Morphin

Hiển thị tất cả 4 kết quả

Morphin

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Morphine Tên danh pháp theo IUPAC

(4R,4aR,7S,7aR,12bS)-3-methyl-2,4,4a,7,7a,13-hexahydro-1H-4,12-methanobenzofuro[3,2-e]isoquinoline-7,9-diol;sulfuric acid;pentahydrate

Nhóm thuốc

Thuốc Morphine là thuốc gì? Morphine là thuộc nhóm giảm đau gây nghiện.

Mã ATC

N – Hệ thần kinh

N02 – Thuốc giảm đau

N02A – Thuốc phiện

N02AA – Alkaloid thuốc phiện tự nhiên

N02AA01 – Morphin

Mã UNII

X3P646A2J0

Mã CAS

6211-15-0

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C34H50N2O15S

Phân tử lượng

758.8 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Morphine là muối sunfat của morphin , một loại alkaloid

Mô hình cầu của Morphine
Mô hình cầu của Morphine

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 11

Số liên kết hydro nhận: 17

Diện tích bề mặt cực tôpô: 194

Số lượng nguyên tử nặng: 52

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 10

Liên kết cộng hóa trị: 8

Tính chất

  • Morphine tồn tại dưới dạng chất rắn, không mùi, vị đắng
  • Điểm sôi 190 °C
  • Điểm nóng chảy 255 °C. Khi bị phân hủy, nó thải ra khói độc
  • Thực tế không tan trong nước. Khi tiếp xúc với không khí, morphin dần mất đi lượng nước hydrat hóa. Thuốc sẫm màu khi tiếp xúc lâu với ánh sáng.

Dạng bào chế

Dung dịch tiêm: thuốc morphin sulfat 10mg/ml,…

Viên nén phóng thích kéo dài: Morphin sulfat 30mg viên nén giải phóng chậm,…

Viên nang: thuốc morphine sulfate 30mg viên nang,..

Dạng bào chế Morphine sulfate
Dạng bào chế Morphine sulfate

Nguồn gốc

  • Morphin được làm từ gì? Morphine là một alkaloid morphinane được lấy từ hạt anh túc vào năm 1805.
  • Các tài liệu của Morphine được công bố sớm nhất từ thế kỳ 3 trước công nghiên tuy nhiên đến năm 2100 trước công nguyên Morphine mới được dùng dưới dạng các thuốc và phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nghiện.
  • Thuốc đầu tiên được làm từ thuốc phiện là do các nhà giả kim thời Byzantine tuy nhiên đã bị thất lạc trong cuộc chinh phục Constantinople của Ottoman. Đến năm 1522, Paracelsus đề cập đến một loại thuốc tiêm làm từ thuốc phiện, nó được dùng như một loại thuốc giảm đau mạnh
  • Vào tháng 12 năm 1804 tại Paderborn, Morphine được phát hiện là alkaloid hoạt động đầu tiên được chiết xuất từ cây thuốc phiện bởi dược sĩ người Đức Friedrich Sertürner
  • Công thức cấu trúc của morphin được xác định bởi Robert Robinson vào năm 1925
  • Năm 2003, người ta phát hiện ra morphin nội sinh xuất hiện tự nhiên trong cơ thể con người.

Dược lý và cơ chế hoạt động

  • Morphine có khả năng ngăn chặn việc truyền tín hiệu cảm thụ đau do liên kết với các thụ thể opioid do đó ức chế các thụ thể đau hướng tâm chính đến các tế bào chiếu cảm giác ở sừng sau, các tín hiệu truyền đến các tế bào thần kinh điều chỉnh cơn đau ở tủy sống bị ngăn chặn. Thời gian tác dụng của Morphin từ 6-30 phút
  • Morphine giảm nhờ các ái lực với các thụ thể delta, kappa và mu-opioid. Morphine liên kết với thụ thể mu-opioid trong hệ thần kinh ngoại biên, hệ thần kinh trung ương do nó liên kết với thụ thể mu-opioid, ức chế các tế bào thần kinh hướng tâm nhận cảm đau của PNS, kích hoạt các con đường ức chế đi xuống của hệ thần kinh trung ương, giảm tổng thể sự truyền dẫn cảm nhận đau.

Dược động học

Hấp thu

Thuốc Morphine được hấp thu tại niêm mạc trực tràng và môi trường kiềm ở phần trên ruột với sinh khả dụng 80-100%. Morphine đạt nồng độ ổn định sau 24-48 giờ. Khi dùng đường tiêm Morphine đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 15 phút còn khi dùng đường uống thì nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 90 phút với Cmax là 283nmol/L. Thức ăn có thể làm tăng mức độ hấp thu qua đường tiêu hóa của morphin sulfat. Khi dùng dưới dạng viên phóng thích kéo dài thì thức ăn làm giảm tốc độ hấp thu của morphine.

Chuyển hóa

Morphine chuyển hóa lần đầu đáng kể, khoảng 90% bởi UGT2B7 thông qua quá trình glucuronid hóa và sunfat hóa ở vị trí 3 và 6. Ngoài ra Morphine cũng được chuyển hóa thành normorphine và morphine ethereal, codeine

Phân bố

Morphine có thể tích phân bố là 5,31L/kg. Morphine có khả năng đi qua nhau thai

Thải trừ

Morphine có độ thanh thải khi dùng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da là 1600 mL/phút. Morphine có thời gian bán thải là 2-3 giờ.

Ứng dụng trong y học

Thuốc morphin có tác dụng gì? Morphine dược dùng trong:

  • Giảm đau từ trung bình đến nặng có thể cấp tính hoặc mãn tính. Phổ biến nhất là được dùng trong kiểm soát cơn đau. Thuốc morphin giảm đau có tác dụng giảm đau đáng kể và rất tốt ở những bệnh nhân đau.
  • Ngoài ra Morphine trong chăm sóc và giảm nhẹ mức độ đau cho các bệnh nhân mắc các cơn đau giai đoạn cuối của bệnh
  • Morphine cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư tích cực và đau do tắc mạch trong cơn khủng hoảng hồng cầu hình liềm. Ung thư tiêm morphin sống được bao lâu? Không thể khẳng định Morphine dùng cho bệnh nhân ung thư kéo dài thời gian sống được bao lâu vì tùy vào giai đoạn của bệnh và khả năng đáp ứng với thuốc của bệnh nhân mà có thể khác nhau.
  • Trong khoa cấp cứu, morphin được dùng để điều trị viêm khớp và thậm chí đau đầu, đau cơ xương, đau bụng, đau ngực.
  • Morphine đôi khi sẽ kết hợp với một liều thấp lorazepam giống benzodiazepine để gây mê theo thủ tục

Tác dụng phụ

Morphine có gây nghiện không? Tác dụng phụ hay gặp nhất của Morphine là gây nghiện và táo bón. Các tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm ức chế hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp, buồn nôn, nôn và bí tiểu.Các tác dụng phụ khác được báo cáo bao gồm buồn nôn và nôn, chóng mặt, an thần và chóng mặt, hưng phấn, khô miệng, co thắt đường mật, chán ăn, khó chịu, kích động. Ngoài ra còn gây ngứa, phù nề và các phát ban da khác, nổi mề đay

Độc tính ở người

Các triệu chứng của độc tính do quá liều thuốc giảm đau Morphine bao gồm trầm cảm, suy hô hấp nặng

Chống chỉ định

Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện, đặc biệt nếu bệnh nhân có tiền sử lạm dụng opioid

Tương tác với thuốc khác

  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) vì những loại thuốc này có tác dụng phụ với morphin. Sự kết hợp này sau đó có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp nghiêm trọng, hội chứng serotonin hoặc làm tăng tình trạng ức chế hô hấp ở bệnh nhân.
  • Morphine dùng đồng thời với rượu, thuốc benzodiazepin và thuốc an thần, thuốc phiện bổ sung có thể gây suy hô hấp và ngưng thở.

