đầy Lorient
Sản phẩm G′ (Pa) G″ (Pa) Độ nhớt phức hợp (μ) Tan delta Độ kết dính (N)
Lorient No. 2 203 41 1,673,007 0.20 0.4401
Lorient No. 4 338 95 2,795,776 0.28 0.4237
Lorient No. 6 413 121 3,423,232 0.29 0.4454
Tác giả sử dụng Lorient No.2 để xoá rãnh lệ.

Phương pháp vô cảm

Thường sử dụng phương pháp tê tại chỗ (Hình 7.5). Thường không chọn phương pháp phong bế thần kinh khu vực dưới ổ mắt vì có thể gây sưng tạm thời và làm ảnh hưởng tới quá trình tiêm chất làm đầy.

=> Xem thêm: Tiêm chất làm đầy vùng trán: Lưu ý chung và các bước thực hiện.

Kim nhọn và Cannula

Theo như các mô tả về giải phẫu đã nêu trên, có thể có nguy cơ phạm phải động mạch và tĩnh mạch góc, nên sử dụng cannula sẽ an toàn hơn cả. Cần luôn chú ý tới hiệu ứng Tyndall khi tiến hành tiêm nông.

Hình. 7.5 Thoa kem gây tê tại chỗ.
Hình. 7.5 Thoa kem gây tê tại chỗ.

Kỹ thuật tiêm (Các hình 7.6 đến 7.10)

Hình. 7.6 Tiêm thuốc tê tại điểm vào.
Hình. 7.6 Tiêm thuốc tê tại điểm vào
Hình. 7.7 Đâm kim cannula 21G
Hình. 7.7 Đâm kim cannula 21G
Hình. 7.8 Chuyển hướng mũi kim về tư thế thẳng đứng, chỉnh đầu cannula vào đúng lớp mong muốn và tiêm thật chính xác
Hình. 7.8 Chuyển hướng mũi kim về tư thế thẳng đứng, chỉnh đầu cannula vào đúng lớp mong muốn và tiêm thật chính xác
Hình 7.9 So sánh giữa bên phải (đã tiêm làm đầy) và bên trái (không tiêm)
Hình 7.9 So sánh giữa bên phải (đã tiêm làm đầy) và bên trái (không tiêm)
Hình 7.10 Xoá rãnh lệ với 0.3 mL Lorient No. 2 (a) Trước tiêm và (b) Sau tiêm
Hình 7.10 Xóa rãnh lệ với 0.3 mL Lorient No. 2 (a) Trước tiêm và (b) Sau tiêm

Làm đầy vùng má trước

Giải phẫu và các lưu ý chung

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa các quan điểm về tính thẩm mỹ của giải phẫu khuôn mặt ở người phương Đông và phương Tây có liên quan đến vùng má và vùng góc hàm. Phụ nữ phương Đông muốn sở hữu một đường cong gò má mềm mại bởi nó mang lại vẻ nữ tính. Vùng má trước càng gồ cao thì đường cong gò má càng “sắc”. Vì vậy mà dẫn tới sự khác biệt trong góc nhìn về cái đẹp giữa hai nền văn hoá, và những khái niệm phương Tây như là các đường Hinderer cũng không thể lý giải được nhu cầu của những bệnh nhân người phương Đông.

Đối với các bệnh nhân phương Tây, gò má cao được cho là đặc điểm giúp tạo nên ngoài trẻ trung, nhưng bệnh nhân phương Đông lại thích có phần má trước cao hơn. Do đó vùng má gần viền ổ mắt dưới là vị trí cần được làm đầy. Khu vực này nằm ngay dưới dây chằng giữ ổ mắt, nên khi tiến hành làm đầy vùng má trước, bác sĩ cần để ý tới vị trí dây chằng này và dây chằng gò má – da.

=> Đọc thêm thông tin: Làm đầy nếp nhăn gian mày: Giải phẫu, chuẩn bị và tiến hành tiêm.

