Kinh nguyệt ra ít là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Kinh nguyệt ra ít là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

nhathuocngocanh.com – Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng trong giai đoạn dậy thì và trưởng thành của người phụ nữ. Lượng kinh nguyệt và thời gian chu kỳ cho biết một số thông tin về tình trạng sức khoẻ và nội tiết tố của phái đẹp. Kinh nguyệt ra ít hiện nay là một vấn đề lo ngại của nhiều chị em bởi nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

Kinh nguyệt ra ít là gì?

Tử cung là một bộ phận của hệ sinh dục nữ, tham gia vào hình thành và điều hoà kinh nguyệt ở nữ giới. Tử cung có hình dạng quả lê, cấu tạo bởi ba lớp:

Kinh nguyệt ít khi số ngày kinh dưới 2 ngày với tổng lượng máu mất đi chỉ khoảng 20 - 30ml/ chu kỳ
Kinh nguyệt ít khi số ngày kinh dưới 2 ngày với tổng lượng máu mất đi chỉ khoảng 20 – 30ml/ chu kỳ
  • Lớp thanh mạc ở ngoài cùng.
  • Lớp cơ trơn, lớp giữa và lớp trong ở giữa.
  • Lớp nội mạc nhiều mạch máu ở trong.

Trong đó, lớp nội mạc gồm hai thành phần là lớp nền và lớp chức năng, đóng vai trò chủ yếu trong hình thành kinh nguyệt. Lớp chức năng nằm trong khoang tử cung, đến tuổi dậy thì, hàng tháng lớp này sẽ bong ra khi có kinh nguyệt. Lớp nền nằm ngay dưới lớp chức năng, phát triển thành lớp chức năng và thay thế lớp chức năng đã bị bong ra.

Kinh nguyệt là tập hợp các sự biến đổi sinh lý, lặp đi lặp lại dưới sự tác động của hormon sinh dục. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp xuất hiện kinh nguyệt được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Bình thường, chu kỳ lý tưởng của phái đẹp là từ 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày với lượng máu mất đi khoảng 60 – 80ml/ chu kỳ. Kinh nguyệt được gọi ra là ít khi số ngày kinh dưới 2 ngày với tổng lượng máu mất đi chỉ khoảng 20 – 30ml/ chu kỳ. Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có thể dễ nhận biết. Phát hiện kịp bệnh cũng giúp ích nhiều trong điều trị do đó chị em không nên chủ quan về tình trạng này.

Triệu chứng của bệnh kinh nguyệt ra ít

Như tên gọi của bệnh, triệu chứng đầu tiên và điển hình của bệnh phải kể đến lượng huyết kinh hàng tháng bị ít. Chị em có thể nhận biết tình trạng này bằng cách để ý số lượng băng vệ sinh, số ngày kinh và so sánh. Ngoài ra, kinh nguyệt ra ít còn kèm theo một số triệu chứng như sau:

  • Chu kỳ kinh bất thường, có thể kéo dài trên 30 ngày.
  • Huyết kinh có màu sắc bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Đau bụng dưới.
  • Nám sạm da.

Các triệu chứng thường không rõ rệt và bị bỏ qua khiến bệnh trở nên trầm trọng. Chị em đừng nên chủ quan về tình trạng này tránh gặp phải hậu quả đáng tiếc.

Kinh nguyệt ra ít do nguyên nhân gì?

Để khắc phục kinh nguyệt ra ít, trước hết phải hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh. Biết được nguyên nhân sẽ giúp xác định được đích điều trị, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Một số nguyên nhân gây ít huyết kinh là:

  • Mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con): Trong thời gian mang thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, có một số trường hợp chị em vẫn tiếp tục ra kinh với số lượng ít. Đây có thể là cảnh báo của tình trạng mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này xuất hiện khi trứng thụ tinh và làm tổ ngoài tử cung, nguyên nhân có thể do viêm nhiễm hoặc các biện pháp can thiệp tránh thai. Chửa ngoài dạ con rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng sản phụ.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Stress được xem là yếu tố căn nguyên của nhiều bệnh gây hại cho sức khỏe. Stress hay trầm cảm khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, mất khả năng kiểm soát và điều hòa hormon. Các hormon tham gia vào điều hoà kinh nguyệt bị tác động bởi stress là FSH, LH, Estrogen và Progesteron. Mất cân bằng các hormon này gây ra tình trạng ít kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Buồng trứng đa nang: Là một bệnh liên quan đến rối loạn hormone cơ thể. Buồng trứng đa nang làm cơ thể tăng tiết hormone sinh dục nam là Androgen, gây gián đoạn thời gian trứng rụng từ đó gây ra kinh nguyệt không đều, ra ít và có thể mất kinh.
  • Cân nặng thay đổi thất thường: Có nhiều chị em lo ngại về vóc dáng cơ thể, chạy theo xu hướng giảm cân cấp tốc khiến cân nặng thay đổi quá nhanh. Điều này cũng gây mất cân bằng hormone, có thể gây ra ít kinh.
  • Hẹp cổ tử cung: Đường dẫn nhỏ hẹp hoặc bị tắc khiến lượng máu khó thoát ra ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra kinh nguyệt bị ít hoặc mất ở phụ nữ.
  • Tử cung có sẹo: Xuất hiện do chị em đã từng nạo phá thai làm để lại sẹo. Việc này không chỉ khiến lượng kinh bị giảm sút mà còn làm mỏng thành tử cung, khiến khả năng mang thai trở nên khó khăn.
  • Dùng các biện pháp tránh thai: Thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai… thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp tới kinh nguyệt của phái đẹp. Bởi lẽ bản chất của một vài thuốc tránh thai là tác động lên hormon làm ngăn rụng trứng, theo đó làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Trong khi đó, đặt vòng tránh thai dễ gây tổn thương tại vị trí đặt, từ đó cũng gây ít kinh nguyệt ở chị em.
  • Bệnh cường giáp: Là loại bệnh do sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, sản sinh ra quá nhiều hormon tuyến giáp. Các hormon này chi phối tới nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể. Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng điển hình của bệnh này.
  • Mãn kinh: Là hiện tượng mất kinh ở phụ nữ ở lứa tuổi trung niên. Vào giai đoạn này, phụ nữ không còn khả năng sinh sản cũng như không còn kinh nguyệt hàng tháng. Tiền mãn kinh giai đoạn là cảnh báo mãn kinh với biểu hiện kinh nguyệt ra ít, không đều.
  • Mất máu trong và sau sinh con: Lượng máu mất nhiều khiến các mô, cơ quan của cơ thể không được cung cấp đủ oxy, có thể gây ra hội chứng làm giảm hormone cơ thể. Do đó, kinh nguyệt không được điều hoà ổn định gây ra ít kinh
Kinh nguyệt ra ít do nguyên nhân gì?
Kinh nguyệt ra ít do nguyên nhân gì?

Kinh nguyệt ra ít có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra ít ban đầu không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ và cũng không có triệu chứng dữ dội nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, kinh nguyệt ra ít là tình trạng đáng lo ngại vì nó liên quan trực tiếp tới nội tiết tố cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, phái đẹp có thể mắc phải các hậu quả:

  • Mất kinh, mất khả năng mang thai.
  • Tăng tỷ lệ sảy thai, chửa ngoài dạ con.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.

Có thể thấy, đi khám tại các cơ sở y tế là điều cần thiết. Việc này sẽ giúp chị em xác định được nguyên nhân và có các phòng tránh thích hợp. Khi thấy số ngày kinh ít hơn bình thường, cần đi khám ngay để phát hiện kịp thời. Hãy chú ý tới tình trạng cơ thể của mình, như vậy mới đảm bảo sức khỏe ổn định.

Cách chữa trị kinh nguyệt ra ít

Chữa kinh nguyệt ra ít ở giai đoạn đầu không gây cản trở và cũng tương đối dễ thực hiện. Chị em đồng thời cũng có nhiều biện pháp lựa chọn để khắc phục cho tình trạng của mình. Ở đây, điều trị kinh nguyệt ra ít có thể bằng hai phương pháp:

Cách chữa trị kinh nguyệt ra ít
Cách chữa trị kinh nguyệt ra ít

Điều trị tại bệnh viện

Một vài xét nghiệm cơ bản sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau với từng người:

  • Sử dụng thuốc điều hòa hormon cơ thể.
  • Thuốc điều trị tổn thương, viêm nhiễm tử cung.
  • Thuốc điều trị bệnh cường giáp…

Điều trị tại nhà

Có thể áp dụng các mẹo dân gian như:

Phòng ngừa kinh nguyệt ra ít

Để tránh gặp phải khó khăn khi điều trị, biện pháp tốt nhất là phòng ngừa bệnh xảy ra. Các chuyên gia tư vấn một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học.
  • Uống đủ nước.
  • Không giảm hoặc tăng cân quá nhanh.
  • Tập thể dục, yoga thường xuyên.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ.

Trên đây là bài viết chia sẻ về tình trạng kinh nguyệt ra ít. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Nhân viên Cleveland Clinic, Abnormal Menstruation (Periods): Types, Causes & Treatment, Cleaveland Clinic, đăng ngày 25 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 25/12/2021.

Xem thêm:

Những thông tin cần biết về bệnh viêm âm đạo do nấm Candida

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3 thoughts on “Kinh nguyệt ra ít là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here