Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng sau phơi nhiễm

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng sau phơi nhiễm

Bài viết Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng sau phơi nhiễm tham khảo từ Chương 6 Sách Hướng dẫn điều trị Kháng sinh theo kinh nghiệm (2016) – Nhà xuất bản Y học – tải file PDF tại đây.

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh

Trưởng khoa cấp cứu Bệnh Viện Bạch Mai

Trưởng bộ môn Hồi sức cấp cứu – Trường Đại học Y Hà Nội

Dự phòng sau phơi nhiễm

Một số bệnh nhiễm khuẩn có thể được dự phòng bằng kháng sinh dự phòng sau phơi nhiễm (post-exposure prophylaxis). Để đạt được hiệu quả tối đa, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên tiến hành trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp xúc do hiệu quả của dự phòng sau quá 24 giờ tiếp xúc sẽ giảm đi. Dự phòng sau phơi nhiễm thường được dành cho các đối tượng có tiếp xúc gần/hoặc mật thiết với cá nhân bị nhiễm khuẩn. Tiếp xúc ngẫu nhiên (hay không chủ định) sẽ không cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Tiếp xúc với Tác nhân gây bệnh thường gặp Dự phòng được ưu tiên chọn dùng Dự phòng thay thế Bình luận
Viêm màng não

 

N. meningitidis Bất kỳ quinolon nào (uống) x 1 Ịlều Minocyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 ngày

hoặc

Rifampin 600mg (uống) mỗi 12h/ lần x 2 ngày

Phải được dùng trong vòng 24 giở sau khi tiếp xúc gần, mặt đối mặt với người nhiễm bệnh để có hiệu quả. Các trường hợp khác, theo dõi và điều trị nếu xảy ra nhiễm khuẩn. Không dùng tetracyclin cho trẻ ≤ 8 tuổi.
H. influenzae Rifampin 600 mg (uống) mỗi 24h/lần x 3 ngày Bất kỳ một quinolon dùng đường uống nào x 3 ngày Phải được dùng trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc gần mặt đối mặt với người nhiễm bệnh. H. Influenzae cần được điều trị dự phòng 3 ngày.
Virus cúm (cúm mùa ở người) Virus cúm typ A hoặc B Oseltamivir (Tamiflu) 75mg (uống) mỗi 24h/lần trong khoảng thời gian bùng phát dịch (hoặc ít nhất 7 ngày sau khi tiếp xúc gần với đối tượng bị nhiễm virus cúm).

Nếu CrCI 10- 30 mL/phút, cho 75mg (uống) mỗi 48h/lần*

Rimantadin 100mg (uống) mỗi 12h/lần* trong khoảng thời gian bùng phát dịch (hoặc ít nhất 7-10 ngày sau khi tiếp xúc gần với đối tượng bị nhiễm virus cúm)

hoặc

Amantidin 200mg (uống) mỗi 24h/lần* trong khoảng thời gian bùng phát dịch (hoặc ít nhất 7-10 ngày sau khi tiếp xúc gần với đối tượng bị nhiễm virus cúm).

Thuốc được dùng cho các đối tượng phơi nhiễm không được tiêm phòng và các đối tượng phơi nhiễm có nguy cơ cao ngay cả khi họ đã được tiêm phòng. Bắt đầu vào lúc khởi phát vụ dịch hoặc trong vòng 3 ngày sau khi tiếp xúc gần với đối tượng bị nhiễm virus cúm.

Oseltamivir có hoạt tính đối với cả virus cúm A và B; rimantadin và amantadin chỉ có hoạt tính đối với virus cúm A.

Oseltamivir có thể không có hiệu quả do có tình trạng virus kháng thuốc.

Cúm gia cầm

(Avian influenza)

Cúm A (H5N1) Oseltamivir (như đối với virus cúm nêu ở trên). Rimantadin

hoặc

Amantadin* (như đối với virus cúm nêu ở trên).

Oseltamivir có thể không có hiệu quả do có tình trạng virus kháng thuốc.
Cúm lợn

(Swine influenza)

Cúm A (H1N1) Oseltamavir như nêu trên. Không có. Amantadin/ rimantadin không có hiệu quả.

Tiếp tục điều trị dự phòng sau phơi nhiễm đối với virus cúm lợn (H1N1) x 10 ngày sau tiếp xúc gần*.

Ho gà

(Pertussis)

B. pertussis Erythromycin 500 mg (uống) x mỗi 6h/lần trong 2 tuần. TMP-SMX dạng viên nén tiêu chuẩn (TMP- SMXSS tablet) x 1 viên uống) mỗì 12h/lần x 2 tuần

hoặc

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24 giờ/lần x 2 tuần.

Dùng càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc.

Hiệu quả bị giảm đì nhiều nếu dự phòng sau 24 giờ.

Bạch hầu

(Diphtheria)

C. diphtheriae Erythromycin 500mg (uống) mỗi 6 h/lần x 1 tuần

hoậc

Benzathin penicillin 1,2 triệu đơn vị (Tiêm bắp) x 1 liều.

Azithromycin 500mg (uống) mỗi 24h/lần x 3 ngày. Điều trị dự phòng càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc.

Hiệu qủa bị giảm đi nhiều nếu dự phòng sau 24 giờ.

Lao M.tuberculosis Rifampin 600mg (uống) mỗi 24h/lần x 4 tháng**. INH 300mg (uống) mỗi 24h/ lần x 9 tháng. Đối với điều trị bằng INH, theo dõi SGOT/SGPT hàng tuần trong 4 tuần, sau đó theo dõi hàng tháng. Tăng nhẹ men gan thường gặp và tình trạng tăng này thuyên giảm một cách tự nhiên. Ngừng dùng INH nếu hoạt độ SGOT/ SGPT tăng ≥ 5 lần so với giá trị bình thường.
Lậu cầu N. gonorrhoea Ceftriaxon 125mg (Tiêm bắp) x 1 liều. Spectinomycin 2g (Tiêm bắp) x 1 liều

hoặc

Bất kỳ một quinolon dùng đường uống nào x 1 liều.

Dùng càng sớm càng tốt sau khi có phơi nhiễm qua đường tình dục (≤ 72 giờ).

Ceftriaxon cũng được dùng để điều trị giang mai giai đoạn ủ bệnh.

Giang mai T.pallidum Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị (Tiêm bắp) x 1 liều. Doxycyclin 100mg (uống) 12h/lần x 1 tuần. Dùng càng sớm càng tốt sau khi có phơi nhiễm qua đường tình dục. Cần làm thêm xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán HIV.
Bệnh hạ cam

(Chancroid)

H.ducreyi Ceftriaxon 250mg (Tiêm bắp) x 1 liều. Azithromycin 1g (uống) x 1 liều

hoặc

Bất kỳ một quinolon dùng đường uống nào Xx 3 ngày.

Dùng càng sớm càng tốt sau khi có phơi nhiễm qua đường tình dục. Cần làm thêm xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán HIV và giang mai.
Viêm niệu đạo không do lậu cầu (non-­gonococcal urethritis [NGU]) C. trachomatis

U. urealyticum

M. genitalium

Azithromycin 1g (uống) x 1 liều

hoặc

Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 1 tuần.

Bất kỳ một quinolon dùng đường uống nào x 1 tuần Dùng càng sớm càng tốt sau khi có phơi nhiễm qua đường tình dục Cũng cần xét nghiệm tìm lậu cầu và ureaplasma.
Varicella

(thủy đậu)

VZV Dự phòng được ưu tiên chọn dùng: Đối với các trường hợp phơi nhiễm dưới 72 giờ. cho dùng globulin miễn dịch kháng varicella-zoster (VZIG) liều 625 µg (Tiêm bắp) x 1 liều ở các đối tượng bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai (đặc biệt là khi có tình trạng hô hấp). Đối với các trường hợp khác hoặc phơi nhiễm trên 72 giờ, xem xét dùng acyclovir 800mg (uống) 5 lần/ ngày x 5-10 ngày.

Điều trị thay thế: Vaccin thủy đậu 0,5 mL (Tiêm dưới da) x 1 liều. Nhắc lại trong vòng 4 tuần.

Dùng càng sớm càng tốt sau phơi nhiễm (≤ 72 giờ). Vaccin thủy đậu là loại vaccin sống giảm độc lực, do vậy không được sử dụng cho người bị suy giảm miễn dịch hoặc phụ nữ có thai. Nếu xuất hiện triệu chứng của thủy đậu, dùng acyclovir theo phác đồ điều trị ngay lập tức.
Viêm gan A do virus Virus viêm gan A (HAV) Vaccin phòng virus viêm gan A 1 mL (Tìêm bắp) x một liều duy nhất Huyết thanh chứa globulin miễn dịch 0,02 mL/kg (Tiêm bắp) x 1 liều. Chỉ tiến hành tiêm vaccin phòng virus viêm gan A đơn độc sau phơi nhiễm trong thời gian 14 ngày.
Viêm gan B do virus Virus viêm gan B (HBV) Chưa được tiêm phòng vaccin viên gan B trước đó:

Globulin miễn dịch chống viêm gan B (HBIG) 0,06 mL/ kg (Tìêm bắp) x 1 liều

cộng với

vaccin phòng virus viêm gan B (40 µg kháng nguyên HBs/ mL) tiêm bắp sâu cơ delta vào các tháng 0, 1, 6 (Có thể dùng liều 10µg ở người khỏe mạnh dưới 40 tuổi.

Đã được tiêm vaccin phòng viêm gan trước đó:

Đối tượng được biết chắc chắn có đáp ứng miễn dịch (nồng độ kháng thể kháng HBsAg ≥ 10 IU/mL): không cần điều trị.

Đối tượng được biết chắc chắn không có đáp ứng miễn dịch: (nồng độ kháng thể kháng HBsAg < 10 IU/mL): Xử trí như đối với trường hợp chưa được tiêm phòng vaccín.

Tình trạng đáp ứng kháng thể không được biết: Tiến hành xét nghiệm nồng độ kháng thể kháng HBsAg để xác định tình trạng miễn dịch của đối tượng. Nếu không thể tiến hành xét nghiệm hoặc không có được kết quả xét nghiệm trong 24 giờ sau phơi nhiễm, cho bệnh nhân dùng globulin miễn dịch chống viêm gan B (HBIG) cộng với một liều vaccin phòng viêm gan B (tiêm phòng nhắc lại).

Viêm gan C do virus Virus viêm gan C (HCV) Không có
Sốt đốm Rocky
Mountain
R. rickettsia Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 1 tuần Bất kỳ một quinolon dùng đường uống nào x 1 tuần Dùng kháng sinh dự phòng sau khi lấy bỏ ve gây bệnh khỏi bệnh nhân.
Bệnh Lyme B. burgdorferi Doxycyclin 200mg (uống) x 1 liều. Amoxicillin* 1 g
(uống) mỗi 8h/ lần x 3 ngàyhoặcBất kỳ một cephalosporin* thế hệ 1 nào dùng đường uống x 3 ngàyhoặc
Azithromycin* 500 mg (uống) mỗi 24h/lần x 3 ngày.
Nếu ve vẫn còn bám tại chỗ trên da bệnh nhân quá 72 giờ hoặc nhìn con ve đã hút căng máu, sau khi lấy bỏ ve khỏi cơ thể bệnh nhân có thể cho kháng sinh dự phòng.

Kháng sinh dự phòng thường không được khuyến cáo trong các trường hợp khác.

* Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên dự phòng kháng sinh với liều đơn (single-dose prophylaxis) bằng cách thuốc nói trên có thể vẫn có hiệu quả.
Bệnh lây từ động vật sang người (dịch hạch, bệnh than) B.anthracis

Y.pestis

Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần trong thời gian phơi nhiễm Bất kỳ một quinolon dùng đường uống nào trong thời gian phơi nhiễm Tiếp tục dùng kháng sinh dự phòng trong suốt khoảng thời gian phơi nhiễm mắc phải xảy ra 1 cách tự nhiên/trong đợt bùng phát dịch.
Bệnh dại Virus dại Chưa tiêm phòng vaccin trước đó:

Huyết thanh kháng virus dại (HRIG) 20 IU/ kg*

cộng với:

PCEC 1mL (Tiêm bắp) vào cơ delta

hoặc

RVA 1 mL (Tiêm bắp) vào cơ delta

hoặc

HDCV 1 mL (Tiêm bắp) vào cơ delta. PCEC, RVA, HDCV được dùng vào các ngày 0, 3, 7,14 và 28 sau phơi nhlễm.

Đã tiêm vaccin và có miễn dịch từ trước:

PCEC 1 mL (Tiêm bắp) vào cơ delta các ngày 0 và 3

hoặc

RVA 1 mL (Tiêm bắp) vào cơ delta các ngày 0 và 3

hoặc

HDCV 1 mL (Tiêm bắp) vào cơ delta các ngày 0 và 3.

Theo dõi nếu bị chó hoặc mèo nghi ngờ bị nhiễm virus dại hoặc đột nhiên cắn chủ, cần tiêm phòng dại ngay nếu con vật nuôi xuất hiện biểu hiện dại trong giai đoạn 10 ngày theo dõi. Nếu chó/ hoặc mèo cần nghi đang bị dại, cần bắt đầu tiêm ngay vaccin theo phác đồ.

Một số động vật hoang đại khác: gấu trúc Mỹ, chồn hôi, dơi, cáo và hầu hết các thú ăn thịt hoang dã khác cắn người cần được coi như bị chó dại cắn và nam nhân bị cắn cần được tiêm vaccin chống dại ngay lập tức (liên lạc với cơ sở phòng chống dịch địa phương để biết được nguy cơ mắc bệnh dại của các động vật tại địa phương). Tất cả các vết thương tiềm ẩn nguy cơ truyền virus dại cần được rửa bằng xà phòng và nước ngay lập tức một cách kỹ lưỡng. Không tiêm vaccin chống dại đường tĩnh mạch (có thể gây tụt huyết áp/ sốc).

Bệnh huyết thanh có thể xảy ra khi dùng HDCV.

Các chất khủng bố sinh học

Bệnh than (Anthrax) Lây qua đường hít/ hoặc qua da B. anthracis Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 60 ngày

hoặc

Ciprofloxacin 500mg (uống) mỗi 12h/lần x 60 ngày

hoặc

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h/lần x 60 ngày.

Amoxicillin 1g (uống) mỗi 8h/lần x 60 ngày. Khoảng thời gian dùng kháng sinh dự phòng sau phơi nhiễm đối với bệnh than được dựa trên giai đoạn ủ bệnh dài nhất đối với các bào tử của vi khuẩn được hít vào trong các lỗ mũi của người bị tác động.
Viêm phổi tularemia F. tularensis Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần. Ciprofloxacin 500mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần

hoặc

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h x 2 tuần.

Khoảng thời gian dùng kháng sinh dự phòng sau phơi nhiễm đối với bệnh tularmia là 2 tuần, mà không phải là 1 tuần như đối với dịch hạch.
Dịch hạch phổì (Pneumonic

plague)

Y.pestis Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 7 ngày

hoặc

Ciprofloxacin 500mg (uống) mỗi 12h/lần x 7 ngày

hoặc

Levofloxacin 500 mg (uống) mỗi 24h x 7 ngày.

Chloramphenicol 500mg (uống) mỗi 6h/lần x 7 ngày. Dịch hạch phổi cần được xem xét như một trường hợp bị khủng bố sinh học do hầu hết các trường hợp dịch hạch phổi tự nhiên đều nằm trong bệnh cảnh bệnh dịch hạch (bubonic plague).
Đậu mùa Variola virus Tiêm phòng vaccin đậu mùa nếu tiếp xúc trong vòng 4 ngày. Không. Vaccin đậu mùa có tác dụng bảo vệ khi được pha loãng 1:5.
Xuất huyết do virus Sốt Lassa Ribavarin liều nạp 35mg/kg (uống) (tổng liều không quá 2,5 g), sau đó dùng liều duy trì 15mg/kg (uống) (tổng liều không quá 1g) mỗi 8h/lần x 10 ngày Không Giảm liều duy trì xuống 7,5 mg/kg (uống) mỗi 8h/lần nếu CrCI < 50 mL/phút.

* Đối với người có tuổi, bị rối loạn chức năng gan nặng hoặc CrCI < 10 mL/phút: 100mg (uống) mỗi 24h/lần.
** Đối với tuổi ≥ 65: cho dùng 100mg (uống) mỗi 24h/lần. Đối với người bị suy giảm chức năng thận: cho dùng liều nạp 200 mg (Uống) sau đó dùng liều 100mg mỗi 24h/lần (nếu CrCI 30 – 50 mL/phút) hoặc 100 mg mỗi 48h/lần (nếu CrCl 15-29 mL/phút) hoặc 200 mg mỗi tuần (nếu CrCI < 15 mL/phút).
**Dự phòng đối với trẻ em: < 15 kg: 30mg (Uống) x 1 lần/ngày trong 10 ngày; > 15-24 kg: 45 mg (uống) x 1 lần/ngày trong 10 ngày; 24 – 40 kg: 60 mg (Uống) x 1 lần/ngày trong 10 ngày; > 40 kg: liều giống như người lớn.
**INH được ưu tiên chọn dùng nếu bệnh nhân sử dụng kính áp tròng, nhiễm HIV hoặc đang dùng các thuốc có tương tác với rifampin.

