Natri Bicarbonat
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
sodium;hydrogen carbonate
Nhóm thuốc
Dung dịch thay thế máu và truyền dịch
Mã ATC
B – Máu và cơ quan tạo máu
B05 – Dung dịch thay thế máu và truyền dịch
B05C – Dung dịch tưới
B05CB – Dung dịch muối
B05CB04 – Natri bicarbonat
B – Máu và cơ quan tạo máu
B05 – Dung dịch thay thế máu và truyền dịch
B05X – Phụ gia dung dịch IV
B05XA – Dung dịch điện giải
B05XA02 – Natri bicarbonat
Mã UNII
8MDF5V39QO
Mã CAS
144-55-8
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
NaHCO3
Phân tử lượng
84.007 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Sodium Bicarbonate là gì? Sodium Bicarbonate là muối natri hữu cơ và hợp chất một cacbon
Mô hình 3D
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 1
Số liên kết hydro nhận: 3
Số liên kết có thể xoay: 0
Diện tích bề mặt cực tôpô: 60,4
Số lượng nguyên tử nặng: 5
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0
Liên kết cộng hóa trị: 2
Tính chất
- Natri bicarbonate xuất hiện dưới dạng bột hoặc cục tinh thể màu trắng không mùi.
- Vị hơi đắng
- Có tính kiềm, độ pH : 8,3 ở 77 ° F.
Dạng bào chế
Dung dịch: thuốc Sodium Bicarbonate 4.2% 250ml,…
Bột: Nabifar,…
Nguồn gốc
- Năm 1791, Nicolas Leblanc – nhà hóa học người Pháp đã sản xuất ra Sodium Bicarbonate
- Năm 1801 tại Berlin, Valentin Rose the Younger đã phát hiện ra natri bicarbonate
- Năm 1846, John Dwight và Austin Church – hai thợ làm bánh người Mỹ sản xuất baking soda từ carbon dioxide và Sodium Bicarbonate
- Năm 1919, Sodium Bicarbonate được Thượng nghị sĩ Mỹ Lee Overman tuyên bố rằng Thượng nghị sĩ Mỹ Lee Overman
Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Sodium Bicarbonate cần được giữ ở nhiệt độ mát và khô ráo
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Sodium Bicarbonate phân ly thành natri (Na) và bicarbonate (HCO3) sau khi tiêm tĩnh mạch. Các anion bicarbonate có thể tiêu thụ các ion hydro và chuyển thành axit cacbonic, sau đó các axit cacbonic có tính không bền nhanh chóng được chuyển thành nước (H2O) và carbon dioxide (CO2) để bài tiết từ phổi nhờ đó làm tăng nồng độ bicarbonate trong huyết tương. Mà các dung dịch bicarbonate được coi là dung dịch đệm giúp trung hòa ion hydro dư thừa, do đó nâng cao độ pH của dung dịch để chống lại các biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan.
- Bicarbonate cũng có tác dụng kiềm hóa nước tiểu, thay đổi chất kết tủa trong nước tiểu và tạo điều kiện để cân bằng nồng độ acid trong ống thận để kiểm soát sự trạng thái axit-bazơ trong huyết thanh. Quá trình kiềm hóa này ngăn ngừa tổn thương cơ học hoặc hóa học do acid gây ra đồng thời tăng bài tiết các chất axit hóa mà không làm gián đoạn gradient điện hóa.
Dược động học
Hấp thu
Sodium Bicarbonate thuốc được hấp thu tại ruột non và nhanh chóng phát huy tác dụng sau 8-10 phút khi dùng đường uống, Bắt đầu tác dụng: 15 phút khi dùng đường tiêm tĩnh mạch.
Chuyển hóa
Sodium Bicarbonate phản ứng nhanh với axit clohydric để tạo thành carbon dioxide và nước, natri clorua lượng bicarbonate dư thừa không trung hòa được axit dạ dày sẽ nhanh chóng đổ vào ruột non và được hấp thu.
Phân bố
Chưa có dữ liệu
Thải trừ
Sodium Bicarbonate được loại bỏ chủ yếu qua nước tiểu
Ứng dụng trong y học
Sodium Bicarbonate có tác dụng gì? Sodium Bicarbonate được dùng trong:
- Sodium Bicarbonate được sử dụng để điều trị nhiễm toan chuyển hóa trong bệnh suy tuần hoàn do sốc hoặc mất nước nghiêm trọng, thận nặng, tiểu đường không kiểm soát được, ngừng tim và nhiễm toan lactic, tuần hoàn máu ngoài cơ thể
- Sodium Bicarbonate cũng được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy nặng đi kèm với mất bicarbonate đáng kể.
- Sodium Bicarbonate dùng trong giải độc barbiturat, salicylat hoặc rượu methyl, trong các phản ứng tan máu cần kiềm hóa nước tiểu để làm giảm độc tính trên thận của sắc tố máu.
Tác dụng phụ
- Đau đầu
- Đau cơ và co giật
- Căng thẳng/bồn chồn
- Tăng tần suất đi tiểu
- Tổn thương/hoại tử mô thứ phát do thoát mạch
- Buồn nôn / nôn mửa
- Khó thở
- Viêm mô tế bào hóa học, dẫn đến hoại tử mô, thiếu máu cục bộ và chết mô tại vị trí tiêm.
- Khi dùng Sodium Bicarbonate liều lượng lớn gây phù nề
Độc tính ở người
Việc tiêm quá nhanh natri bicarbonate có thể làm tăng thể tích dịch nội mạch dẫn đến phù phổi cấp. Sử dụng Sodium Bicarbonate theo đường truyền nhanh hoặc liều lớn có thể dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa cấp tính dẫn đến giảm lượng canxi ion hóa trong huyết thanh dẫn đến chứng tetany.
Tương tác với thuốc khác
- Sử dụng đồng thời citrate với natri bicarbonate có thể thúc đẩy sự phát triển sỏi canxi ở bệnh nhân bị sỏi axit uric
- Sử dụng bicarbonate lâu dài với sữa hoặc canxi có thể gây tăng canxi máu, rối loạn tâm thần và chán ăn, buồn nôn, nôn, nhức đầu, suy thận, nhiễm kiềm chuyển hóa
- Sử dụng đồng thời thuốc kháng cholinergic/ các thuốc khác có tác dụng kháng cholinergic/với natri bicarbonate có thể làm giảm sự hấp thu, làm giảm hiệu quả của thuốc kháng cholinergic
- Thuốc kháng axit có thể kiềm hóa nước tiểu và chống lại tác dụng của Sodium Bicarbonate
Chống chỉ định
- Người có dấu hiệu/triệu chứng/ kết quả của các xét nghiệm cho thấy nhiễm kiềm chuyển hóa
- Bệnh nhân bị hạ canxi máu
- Người quá mẫn cảm với natri bicarbonate
Lưu ý khi sử dụng
- Thận trọng khi dùng Sodium Bicarbonate ở những người bị bệnh thận nặng, suy tim sung huyết, giữ natri do tình trạng giữ natri và phù nề trầm trọng hơn.
- Sử dụng natri bicarbonate không pha loãng hoặc liều cao có thể dẫn đến xuất huyết nội sọ, giảm áp lực dịch não tủy và đặc biệt ở trẻ em dưới 2 tuổi.
- Trong quá trình dùng Sodium Bicarbonate bệnh nhân nên theo dõi các chất điện giải trong huyết thanh, bao gồm pH nước tiểu, canxi
- Tình trạng tăng tình trạng phù nề khi dùng Sodium Bicarbonate đặc biệt khó kiểm soát ở những người mắc bệnh lý tim mạch tiềm ẩn
- Việc ngừng đột ngột Sodium Bicarbonate sau thời gian dài điều trị có thể dẫn đến giảm aldosteron, tăng kali máu, co thắt thể tích và rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho vì vậy nên giảm liều từ từ
- Sodium Bicarbonate có thể gây tăng huyết áp, tích tụ chất lỏng
- Natri bicarbonate có thể không an toàn khi dùng bằng đường uống trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Sản xuất
- Sodium Bicarbonate được sản xuất công nghiệp từ natri cacbonat theo phương trình:
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2 NaHCO3
- Về quy trình Solvay, Sodium Bicarbonate là chất trung gian trong phản ứng của carbon dioxide, amoniac, natri clorua. Tuy nhiên sản phẩm được sản xuất theo phương pháp này có độ tinh khiết thấp.
NaCl + CO2 + NH3 + H2O → NaHCO3 + NH4Cl
- Ngoài ra Sodium Bicarbonate có thể thu được bằng phản ứng của dung dịch natri hydroxit với carbon dioxide, tuy nhiên giá trị thực tế theo phương pháp này không cao:
CO2 + NaOH → NaHCO3
Một vài nghiên cứu của Sodium Bicarbonate trong Y học
Tác dụng của việc sử dụng natri bicarbonate đối với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm toan lactic: phân tích hồi cứu
Nhiễm toan lactic là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm toan chuyển hóa. Natri bicarbonate có thể được xem xét khi pH động mạch <7,15 nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm toan, làm giảm hiệu suất của tim do tăng sản xuất lactate. Nghiên cứu này đánh giá nguyên nhân và tỷ lệ tử vong của nhiễm toan lactic và đánh giá ảnh hưởng của sử dụng natri bicarbonate đối với tử vong. Nghiên cứu tiến hành trên 103 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 66,1±11,4 tuổi bị nhiễm toan lactic trong số 207 bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa ở một trung tâm duy nhất từ tháng 5/2011 đến tháng 4/2012. Kết quả có 83 bệnh nhân (80,6%) tử vong do nhiễm trùng huyết (61,4%), sốc tim, suy gan và các nguyên nhân khác. Tỷ lệ sử dụng natri bicarbonate có tỷ lệ tử vong cao hơn. Kết luận: Nhiễm toan lactic có tỷ lệ tử vong cao nên được thận trọng khi kê đơn natri bicarbonate trong trường hợp nhiễm toan lactic vì sử dụng natri bicarbonate có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Sodium Bicarbonate , pubchem. Truy cập ngày 28/10/2023.
- Hyun Jeong Kim 1, Young Ki Son, Won Suk An (2013) Effect of sodium bicarbonate administration on mortality in patients with lactic acidosis: a retrospective analysis, pubmed.com. Truy cập ngày 28/10/2023.
Chất điện giải
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Slovenia
Xuất xứ: Cộng hòa Séc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Anh
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam