Hỗn dịch Co-trimoxazol: Công thức và phương pháp bào chế

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hỗn dịch Co- trimoxazol

Co- trimoxazol là một thuốc kháng khuẩn nhóm sulphonamid dạng kết hợp với tỷ lệ gồm 1 phần Trimethoprim và 5 phần Sulfamethoxazol, với tác dụng phòng và điều trị nhiễm khuẩn cơ hội do pneumocystis carni ở bệnh nhân AIDS, nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn tiêu hoá hay hô hấp. Trên thị trường hiện nay đang lưu hành một số dạng bào chế của Co- trimoxazol, ví dụ như viên nén, hỗn dịch hay dạng bào chế thuốc tiêm… Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh  sẽ trình bày về công thức bào chế hỗn dịch Co- trimoxazol

Công thức bào chế

Hỗn dịch Co- trimoxazol hiện có nhiều công thức bào chế khác nhau nhưng công thức dưới đây đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia bào chế nhiều kinh nghiệm và được sử dụng rộng rãi trong qui mô phòng thí nghiệm cũng như qui mô công nghiệp:

  • Sulfamethoxazol……………………..…… 2, 40 g
  • Trimethoprim………………………..……..0, 48 g
  • Nipagin ……..………………………………. .0, 136 g
  • Natri carboxymethyl cellulose ……..0, 30  g
  • Natri saccarin …………………………… 0, 06 g
  • tween 80 ……..……………………………..0, 12 g
  • Acid citric monohydrat ……………….0, 064 g
  • Propylen glycol ……………………….. ..2, 40 g
  • Vanilin ……………………………………….. vừa đủ
  • Nước tinh khiết ………………………… ..vừa đủ 60 ml

Đặc điểm tính chất, tác dụng của mỗi thành phần

Khi tiến hành nghiên cứu bào chế bất kỳ công thức bào chế nào cũng cần tìm hiểu và lựa chọn dược chất cũng như tá dược một cách kĩ càng để tránh các tương tác không mong muốn.

Sulfamethoxazol

Sulfamethoxazol là một kháng khuẩn thuộc nhóm sulfamid, là dẫn chất của p- aminobenzénulfonamid, có tính chất là bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, không mùi, có vị đắng nhẹ. Độ tan của sulfamethoxazol là không tan trong nước, ít tan trong ether và cloroform, hơi tan trong cồn cao độ, dễ tan trong aceton và dung dịch acid loãng, dung dịch hydroxyd loãng. Độ chảy của chất này khoảng 169- 172 oC

Trong công thức bào chế trên , sulfamethoxazol đóng vai trò là dược chất với tác dụng điều trị nhiễm khuẩn toàn thân ở mức độ trung bình.

Trimethoprim

Trimethoprim có công thức phân tử là C14H18N4O3 , dạng bột có màu trắng hoặc hơi vàng, vị đắng, không mùi, tan nhiều trong ethanol, ít tan trong nước, không tan trong ether, nhiệt độ nóng chảy thuộc khoảng 199- 203 oC.

Trimethoprim cùng với Sulfamethoxazol đóng vai trò là dược chất trong công thức hỗn dịch trên, cụ thể có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn.

NgocanhBloggaanh 9
Hình ảnh: Công thức hóa học của Sulfamethoxazol và Trimethoprim

Nipagin

Để hạn chế mức tối thiểu tác hại của vi khuẩn, nấm mốc đối với chế phẩm thì trong thành phần công thức cần có chất sát khuẩn. Chất sát khuẩn cần đảm bảo ổn định về mặt hoá học và vật lí trong khoảng thời gian tuổi thọ của thuốc, ít độc và không có tác dụng dược lí. Trong công thức hỗn dịch trên, nipagin là chất bảo quản, phổ chủ yếu là chống nấm, với tính chất khó tan trong nước và dễ tan trong dung môi hữu cơ nên khi điều chế cần lưu ý hoà tan trong dung môi trung gian trước khi phối hợp vào dung dịch thuốc.

Natri carboxymethyl cellulose

Natri carboxymethyl cellulose là dẫn chất của cellulose, các chất này không tan trong các dung môi ether, cloroform những dễ dàng tan trong nước và cồn. Chất này có ưu điểm là tinh khiết, ít bị tác dụng của vi khuẩn, nấm mốc, ít chịu tác dụng của nhiệt độ và có tính bền vững trong một khoảng pH khá rộng.

Với hỗ dịch trên, Natri carboxymethyl cellulose đóng vai trò như chất gây thấm cho thuốc, làm hạn chế sự sa lắng của tiểu phân dược chất, từ đó tăng độ ổn định cho hỗn dịch. Ngoài ra, dẫn chất cellulose này còn có tác dụng tạo kết bông với cơ chế khi trương nở trong nước, một phần chất này hâpphụ lên bề mặt tiểu phân phân tán, phần còn lại quay ra ngoài phía môi trường, hình thành liên kết lỏng lẻo và trạng thái kết bông khi các tiểu phân tiếp xúc với nhua, từ đó dễ dàng khôi phục về trạng thái ban đầu hơn.

Natri saccarin

Natri saccarin là một chất điều vị, do đây là hỗn dịch uống nên cần thêm vị ngọt cho dễ uống.

Tween 80

Tween 80 là chất diện hoạt không ion hoá, thuộc dẫn chất polyoxy ethylen với khả năng kích ứng và độc tính thấp, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, pH, nấm mốc, vi khuẩn. Trong công thức này Tween 80 đóng vai trò là chất gây thấm có tác  dụng biến chất rắn sơ nước thành thân nước, ngoài ra còn gây tăng độ nhớt, làm giảm sự sa lắng của tiểu phân dược chất  giúp cho hỗn dịch thêm phần ổn định.

Acid citric monohydat

Đây là một acid hữu cơ yếu, còn gọi là acid chanh, có vai trò là dung dịch đệm điều chỉnh pH cho hỗn dịch để đảm bảo độ ổn định của dược chất, tăng sinh khả dụng của thuốc. Ngoài ra, acid citric monohydrat còn có tác dụng chống oxy hoá cho dươc chất, đây là hỗn dịch uống nên yếu tố pH cần được đảm bảo từ 5,5 đến 7,5, khi đó hỗn dịch có vị ngon hơn.

Propylen glycol

Propylen glycol là một dung môi hữu cơ có công thức phân tử là CC3H8O2. khả năng tan trong nước, aceton và cloroform, là chất lỏng không màu, có vị ngọt nhẹ. Trong công thức trên, Propylen glycol ngoài vai trò là hoà tan chất bảo quản nipagin còn làm giảm lượng nước trong hỗn dịch, từ đó giảm sự nhiễm khuẩn trong môi trường nước của hỗn dịch.

Vanilin

Vanilin là chất điều hương có khả năng hấp phụ lên bề mặt pha phân tán nên có thể làm giảm nồng độ của chúng trong môi trường phân tán. Trong công thức này vanilin có tác dụng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho hỗn dịch.

Nước tinh khiết

Nước tinh khiết để hòa tan các tá dược có trong công thức.

Phương pháp bào chế hỗn dịch

Công thức bào chế trên được tiến hành bằng phương pháp phân tán, thông qua 3 bước chính, bao gồm nghiền khô, nghiền ướt và phân tán hỗn dịch đặc vào dẫn chất. Chú ý khi phân tán hỗn dịch đặc vào dược chất vừa thêm vừa nghiền khuấy và lắng gạn. Không được lọc hỗn dịch thuốc sau khi đã bào chế.

Kĩ thuật bào chế

Chuẩn bị dụng cụ bào chế qui mô phòng thí nghiệm, bao gồm: cốc có mỏ, đũa thuỷ tinh, chày, cối, chai nhựa, nhãn dán,…

Sơ đồ bào chế:

NgocanhBloggaanh 45
Sơ đồ quy trình bào chế hỗ dịch Co- trimoxazol

Quy trình bào chế cụ thể:

  • Ban đầu cần cân dược chất và tá dược như công thức.
  • Dùng 10 ml nước ấm để ngâm trương nở natri carboxymethyl cellulose hoàn toàn. Sau đó thêm Tween 80 vào và trộn đều.
  • Dùng chày cối đã sấy khô nghiền mịn riêng rẽ 2 dược chất là sulfamethoxazol và trimethoprim, sau đó trộn thành bột kép.
  • Tiếp theo cho hợp dịch natri carboxymethyl cellulose và Tween 80 vào cối rồi nghiền kỹ thành bột nhão. Khi tiến hành bước nghiền ướt này cần chú ý cho hợp dịch vào cối theo nguyên tắc đồng lượng.
  • Sau đó ta hoà tan nipagin vào propylen glycol trong cốc có mỏ.
  • Trong một cốc có mỏ khác hoà tan natri saccarin và acid citric monohdrat vào nước.
  • Phối hợp 2 dung dịch trên, sau đó kéo hỗn dịch trong cối vào cốc có chân.
  • Bổ sung thêm chất thơm. Sau đó thêm nước tinh khiết vừa đủ 60 ml, khấy đều.
  • Cuối cùng ta đóng chai, dán nhãn đúng quy định với lưu ý nhãn có thêm dòng chữ “ Lắc đều trước khi sử dụng”.

Đặc điểm thành phẩm

Thành phẩm sau khi bào chế là một hỗn dịch đục trắng, có vị chua ngọt hơi đắng, và mùi vanilin. Chế phẩm có thể tồn tại lướp cắn ở đáy chai, khi lắc nhẹ sẽ phân tán đều trở lại trong dẫn chất.

Ưu nhược điểm của hỗn dịch

Chế phẩm ibuprofen được bào chế dưới dạng hỗn dịch để có thể sử dụng dễ dàng hơn cho những đối tượng khi họ gặp vấn đề về nuốt các viên dạng rắn. Dạng hỗn dịch cũng có thể được hấp thu nhanh hơn do các tiểu phân đã được phân tán đều trong dẫn chất.

Nhược điểm của hỗn dịch cotrimoxazol là dễ nhiễm vi sinh vật, kém bền về mặt nhiệt động học, dễ sa lắng hay đóng bánh nên cần yêu cầu độ ổn định cao.

Công dụng và lưu ý cách sử dụng

Chế phẩm có tác dụng điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hoá, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng.

Liều dùng cần điều chỉnh theo số kg và tuổi của người sử dụng, chú ý lắc trước khi dùng. Một đợt điều trị bằng Cotrimoxazol kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Tiêu chuẩn chất lượng

Thành phẩm hỗn dịch luôn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng, bào gồm yêu cầu về tính chất, pH, định tính, định lượng, sai số thể tích, giới hạn nhiễm khuẩn, giới hạn kích thước tiểu phân; đảm bảo hạn chế sự sa lắng của các tiểu phân, chống đóng bánh và đảm bảo lớp cắn dễ dàng phân tán trở lại khi lắc hỗn dịch.

Tài liệu tham khảo

Dược điển Việt Nam V

Xem thêm: Hỗn dịch là gì? Các phương pháp bào chế hỗn dịch thuốc

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here