Thiên Môn Chùm
Cây Thiên Môn Chùm là gì?
Danh pháp
Thiên Môn Chùm có tên khoa học là Asparagus racemosus, cây thuộc họ Thiên Môn – Asparagaceae.
Tên gọi khác
Satmuli, Shatavari.
Đặc điểm thực vật
Thiên Môn Chùm là một loài cây leo thân thảo, chiều dài rơi vào khoảng 1 tới 2m. Các lá của cây thuộc dạng hình kim, kích thước nhỏ, màu xanh lá sáng. Rễ của cây này mọc tạo thành chùm, mỗi nhánh của rễ sẽ phình to, mập và hình dạng tương tự như củ sắn.
Hoa Thiên Môn Chùm thuộc nhóm hoa lưỡng tính, hoa có màu trắng, có kèm gai nhỏ, quả chia làm 3 múi, bên trong quả có thể chứa rất nhiều hạt.
Phân bố – Sinh thái
Cây Thiên Môn Chùm có thể tìm được ở nhiều nơi có khí hậu cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Tìm được cây Thiên Môn Chùm ở độ cao lên đến 1500m so với mực nước biển tại Ấn Độ. Ngoài ra, cây còn có ở nhiều quốc gia khác như Sri Lanka, Nepal, Thiên Môn Chùm Himalaya,…
Cây này thích mọc ở các vùng đất sỏi, đá, độ cao khoảng 1300-1400m.
Bộ phận dùng
Có thể dùng cả cây Thiên Môn Chùm để chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, phần rễ của Thiên Môn Chùm đang được ứng dụng nhiều hơn cả vì các lợi ích nổi trội mà phần rễ đem lại.
Thu hái và chế biến
Thông thường, người ta sẽ thu hái phần rễ của Thiên Môn Chùm vào khoảng tháng 9-10 cho đến tận tháng 3 của năm sau. Rễ của cây có thể dùng tươi ngay sau khi thu hái hoặc phơi khô để dùng lâu dài.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của Thiên Môn Chùm có thành phần:
- Saponin Steroid.
- Oligospirostanoside.
- Isoflavone-8-methoxy-5,6,4-trihydroxy isoflavone-7-0-beta-D-glucopyranoside.
- Chất nhầy, Carbonhydrate, Polysacharide.
- Alcaloid đa vòng như Aspargamine A.
- Sitosterol.
- Một vài khoáng chất vi lượng đã được tìm thấy ở trong rễ Thiên Môn Chùm như Kẽm, Đồng, Coban, Mangan, cùng với Selen, Magie, Canxi.
- Sarsapogenin.
- Bên cạnh đó còn có acid béo Acid Gamma Linoleinic, Diosgenin, Vitamin A và Quercetin 3-glucourbnide.
Thiên Môn Chùm Organic có tác dụng gì?
Thiên môn chùm lợi sữa
Chiết xuất từ rễ của Thiên Môn Chùm có thể tăng cường tiết sữa trong giai đoạn cho con bú. Nó được dùng cùng với các thảo mộc khác để tăng cường sản lượng sữa ở động vật thí nghiệm.
Trong một đánh giá về chế phẩm viên uống Thiên Môn Chùm dùng trên người, sản phẩm được báo cáo là có khả năng làm tăng lượng sữa mẹ vào khoảng ngày thứ 5 sau khi sinh.
Trong một nghiên cứu khác, chiết xuất rễ Thiên Môn Chùm bằng cồn, dùng tiêm bắp có khả năng làm tăng sản lượng sữa lẫn trọng lượng mô thùy của tuyến vú trên các con chuột thí nghiệm. Hoạt động này có thể là do sự giải phóng corticosteroid hoặc sự gia tăng của prolactin.
Hoạt động chống loét
Hiệu quả chống loét của Thiên Môn Chùm đã được đánh giá trên 32 người bệnh. Các bệnh nhân được cho sử dụng 12g bột rễ/ngày, thời gian dùng khoảng 6 tuần. Thiên Môn Chùm có thể giảm nhiều triệu chứng ở các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
Thiên Môn Chùm giúp làm lành vết loét, tăng cường các yếu tố bảo vệ, tăng cường khả năng miễn dịch của niêm mạc. Đồng thời còn giúp tăng cường độ nhớt, tăng tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Vì Thiên Môn Chùm có thể chữa lành vết loét nhưng không ngăn chặn giải phóng acid dịch vị nên tác động của dược liệu này tương tự như prostaglandin liên kết với muối mật.
Chống ho
Chiết xuất methanol của rễ Thiên Môn Chùm, liều lượng 200-400mg/kg ở chuột cho thấy khả năng chống ho đáng kể.
Kháng khuẩn và chống động vật nguyên sinh
Chiết xuất Thiên Môn Chùm bằng methanol với các nồng độ 50, 100 và 150mg/ml cho tác động kháng khuẩn rộng. Cụ thể các vi khuẩn nhạy cảm với chiết xuất methanol Thiên Môn Chùm như E.coli, Staphylococcus aureus, Shigella dysentariae, Pseudomonas pectida, Salmonella typhimurium,…
Ngoài ra, chiết xuất rễ Thiên Môn Chùm bằng cồn cho thấy công dụng ức chế Eintamoeba histolytica ở ống nghiệm.
Tác động ở đường tiêu hóa
Thiên Môn Chùm có thể giúp điều trị chứng khó tiêu, các rối loạn loét dạ dày, tá tràng. Bảo vệ cho niêm mạc dạ dày bằng cách giảm tình trạng loét.
Các tác động khác
Chiết xuất Thiên Môn Chùm có thể ức chế cơn co thắt tử cung trên động vật thí nghiệm.
Ngoài ra, Thiên Môn Chùm còn có các tiềm năng như chống độc gan, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa và nhiều tác động khác trên cơ thể sống.
Liều dùng và cách dùng
Tùy vào từng trường hợp như tuổi, bệnh lý, tình trạng cơ thể mà liều lượng và cách sử dụng Thiên Môn Chùm sẽ khác nhau. Để đảm bảo an toàn, nên tuân theo ý kiến của các bác sĩ đông y.
So sánh Thiên Môn Chùm và Thiên Môn Đông
Thiên Môn Chùm | Thiên Môn Đông | |
Tên khoa học | Asparagus racemosus | Asparagus conchinchiensis |
Đặc điểm thực vật | Hoa có màu trắng, lưỡng tính.
Quả có 3 múi với nhiều hạt ở bên trong. |
Hoa có màu xanh nhạt, đơn tính.
Quả dưới dạng hình cầu, bên trong quả chỉ có 1 hạt |
Tác dụng | Giúp lợi sữa, kháng khuẩn, chống loét, chống ho, hỗ trợ đường tiêu hóa | Giúp tiêu viêm, lợi niệu, dưỡng phế âm |
Tài liệu tham khảo
Shashi Alok, Sanjay Kumar Jain, Amita Verma, Mayank Kumar, Alok Mahor và Monika Sabharwal (2013), Plant profile, phytochemistry and pharmacology of Asparagus racemosus (Shatavari): A review, Pubmed. Truy cập ngày 03/01/2025.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam