Moxifloxacin
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
7-[(4aS,7aS)-1,2,3,4,4a,5,7,7a-octahydropyrrolo[3,4-b]pyridin-6-yl]-1-cyclopropyl-6-fluoro-8-methoxy-4-oxoquinoline-3-carboxylic acid
Nhóm thuốc
Moxifloxacin thế hệ mấy? Moxifloxacin thuốc nhóm kháng khuẩn Quinolon thế hệ 3
Mã ATC
S01 – Nhãn khoa
S01A – Thuốc chống nhiễm trùng
S01AE – Fluoroquinolone
S01AE07 – Moxifloxacin
J – Thuốc chống nhiễm trùng để sử dụng toàn thân
J01 – Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân
J01M – Thuốc kháng khuẩn Quinolon
J01MA – Fluoroquinolone
J01MA14 – Moxifloxacin
Mã UNII
188XYD42P
Mã CAS
151096-09-2
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C21H24FN3O4
Phân tử lượng
401.4 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Moxifloxacin là một quinolone trong công thức cấu tạo có chứa nhóm thế fluoro ở vị trí 6,, nhóm axit 4-oxo-1,4-dihydroquinoline-3-carboxylic mang nhóm thế cyclopropyl ở vị trí 1, a (4aS,7aS)-octahydro-6H-pyrrolo[3,4-b]nhóm pyridin-6-yl ở vị trí 7 và nhóm thế methoxy ở vị trí 8.
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 2
Số liên kết hydro nhận: 8
Số liên kết có thể xoay: 4
Diện tích bề mặt cực tôpô: 82,1
Số lượng nguyên tử nặng: 29
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 2
Liên kết cộng hóa trị: 1
Tính chất
- Moxifloxacin tồn tại dưới dạng chất rắn, chất kết tinh màu hơi vàng đến vàng
- Điểm nóng chảy 238-242°C
- Khi đun nóng Moxifloxacin sẽ thải ra khói độc của oxit nitơ, hydro florua, hydro clorua. độ quay quang học riêng: -256 °C ở 25 °C/D
Dạng bào chế
Dung dịch thuốc moxifloxacin nhỏ mắt/mắt: thuốc nhỏ mắt moxifloxacin 5mg/ml,..
Viên nén bao phim
Dung dịch tiêm : thuốc moxifloxacin 400mg/250ml,…
Nguồn gốc
- Moxifloxacin được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên vào năm 1991 bởi Bayer AG, và một lần nữa vào năm 1997.
- Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng Moxifloxacin vào năm 1999 tại Hoa Kỳ để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cụ thể
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Moxifloxacin là một quinolone / fluoroquinolone kháng sinh có phổ kháng khuẩn bao gồm cả các chủng Gram âm và Gram dương hiếu khí, cũng như vi khuẩn kỵ khí. Moxifloxacin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn sau gây ra như Vi sinh vật gram dương hiếu khí (Micrococcus luteus, Corynebacteria, Staphylococcus aureus, Staphylococcus hominis, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus Warneri, Streptococcus pneumoniae, và Streptococcus viridans). Vi sinh vật gram âm hiếu khí:Haemophilus parainfluenzae, Haemophilusenzae, Acinetobacter lwoffii. Moxifloxacin có hiệu quả tương đương hoặc hiệu quả hơn các thuốc so sánh bao gồm clarithromycin, cefuroxime axetil và amoxicillin liều cao
- Moxifloxacin có cơ chế hoạt động bằng cách liên kết với một enzyme gọi là DNA gyrase, phụ thuộc vào việc ngăn chặn sự sao chép DNA của vi khuẩn do đó chuỗi xoắn kép DNA không thể xoắn. Moxifloxacin ức chế topoisomerase IV, ức chế enzyme topoisomerase II mà đầy đều là những enzyme thiết yếu tham gia vào quá trình sửa chữa, phiên mã, sao chép DNA của vi khuẩn. Moxifloxacin vẫn duy trì hoạt tính tốt chống lại vi khuẩn gram âm mà lại có tác dụng cải thiện khả năng chống lại cầu khuẩn gram dương và các mầm bệnh không điển hình so với các thuốc fluoroquinolone cũ hơn
Dược động học
Hấp thu
Moxifloxacin thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Moxifloxacin qua đường uống có sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 90%. Thức ăn hầu như không ảnh hưởng đến sự hấp thu Moxifloxacin.
Chuyển hóa
52% thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch Moxifloxacin được chuyển hóa thông qua liên hợp glucuronide và sulphate. Trong đó 38% chất liên hợp sunfat và được thải trừ chủ yếu qua phân. 14% được chuyển thành dạng liên hợp glucuronide (bài tiết riêng qua nước tiểu)
Phân bố
Moxifloxacin có thể tích phân bố 1,7 đến 2,7 L/kg. Moxifloxacin có khả năng liên kết với protein huyết thanh khoảng 30-50%. Moxifloxacin được phân bố rộng rãi khắp cơ thể, nồng độ Moxifloxacin ở mô thường vượt quá nồng độ Moxifloxacin trong huyết tương. Moxifloxacin sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch 400 mg cũng được tìm thấy trong cơ xương, mô bụng, dịch phế quản,dịch phồng rộp da, mô dưới da, nước bọt, dịch tiết mũi, dịch niêm mạc xoang. Giống như các fluoroquinolone khác, moxifloxacin đạt có khả năng thẩm thấu tốt vào các mô và dịch hô hấp.
Thải trừ
45% Moxifloxacin dùng theo đường tiêm tĩnh mạch/ uống được bài tiết dưới dạng không đổi (~25% qua phân, ~20% qua nước tiểu).
Ứng dụng trong y học
- Moxifloxacin điều trị một số bệnh nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, bệnh than, nhiễm trùng trong ổ bụng, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh lao, viêm mô tế bào
- Moxifloxacin điều trị viêm xoang cấp do vi khuẩn, đợt cấp của nhiễm trùng da và cấu trúc da, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, nhiễm trùng trong ổ bụng phức tạp, viêm phế quản mãn tính.
- Moxifloxacin điều trị đợt cấp của viêm xoang cấp tính do vi khuẩn, viêm phế quản mãn tính.
Độc tính ở người
- Moxifloxacin khi dùng quá liều có thể gây các triệu chứng ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương và đường tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy, buồn ngủ, run, giảm hoạt động, co giật. Liều tiêm tĩnh mạch Moxifloxacin gây chết người tối thiểu ở chuột nhắt và chuột cống là 100 mg/kg.
- Moxifloxacin làm tăng men huyết thanh thấp (1% đến 3%) trong quá trình điều trị, tổn thương gan cấp tính hiếm gặp nhưng đôi khi nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong biểu hiện thường đột ngột với đau bụng và vàng da, buồn nôn, mệt mỏi
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất ở bệnh nhân dùng moxifloxacin là rối loạn tiêu hóa, xoắn đỉnh , hội chứng Stevens–Johnson, kéo dài khoảng QT, viêm gan , ảnh hưởng tâm thần, bệnh lý thần kinh ngoại biên không hồi phục , viêm gân tự phát, đứt gân và phản ứng nhạy cảm với ánh sáng/nhiễm độc quang.
Tương tác với thuốc khác
- Moxifloxacin dùng chung với corticosteroid làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm gân và tàn tật.
- Thuốc kháng axit có chứa magie hay ion nhôm có thể dẫn đến tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, gây ức chế sự hấp thu moxifloxacin.
- Moxifloxacin dùng chung với thuốc kéo dài khoảng QT có thể kéo dài khoảng QT
- Moxifloxacin với NSAID có khả năng tương tác thuốc nghiêm trọng
- Moxifloxacin dùng chung với warfarin làm tăng hoặc giảm INN
- Thuốc chống viêm không steroid dùng chung với Moxifloxacin làm tăng nguy cơ kích thích và co giật hệ thần kinh trung ương
Lưu ý khi sử dụng
- Có rất ít dữ liệu về sự xuất hiện của moxifloxacin trong sữa mẹ. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy moxifloxacin không có nồng độ đáng kể trong sữa mẹ, cân nhắc lợi ích và rủi ro khi dùng Moxifloxacin cho phụ nữ cho con bú.
- Moxifloxacin không liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc nhẹ cân khi dùng cho phụ nữ có thai tuy nhiên nên cân nhắc khi dùng Moxifloxacin cho phụ nữ có thai.
- Sự an toàn của moxifloxacin ở bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.
Một vài nghiên cứu của Moxifloxacin trong Y học
Dược động học của Moxifloxacin, an toàn Moxifloxacin với tim và liều dùng trong điều trị bệnh lao kháng Rifampicin ở trẻ em
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích mô tả đặc điểm dược động học của moxifloxacin và sự kéo dài khoảng QT và đánh giá liều lượng tối ưu ở trẻ em mắc bệnh lao kháng rifampin. Dữ liệu dược động học được tổng hợp từ 2 nghiên cứu quan sát ở trẻ em Nam Phi được điều trị thường xuyên bằng moxifloxacin đường uống mỗi ngày một lần mắc bệnh lao kháng Rifampicin. 85 trẻ được nghiên cứu có độ tuổi trung bình từ 1-15 tuổi đang tiếp xúc với virus gây suy giảm miễn dịch ở người cho thấy moxifloxacin liều 10-15 mg/kg ở trẻ nhỏ phù hợp với mức phơi nhiễm của người lớn nhưng cần đánh giá thêm về độ an toàn, đặc biệt khi dùng đồng thời với các thuốc kéo dài QT khác.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Moxifloxacin, pubchem. Truy cập ngày 24/09/2023.
- Kendra K Radtke , Anneke C Hesseling, JL Winckler , Heather R Draper, Moxifloxacin Pharmacokinetics, Cardiac Safety, and Dosing for the Treatment of Rifampicin-Resistant Tuberculosis in Children,pubmed.com. Truy cập ngày 24/09/2023.
Xuất xứ: Cộng hòa Slovenia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hy Lạp
Xuất xứ: Thụy Sỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Bangladesh
Xuất xứ: Pakistan