Lưu ý khi sử dụng

  • Liều dùng morphin cho bệnh nhân ung thư tùy vào loại bệnh và giai đoạn của bệnh mà có thể khác nhau vì vậy cần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần hết sức thận trọng khi dùng Morphine cho các trường hợp suy hô hấp nặng và hen suyễn nặng vì morphin có thể làm giảm thêm khả năng điều hòa hô hấp.
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) vì những loại thuốc này có tác dụng phụ với morphin.
  • Trong quá trình dùng Morphine bệnh nhân cần được theo dõi các thông số trạng thái tinh thần, huyết áp, điều hòa hô hấp và sử dụng sai/sử dụng quá mức.
  • Tránh dùng Morphine cho phụ nữ có thai và cho con bú và chỉ dùng Morphine khi đảm bảo lợi ích vượt trội rủi ro đồng thời có sự chỉ định của bác sĩ.

Một vài nghiên cứu của Morphine trong Y học

So sánh hiệu quả giữa viên nén giải phóng morphine sulfate và viên nén giải phóng kéo dài morphine hydrochloride trong điều trị cơn đau do ung thư

Efficacy comparison between morphine sulfate controlled-released tablet and morphine hydrochloride sustained-released tablet in treating cancer pain
Efficacy comparison between morphine sulfate controlled-released tablet and morphine hydrochloride sustained-released tablet in treating cancer pain

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu so sánh hiệu quả và độc tính giữa viên nén giải phóng có kiểm soát morphin sulfate và viên nén giải phóng kéo dài morphine hydrochloride trong điều trị cơn đau do ung thư từ trung bình đến nặng. Nghiên cứu được tiến hành trên 121 bệnh nhân bị đau do ung thư từ trung bình đến nặng được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: 60 bệnh nhân được điều trị bằng viên nén giải phóng kéo dài morphine hydrochloride và 61 bệnh nhân được điều trị bằng viên nén giải phóng có kiểm soát morphine sulfat. Kết quả là 61 bệnh nhân được điều trị bằng viên phóng thích có kiểm soát morphin sulfat, 49 bệnh nhân bị đau nặng; 12 bệnh nhân bị đau vừa, tổng tỷ lệ phản hồi là 91,80%. Trong số 60 bệnh nhân được điều trị bằng viên nén giải phóng kéo dài morphin hydrochloride, 47 bệnh nhân bị đau nặng; 13 bệnh nhân bị đau vừa, tổng tỷ lệ phản hồi là 91,67%. Không có sự khác biệt quá nhiều về hiệu quả giữa 2 nhóm này. Các tác dụng phụ được ghi nhận bao gồm táo bón, buồn nôn, nôn. Từ đó kết luận viên nén giải phóng có kiểm soát morphine sulfate và viên nén giải phóng kéo dài morphine hydrochloride đều an toàn trong điều trị cơn đau do ung thư từ trung bình đến nặng.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Morphine sunfat , pubchem. Truy cập ngày 23/09/2023.
  2. Patrick B. Murphy ; Samuel Bechmann ; Michael J. Barrett, Morphine ,pubmed.com. Truy cập ngày 23/09/2023.
  3. Hang Zhou, Li-Yang Wang, Yang Wei, Xian-Yu Liu (2007) Efficacy comparison between morphine sulfate controlled-released tablet and morphine hydrochloride sustained-released tablet in treating cancer pain, pubmed.com. Truy cập ngày 23/09/2023.

Giảm đau (Opioid)

Morphin 10mg/ml Vidipha

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp 25 Ống x 1 ml

Xuất xứ: Việt Nam

Giảm đau (Opioid)

MS Contin 30mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén phóng thích kéo Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 30 viên

Xuất xứ: Anh

Giảm đau (Opioid)

MS Contin 10mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén phóng thích kéo dàiĐóng gói: Hộp 1 vỉ x 30 viên

Xuất xứ: Anh

Giảm đau (Opioid)

Morphin 30mg Dopharma

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nang Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 7 viên

Xuất xứ: Việt Nam