Từ viết tắt: TMP/SMX Tablets Single strength (SS: 80/mg/400mg): TMP/SMX dạng viên nén liều đơn; TMP/SMX Tablets Double strength (DS: 160/800mg): TMP/SMX viên nén dạng liều gấp đôi; HAV (Hepatitis A virus): Virus gây viêm gan A; HBV (Hepatitis B virus): Virus gây viêm gan B; HCV Hepatitis C virus): Virus gây viêm gan; HBV vaccine: Vaccin chống virus viêm gan B; HBIG ( Hepatitis B immune globulin): Globulin miễn dịch đối với virus viêm gan B; VZIG (varicella-zoster immune globulin): Globulin miễn dịch đối với virus thủy đậu; NGU (Non-gonococcal urethritis): Viêm niệu đạo không do cầu khuẩn lậu gây nên; VZV (Varicella zoster virus); virus thủy đậu.

Các từ viết tắt: HDCV (human diploid cell vaccine): Vaccin sản xuất từ tế bào lưỡng bội của người; HRIG (human rabies immune globulin): Globulin miễn dịch kháng dại dùng cho người; PCEC (purified chick embryo cells): Tế bào phôi gà tinh chế; RVA (rabies vaccine Absorbed): Vaccin dại hấp phụ.

** Nên tiêm toàn bộ hoặc gần như cả liều globulin miễn dịch kháng dại dùng cho người (HRIG) vào vết thương và phần huyết thanh còn lại được tiêm bắp vào cơ delta. Không được tiêm globulin miễn dịch kháng dại tại cùng vị trí hoặc dùng cùng một bơm tiêm với các loại vaccin dại khác (PCEC, RVA hoặc HDCV).

Bạn đọc xem thêm: Điều trị kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng qua trung gian độc tố

Tài liệu tham khảo

  1. Antrum RM, Solomkin JS. A review of antibiotic prophylaxis for open fraaures. Orthop Rev 16: 246-54, 1987.
  2. Batiuk TD, Bodziak KA, Goldman M. Infectious disease prophylaxis in renal ưansplant patient: a survey of US transplant centers. Clin Transplant 16: 1-8,2002.
  3. Baum SG. Oseltamivir and the influenza alphabet. Clin Infect Dis 43: 445×6, 2006.
  4. Bennett JE, Echinocandins for Candidemia in Adults without Neutropenia. New Engl J Med 355:1154-9,2006.
  5. Bow EJ, Rotstein c, Noskin GA, et al. A Randomized, Open-Label, Multicenter Comparative Study of the Efficacy and Safety of Piperacillin- Tazobactam and Cefepime for the Empirical Treatment of Febrile Neutropenic Episodes in patient with Hematologic Malignancies. Clin Infect Dis 43:447-59,2006.
  6. Brantley JS, Hicks L, Sra K, Tyring SK. Valacydovir for the treatment of genital herpes. Expert Rev Anti-lnfect Ther 4:367-76,2006.
  7. Camann w, Tuomala R. Antibiotic prophylaxis for cesarean delivery: always before skin incision! Int J Obstet Anesth 20:1-2,2011.
  8. Caple J. Varicella-Zoster Virus vaccine: a review of its use In the prevention of Herpes Zoster in older adults. Drugs of Today 42:249-54,2006.
  9. Carratala J. Role of antibiotic prophylaxis for the prevention of intravascular catheter-related infection. Clin Microbiol Infect 7 (Suppl 4): 83-90,2001.
  10. Centers for Disease Control, Recommended Adult Immunization Schedule: United States, 2010. MMWR ,59:1-4,2010.
  11. Chen LH, Wilson ME, Schlagenhauf p. Prevention of Malaria in Long-term Travelers. JAMA 296:2234-44,2006.
  12. Chattopadhyay B. Splenectomy pneumococcal vaccination and antibiotic prophylaxis. Br J Hosp Med 41:172-4,1989.
  13. Colizza s, Rossi 5. Antibiotic prophylaxis and treatment of surgical abdominal sepsis. J Chemother 13: 193-201, 2001.
  14. Craig AS, Schaffner w. Prevention of Viêm gan A with the HAV vaccine. N Em Med 350:476-81,2004.
  15. Cullen M, Steven N, Billingham L, Cunha BA, Gossling HR, Nightingale CH, et al. Penetration of cefazolin and cefradine into bone in patient undergoing total knee arthroplasty. Infection 2:80-84,1984.
  16. Cunha BA. Antibiotic tissue penetration. Bulletin of the New York Academy of Medicine 59:443-449,1983.
  17. Cunha BA, Ristuccia A, Jonas M, et al. Penetration of ceftizoxime and cefazolin into bile and gallbladder. Journal of Antimicrobial Chemotherapy 10:117-120,1982.
  18. Cunha BA, Pyrtek u, Quintilian! R. Prophylactic antibiotics in cholecystectomy. Lancet 1: 207-8. 1979.
  19. Cunha BA Gossling HR. Nightingale c, et al. Penetration characteristics of cefazolin, cephalothin, and cephradine into bone in patient undergoing total hip replacement. Journal of Bone and Surgery 59:856- 859,1977.
  20. Darouiche RG. Treatment of infections associated with surgical implants. N Engl J Med 350:1422-9,2004.
  21. De Lail F. Antibiotic prophylaxis in Orthopedic prosthetic surgery. J Chemother 13 Spec No 1: 48-53, 2001.
  22. De la Camara R. Antifungal prophylaxis in haematology patient 12: S65-76, 2006.
  23. Diaz-Pedroche c, Lumbreras c, San Juan R, et al. Valgancidovir preemptive therapy for the prevention of cytomegalc-irus disease in high-risk seropovtive solid-organ transplant recipients. Transplantation 82: 30-5, 2006.
  24. Dietrich ES, Bieser u, Frank u, et al. Ceftriaxone versus other cephalosporins for perioperative antibiotic prophylaxis: a meta analysis of 43 randomized controlled trials. Chemotherapy 48:49-56,2002.
  25. Drew RH, Perfect JR Use UÍ Polyenes for Prophylaxis for Invasive Fungal Infections. Infections in Medicine 23: 512-24,2006.
  26. Esposito s. Is single-dose antibiotic prophylaxis sufficient for any surgical procedure? J Chemother 11: 556, 2000?
  27. Falx, RG. Immunization during pregnancy. Clin Obstet Gynecol 45:42-58,2002.
  28. Fennessy BG, o Sullivan MJ, Fulton GJ, et al. Prospective Study of Use of Perioperative Antimicrobial Therapy in General Surgery. Surgical Infections 7:355-60,2006.
  29. Fritze D, Englesbe MJ, Campbell DA Jr. Oral antibiotics to prevent surgical site infections following colon surgery. Adv Surg 45:141-153,2011.
  30. Fry DE. Colon preparation and surgical site infection. Am J Surg 202:225-232, 2011.
  31. Gardner P, Eickhoff T. Immunization in adults tn the 1990s. Curr Clin To Infect Dis 15:271-300,1995.
  32. Gardner P, Peter G. Recommended schedules for routine immunization of children and adults. Infect Dis Clin North Am 15:1-8,2001.
  33. Gardner p, Schaffner w. Immunization of adults. N Engl J Med 328: 1252-8, 1993.
  34. Grabe M. Perioperative antibiotic prophylaxis in urology. Curr opin Urol 11:81-5,2001.
  35. Guaschino s, De Santo D, De Seta E New perspectives in antibiotic prophylaxis for obstetric and gynecological surgery. J Hosp Infect 50 (Suppl A): SSI 3-6,2002.
  36. Haines SJ. Antibiotic prophylaxis in neurosurgery. The controlled trials. Neurosurg Clin N Am 3:355-8,1992.
  37. Hartman BJ. Selective aspects of infective endocarditis: considerations on diagnosis, risk factors, treatment and prophylaxis. Adv Cardiol 39:195-202, 2002.
  38. Hasin T, Davidovitch N, Cohen R, et al. Postexposure Treatment with Doxycycline for the Prevention of Tick-Borne Relapsing Fever. N Engl J Med 355:147-55,2006.
  39. Hiemenz J, Cagnoni p, et al. Pharmacokinetic and maximum tolerated dose study of micafungin in combination with fluconazole versus fluconazole alone for prophylaxis of fungal infections in adult patient undergoing a bone marrow or peripheral stem cell transplant. Antimicrob Agents Chemother 49: 1331-6,2005.
  40. Higuchi Y, Takesue Y, Yamada Y, et al. A single-dose regimen for antimicrobial prophylaxis to prevent perioperative infection in urological clean and clean- contaminated surgery. J Infect Chemother 17:219-223,2011.
  41. Hill DR, Ericsson CD, Pearson RD, Keystone JS, et al.The Practice ofTravel Medicine: Guidelines by the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis 43: 1499-539,2006.
  42. Hornberger H, Robertus K. Cost- Effectiveness of a Vaccine To Prevent Herpes Zoster and Postherpetic Neuralgia in Older Adults. 145: 317- 25,2006.
  43. Howdieshell TF, Heffernan D, Dipiro JT. Surgical Infection Society Guidelines for Vaccination after Traumatic Injdfy. Surgical Infections 7:275-303,2006.
  44. Jackson LA, Neuzil KM, Yu 0 et al. Effectiveness of pneumococcal polysaccharide vaccine in older adults. N Engl J Med 348: 1747-55, 2003.
  45. Jacobson RM. Vaccine safety. Immunol Allergy Clin North Am 23; 589-603, 2003.
  46. KambaroudisAG, Papadopoulos s, Christodoulidou M, et al. Perioperative use of antibiotics in intra-abdominal surgical infections. Surg Infect (Larchmt) 11:535-544,201L
  47. Khoury JA, Storch GA, Bohl DL, et al. Prophylactic verus preemptive Oral valganciclovir for the management of cytomegalovirus infection in adult renal transplant recipients. Am J Transplant 6:2134-43,2006.
  48. Klein A, Miller KB, Sprague K, et al. A randomized, double-blind, placebo controlled trial of valacyclovir prophylaxis to prevent zoster recurrence from month 4 to 24 after BMT. Bone Marrow Transplant, 26:1-6, 2010.
  49. Kotton CN, Kumar D, Caliendo AM, et al. International concensus guidelines on the management cytomegalovirus in solid organ transplanation. Transplantation 89:779-795,2010
  50. Laftavi MR, Rostami R, Feng L, et al. The role of antibiotic prophylaxis in the new era of immunosuppression. Transplant Proc 43:533-535,2011.
  51. Lewis RT. Oral versus systemic antibiotic prophylaxis in elective colon surgery: a randomized study and metaanalysis send a message from the 1990s. Can J Surg 45:173-80,2002.
  52. Musher DM, Rueda-Jaimes AM, Graviss EA, RodriguezBarradas MC. Effect of Pneumococcal Vaccination: A Comparison of Vaccination Rates in patient with Bactermic and Nonbacteremic Pneumococcal Pneumonia. Clin Infect Dis 43:1004- 08,2006.
  53. National center for immunization and respiratory diseases. General recommendations on immunization—recommendations of the advisory committee on immunization practices (ACIP). MMWR Recomm Rep 6:1-61,2011.
  54. Paul M, Yahav D, Fraser A, et al. Empirical antibiotic monotherapy for febrile neutropenia: systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. J Antimicrob Chemother 57:176-89,2006.
  55. Azithromycin prophylaxis for Mycobacterium avium complex during the era of highly active antiretroviral therapy: evaluation of a provincial program. Clin Infect Dis 34: 371-8,2002.
  56. PratesiC, Russo D, DorigoW.et al. Antibiotic prophylaxis in clean surgery, vascular surgery. J Chemother 13 (Spec 1): 123-8,2001.
  57. Rex JH, Sobel JD. Prophylactic antifungal therapy in the intensive care unit. Clin Infect Dis 32:1191-200,2001.
  58. Rolston KVI, Bodey GP. Comment on: Empirical antibiotic monotherapy for febrile neutropenia: Systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. J Antimicrob Chemother 58: 478-9, 2006.
  59. Rupprecht CE, Gibbons RV. Prophylaxis against rabies. N Engl J Med 351: 2626-35,2004.
  60. Segreti J. H antibiotic prophylaxis necessary for preventing prosthetic device infection. Infect Dis Clin North Am 13:871-7,1999.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here