Kỹ thuật tiêm

Có nhiều lớp cấu trúc có thể được chọn làm điểm đặt mũi kim. Khi tiến hành tiêm sâu dưới lớp cơ vòng mi, đích đến nên là khoảng trống trước gò má (prezygomatic space), miếng đệm mỡ má sâu bao gồm cả lớp mỡ dưới vòng mi. Nhưng ở đây có vài cấu trúc nguy hiểm. Hãy luôn ghi nhớ tới động mạch và thần kinh dưới ổ mắt. Đoạn cầu nối của động mạch mặt cũng cần được lưu ý. Tĩnh mạch góc và tĩnh mạch mi dưới thông với tĩnh mạch mặt ở khu vực này (Hình 7.11) [9]. Vì vậy mà tác giả luôn sử dụng cannula để giảm bớt nguy cơ gây biến chứng mạch máu.

Hình. 7.11 Giải phẫu mạch máu vùng má trước
Hình. 7.11 Giải phẫu mạch máu vùng má trước

Do có rất nhiều mạch máu ở khu vực má trước nên phải chú ý tiêm bằng cannula sao cho nhẹ nhàng. Vì điểm đích của mũi cannula là ở miếng đệm mỡ má sâu và khoảng trống trước gò má nên tốt hơn hết là không tiêm chạm vào xương [10]. Điểm đầu vào cũng giống với trường hợp làm đầy rãnh lệ (Hình 7.6 và 7.7) và tiêm ở tư thế (Hình 7.12).

Hình. 7.12 Tiêm làm đầy vùng má trước
Hình. 7.12 Tiêm làm đầy vùng má trước

Lựa chọn chất làm đầy

Nên chọn chất làm đầy có sức nâng tốt một chút vì cần phải nâng từ phía dưới lớp cơ (Bảng 7.2).

Bảng 7.2 Các kết quả test lưu biến của các chất làm đầy
Sản phẩm G′ (Pa) G″ (Pa) Độ nhớt phức hợp (μ) Tan delta Độ kết dính (N)
Lorient No. 2 203 41 1,673,007 0.20 0.4401
Lorient No. 4 338 95 2,795,776 0.28 0.4237
Lorient No. 6 413 121 3,423,232 0.29 0.4454
Tác giả sử dụng Lorient No. 4 hoặc No. 6 để làm đầy vùng má trước.

Làm đầy vùng má ngoài

Có rất nhiều dải xơ nằm giữa da và lớp cân cơ nông (SMAS) ở khu vực má ngoài. Chính bởi các dải xơ này mà khi tiêm có thể bị cản trở dẫn tới tiêm không đúng vị trí, vì vậy tư thế của bệnh nhân khi tiêm được khuyến cáo là tư thế ngồi thẳng. Khi tiến hành tiêm bằng cannula, tạo ra những khoảng trống nhỏ bằng cách cảm nhận mỗi khi mũi cannula cắt qua các dải xơ (Hình 7.13).

Hình. 7.13 Làm đầy vùng lõm ở má ngoài
Hình. 7.13 Làm đầy vùng lõm ở má ngoài

Để làm đầy vùng má ngoài, chỉ cần làm đầy khoang mỡ nông – cấu trúc nằm bên ngoài vùng mỡ má thái dương là đủ. Không cần thiết phải tiêm sâu mới tạo được đường cong thẩm mỹ, chưa kể kỹ thuật tiêm sâu còn có nguy cơ gây tổn thương ống tuyến mang tai hoặc dây thần kinh mặt.

Động mạch mặt ngang là nhánh của động mạch thái dương nông hoặc đôi khi là nhánh nhỏ của động mạch cảnh ngoài, chạy giữa / dưới gò má và ống tuyến nước bọt mang tai, do đó khi tiêm làm đầy vùng má ngoài có thể phạm phải động mạch này. Nhưng vì khoảng trống giữa gò má và tuyến nước bọt khá lớn nên ít có nguy cơ tổn thương mạch do trường tiêm rộng. Tuy nhiên, một vài trường hợp ngoại lệ khác cũng có thể xảy ra như phạm phải nhánh động mạch sống mũi, nên lúc nào cũng cần chú ý tiêm thật cẩn thận [11].

Tác giả sử dụng Lorient No. 2 hoặc No. 4 để làm đầy vùng lõm má ngoài.

=> Đọc thêm: Các kỹ thuật làm đầy tầng dưới của khuôn mặt.

Hình ảnh của rãnh lệ, má trước và má bên trước và sau khi làm đầy (Hình. 7.14)

Hình. 7.14 Một bệnh nhân 35 tuổi tiên làm đầy vùng mặt giữa- (a)Góc nhìn thẳng trước tiêm, (b) Góc thẳng 2 tuần sau tiêm, (c) Góc ¾ mặt trước tiêm (d) Góc ¾ mặt sau tiêm 2 tuần (e) Góc nghiêng trước tiêm, và (f) Góc nghiêng sau tiêm 2 tuần
Hình. 7.14 Một bệnh nhân 35 tuổi tiên làm đầy vùng mặt giữa- (a)Góc nhìn thẳng trước tiêm, (b) Góc thẳng 2 tuần sau tiêm, (c) Góc ¾ mặt trước tiêm (d) Góc ¾ mặt sau tiêm 2 tuần (e) Góc nghiêng trước tiêm, và (f) Góc nghiêng sau tiêm 2 tuần
Hình. 7.14 (tiếp)
Hình. 7.14 (tiếp)

Tài liệu tham khảo

  1. Lee JH, Hong G. Definitions of groove and hollowness of the infraorbital region and clinical treatment using soft-tissue filler. Arch Plast Surg. 2018;45:214–21.
  2. Wong CH, Mendelson B. Facial soft-tissue spaces and retaining ligaments of the midcheek: defining the premaxillary space. Plast Reconstr Surg. 2013 Jul;132(1):49–56. https://doi.org/10.1097/PRS.0b013e3182910a57.
  3. Kpodzo DS, Nahai F, McCord CD. Malar mounds and festoons: review of current management. Aesthet Surg J. 2014 Feb;34(2):235–48. https://doi.org/10.1177/1090820X13517897.
  4. LeeW, Cho JK, Koh IS, Kim HM,Yang EJ. Infraorbital groove correction by microfat injection after lower blepharoplasty. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2020 Apr;73(4):777–82. https://doi.org/10.1016/j.bjps.2019.11.016.
  5. Kim YS, Choi DY, Gil YC, Hu KS, Tansatit T, Kim HJ. The anatomical origin and course of the angular artery regarding its clinical implications. Dermatol Surg. 2014 Oct;40(10):1070–6. https://doi.org/10.1097/01.DSS.0000452661.61916.b5.
  6. Landau M. Hyaluronidase caveats in treating filler complications. Dermatol Surg. 2015 53 Dec;41(Suppl 1):S347–53. https://doi.org/10.1097/DSS.0000000000000555.
  7. DeLorenzi C. Complications of injectable fillers, part I. Aesthet Surg J. 2013 May;33(4):561–75. https://doi.org/10.1177/1090820X13484492.
  8. Shamban A, Clague MD, von Grote E, Nogueira A. A novel and more aesthetic injection pattern for malar cheek volume restoration. Aesthet Plast Surg. 2018 Feb;42(1):197–200. https://doi.org/10.1007/s00266-017-0981-1.
  9. Lee SH, Lee HJ, Kim YS, Tansatit T, Kim HJ. Novel anatomic description of the course of the inferior palpebral vein for minimally invasive aesthetic treatments. Dermatol Surg. 2016 May;42(5):618–23. https://doi.org/10.1097/DSS.0000000000000700.
  10. Mendelson BC, Jacobson SR. Surgical anatomy of the midcheek: facial layers, spaces, and the midcheek segments. Clin Plast Surg. 2008 Jul;35(3):395– 404; discussion 393. https://doi.org/10.1016/j.cps.2008.02.003.
  11. Toure G, Nguyen TM, Vlavonou S, Ndiaye MM. Transverse facial artery: its role in blindness after cosmetic filler and botulinum toxin injections. J Plast Reconstr Aesthet Surg. 2020 Dec 24:S1748-6815(20)30717-8. https://doi.org/10.1016/j.bjps.2020.12.042.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here