Kali
Đặc điểm của Kali?
Kali là gì?
Kali là một nguyên tử kim loại kiềm, là chất dinh dưỡng đa lượng, được dùng để điều trị tình trạng hạ kali trong máu, làm sạch ruột kết trước khi thực hiện nội soi đại tràng.
Sự cân bằng kali trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý, chế độ ăn dinh dưỡng không đảm bảo. Hạ kali máu hoặc tăng kali máu có thể gây ra một số triệu chứng như rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng thần kinh cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Danh pháp quốc tế
Potassium
Công thức hóa học/phân tử
K
Tính chất vật lý
- Trong điều kiện thường kali là chất lỏng, phản ứng mạnh với nước tạo thành kali hydroxyd, là vật liệu ăn mòn, dễ cháy. Nhiệt sinh ra từ phản ứng này đủ để đốt cháy hydro. Hợp kim kali có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Kali bốc cháy dữ dội khi bắt lửa.
- Điểm sôi: 1425 độ F ở 760 mmHg (759 độ C)
- Điểm nóng chảy: 145 độ F (63,5 độ C)
- Độ hòa tan: 340 g/L
- Mật độ khí: 1.4
- Áp suất hơi: 8mmHg ở 432 độ C
Cảm quan
Kali là một kim loại mềm, màu bạc. Tuy nhiên, ở điều kiện thông thường, kali thường có màu trắng xám do bị oxy hóa.
Dạng bào chế
Kali được sử dụng dưới dạng muối Kali clorua, Kali citrat,… dưới dạng viên nén, viên nang, dung dịch tiêm truyền.
Kali có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng
Sau khi vào cơ thể, kali tồn tại ở dạng ion, là một cation nội bào phân bố tại hầu hết các mô trong cơ thể. Kali phân bố chủ yếu trong tế bào và một lượng rất nhỏ được xác định ở dịch ngoại bào. Nồng độ kali ở trong tế bào cao gấp 30 lần so với nồng độ kali ở dịch ngoại bào. Từ đó tạo gradient xuyên màng, điều chỉnh bởi chất vận chuyển Na+/K+ ATPase.
Gradient này ảnh hưởng lớn đối với sự dẫn truyền thần kinh, chức năng thận, sự co cơ.
Tổng lượng kali trong cơ thể: 45 mmol/kg
Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, rất hiếm gặp tình trạng nồng độ kali cao hoặc thấp bất thường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết kali: nôn, tiêu chảy, suy giảm chức năng thận, thuốc
Cơ chế hoạt động của kali lên huyết áp:
- Kali khiến tăng bài tiết natri qua nước tiểu, làm giảm quá trình tái hấp thu của natri, từ đó làm giảm thể tích nội mạch.
- Nồng độ kali tăng làm kích thích bơm Na+/K+ ATPase, mở các kênh kali của bơm natri-kali adenosine triphosphatase, làm giãn mạch.
- Thay đổi độ nhạy phản xạ barrorefex
- Thay đổi độ nhạy trong cơ trơn mạch máu, tế bào hệ thần kinh giao cảm.
Cơ chế hoạt động của kali đến cân bằng điện giải và hệ thống cơ thể
- Độ chênh lệch kali trên màng tế bào làm điều chỉnh điện thế màng tế bào, được duy trì bởi Na+/K+ ATPase, kích thích khuếch tán Na ra ngoài tế bào và K vào trong tế bào.
- Sự phân bố kali trong cơ thể và tế bào ở điều kiện thường gọi là cân bằng bên trong- bên ngoài.
- Nồng độ kali máu giảm làm tăng nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp thất, phì đại thất trái.
- Cần bổ sung kali để hạn chế tình trạng hạ kali máu, bổ sung dạng dung dịch uống hoặc dung dịch tiêm.
Dược lực học
Kali giúp duy trì nồng độ gradien điện giải ở bề mặt tế bào hai phía, giúp cân bằng chất lỏng và điện giải, đảm bảo cho sự dẫn truyền thần kinh, sự co cơ và đảm bảo chức năng tim, chức năng thận. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự ảnh hưởng của kali tới huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Ngoài ra, việc thiếu hụt kali còn ảnh hưởng đến tình trạng giảm mật độ khoáng trong xương ở người cao tuổi, sỏi thận.
Trong trường hợp sử dụng kali ở dạng bào chế viên nén, cần thận trọng với nguy cơ gây loét hoặc tổn thương thực quản, dạ dày. Để hạn chế các nguy cơ trên đường tiêu hóa, có thể cân nhắc sử dụng kali dạng lỏng pha loãng.
Dược động học
- Hấp thu: Kali hấp thu chủ yếu ở ruột non, khoảng 90% liều dùng. Kali dùng ở các dạng bào chế khác nhau có mức độ hấp thu khác nhau. Ở dạng kali gluconat, tỷ lệ hấp thu khoảng 94%, tương tự tỷ lệ hấp thu từ khoai tây. Ở dạng lỏng, kali hấp thu sau vài giờ. Ở dạng viên nén kali clorud bao tan trong ruột, tỷ lệ hấp thu chậm hơn so với dạng lỏng.
- Phân bố: Kali phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể, chủ yếu ở trong mô và tế bào (98%) và lượng nhỏ còn lại phân bố dịch ngoại bào.
- Chuyển hóa: Kali không được chuyển hóa trong cơ thể.
- Thải trừ: Kali chủ yếu bài tiết qua nước tiểu, một lượng nhỏ bài tiết qua phân, một lượng không đáng kể bài tiết qua mồ hôi. Quá trình bài tiết diễn ra nhanh hơn ở người khỏe mạnh. Thời gian bán thải của kali khoảng 1,6 đến 14 giờ.
Ứng dụng trong y học
- Bổ sung kali cho người bị thiếu hụt kali do kém hấp thu, lượng kali hấp thu thấp, lượng natri hấp thu quá mức
- Ngăn ngừa và điều trị hạ kali máu có hoặc không có kiềm chuyển hóa
- Điều trị ngộ độc digitalis
- Sử dụng kali clorua với dextrose và natri clorua dạng lỏng giúp cung cấp nước, calo và chất điện giải
- Sử dụng kali citrat điều trị nhiễm toan ống thận, sỏi thận, sỏi calci oxalat
Nghiên cứu mới trong y học về Kali
Nghiên cứu về việc sử dụng kali đường uống giúp kiểm soát huyết áp không rõ nguyên nhân được thực hiện bởi Poorolajal J và các cộng sự vào năm 2017.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng của việc bổ sung kali đường uống đối với huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ 9059 bài báo, 23 thử nghiệm, 1213 người tham giả, cho thấy kali là một loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nào, chống tăng huyết áp hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
- National Institutes of Health, Potassium | K | CID 5462222 – PubChem, ngày truy cập 24/12/2024
- Drugbank, Potassium: Uses, Interactions, Mechanism of Action, ngày truy cập 24/12/2024
- Poorolajal J, Zeraati F, Soltanian AR, Sheikh V, Hooshmand E, Maleki A. Oral potassium supplementation for management of essential hypertension: A meta-analysis of randomized controlled trials. PLoS One, ngày truy cập 24/12/2024
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Australia
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam