Hương Phụ (Củ Gấu)
Tên khoa học
Cyperus rotundus L. (Củ gấu), họ Cói (Cyperaceae).
- Cyperus rotundus L. (Củ gấu), họ Cói (Cyperaceae).
Nguồn gốc
Thân rễ khô của loài Cyperus rotundus L. (Củ gấu), họ Cói (Cyperaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Sơn Đông, Chiết Giang, Hồ Nam và Hà Nam.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch vào mùa Thu, đốt hết rễ con và lông, đun sôi hoặc hấp kỹ trước khi
phơi nắng. Ngoài ra, sau khi đốt rễ con và lông có thể trực tiếp phơi nắng. Cả hai loại này được gọi là “Quang hương phụ”. Loại phơi trực tiếp mà không đốt gọi là “Mao hương phụ”
Tác dụng của hương phụ thì rất tuyệt vời nhưng thu hoạch và bào chế hương phụ đòi hỏi những kỹ thuật rất đặc biệt.
Hương phụ dùng thân rễ phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu. Đây là một loại cây cỏ mọc hoang dại ở ruộng, ven đường; nhưng là cây rất khó bị tiêu diệt hoàn toàn vì có khả năng sinh sôi cực tốt dù chỉ còn sót lại một mẩu thân rễ cũng đủ phát triển. Là một vị thuốc rất quý đối với phụ nữ, đem lại sức sống cho người phụ nữ (hương là hương thơm, phụ là phụ nữ).
Bởi vì mọc dại nên rất dễ tìm, thường thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, đào toàn cây sau đó vun thành đống đốt, lá và rễ con sẽ cháy hết còn lại củ, lấy củ rửa sạch phơi sấy khô là có thể dùng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì có hai cách bào chế hương phụ là tứ chế và thất chế.
Tứ chế gồm có giấm (acid acetic 5%), rượu 40 %, nước muối 15%, nước tiểu trẻ em lấy phần giữa. Lấy 1kg hương phụ chia làm 4 phần (mỗi phần 250g), một phần ngâm với 200ml giấm, một phần ngâm với rượu, một phần ngâm với nước muối, một phần ngâm với nước tiểu trẻ em. Lượng rượu, nước muối, nước tiểu ngâm vừa xâm xấp hương phụ (xâm xấp nghĩa là ở mức không đầy lắm, chỉ đủ phủ kín khắp bề mặt). Ngâm 1 ngày 1 đêm nếu là mùa hè, ngâm 3 ngày 3 đêm nếu là mùa thu, 7 ngày 7 đêm nếu là mùa đông. Sau đó lấy ra phơi hay sấy khô rồi trộn đều 4 phần với nhau. Hoặc cách khác có thể đổ cả 4 loại trên vào ngâm chung với hương phụ theo công thức 600g hương phụ, 160ml giấm, 160ml rượu, 20g muối, nước tiểu trẻ em đủ để ngập hương phụ – thời gian ngâm căn cứ theo mùa như trên rồi lấy ra phơi sấy khô.
Thất chế là bao gốm tứ chế nhưng thêm nước gừng, nước cam thảo, nước vo gạo là đủ 7 thứ. Thời gian ngâm cũng theo mùa như trên, có thể chia làm 7 phần hoặc gộp chung lại cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên cần căn cứ vào mục đích sử dụng mà chọn cách bào chế, nếu muốn dẫn thuốc vào thận tẩm muối, nếu muốn dẫn thuốc vào can tẩm giấm, nếu muốn dẫn thuốc đi lên tẩm rượu, tẩm nước tiểu trẻ em đế tăng tác dụng điều kinh.
Nước tiểu là sản phẩm bài tiết, theo hệ tuần hoàn đến màng lọc cầu thận, trải qua một quy trình lọc tái hấp thu rất phức tạp sau đó bài tiết ra ngoài. Các chất có trong nước tiểu đi khắp hệ tuần hoàn, trải qua một hệ thống màng lọc, tổ chức ống thận cuối cùng vẫn không được giữ’ lại phải bài tiết ra ngoài. Nên theo lý luận YHCT các hoạt chất trong nước tiểu có tác dụng thông kinh mạch rất mạnh, đi khắp toàn thân mà không gặp cản trở gì, không bị giữ lại. Tuy nhiên theo YHHĐ thì trong nước tiểu có chứa các chất có hại cho cơ thể, các độc tố, các chất cơ thê’ không dung nạp được nên cần phải thải loại ra ngoài. Do đó mà cần phải chọn các đối tượng trẻ em không có bệnh nền, không có các bệnh lý nội khoa, không có các bệnh lây nhiễm. Ngoài ra trẻ em thuần dương vô âm nghĩa là dương nhiều âm ít; mà tính của dương là thăng bốc tán; còn tính của âm là giáng, trầm, trệ nên chọn nước tiểu bé trai nhiều dương khí là tốt hơn cả. Do đó mà chọn nước tiểu bé trai là tốt nhất tầm khoảng 3-10 tuổi là lý tưởng (lý do trẻ dưới 3 tuổi các chức năng cơ thể chưa hoàn thiện, trên 10 tuổi âm dương bắt đầu cân bằng chuẩn bị có hiện tượng dậy thì không còn thuần dương vô âm nữa)
Kinh nghiệm của tác giả thường dùng hương phụ đơn chế, nghĩa là chỉ cần tẩm mỗi với giấm vào can với mục đích sơ can lý khí giải uất, còn nếu muốn tăng tính điều kinh thì tẩm với nước tiểu trẻ em. Ngoài ra tác giả nhận thấy mục đích tẩm nước tiểu trẻ em để tăng tính thông mạch, mặt khác nước tiểu dù gì vẫn có mùi nên không phải ai cũng cảm thấy dễ chịu khi uống, nên để thay thế tẩm nước tiểu trẻ em tác giả hay tẩm nước quế chi (quế chi có tác dụng ôn thông kinh mạch, ổn định cũng rất mạnh nên hoàn toàn có thể thay thế được nước tiểu trẻ em, vị quế chi cay cay ngọt ngọt dễ uống hơn nhiều). Còn nếu trường hợp vừa muốn sơ can lý khí giải uất vừa muốn ôn thông kinh mạch thì có thể chọn cách: Chẳng hạn bài thuốc kê 12g hương phụ thì có thể dùng 6g hương phụ tẩm giấm và 6g hương phụ tẩm nước quế chi hoặc tẩm nước tiểu trẻ em (Đây là kinh nghiệm của tác giả nên quý thầy thuốc có thể coi như là kiến thức tham khảo)
Tính vị, quy kinh
Vị cay đắng, tính ôn vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Tam tiêu
Đặc điểm dược liệu
Hình con quay, hơi cong. Mặt ngoài nâu sẫm hoặc nâu đen, có nếp nhăn dọc. Thể chất: cứng, mặt cắt dược liệu được luộc hoặc hấp có thể chất như sừng, trong khi dược liệu làm khô trực tiếp có thể chất bột. Mùi: thơm. Vị: hơi đắng.
- Dược liệu Hương phụ
Tác dụng
Sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống.
” Nam bất thiểu trần bì, Nữ bất ly hương phụ ” như đã từng trình bày, trần bì là vị thuốc không thể thiếu dành cho nam giới, hương phụ là vị thuốc không thể quên của nữ giới. Đây là hai vị thuốc nam giá khá rẻ, nhưng tác dụng thì quá đỗi tuyệt vời. Hương phụ vị cay thì tán, vị đắng thì sơ tiết, tính hòa hoãn bình hòa, điểm mạnh nhất của hương phụ là giải can uất trừ được khí trệ ở tam tiêu đồng thời lại có thể điều kinh. Do đó mà hương phụ còn được gọi là tổng tư lệnh của bệnh khí, chủ soái của bệnh phụ khoa.
Can chủ về sơ tiết, trong đó sơ tiết bao gồm về tình chí và về tiêu hóa. Nhờ có can khí mà khí của các tạng phủ được hoạt được trơn lợi, do đó bản chất khí tại can phải hòa hoãn bình hòa thì mới sơ tiết được khí của các tạng phủ (gốc). Khi can uất làm cho khí tại can bị trệ, khí khí của can bị trệ làm cho chức năng sơ tiết bị ảnh hưởng, dẫn đến khí các tạng phủ hoạt động không lợi, tình chí và ăn uống không thông, hay gặp các biểu hiện (ngọn):
Can uất làm khí trệ, khí trệ dẫn đến đau: đau dạ dày, co thắt các cơ, đau dây thần kinh ngoại biên, viêm đại tràng co thắt,…. Can mất sơ tiết nên tình chí không thông, dễ lo nghĩ cáu gắt tức giận làm can khí mất điều đạt dẫn đến ngực sườn đầy tức, đầy bụng,… Can mất sơ tiết nên ăn uống không lợi làm cho ăn uống không tiêu, bụng đầy tức buồn nôn, ợ chua ợ hơi,… gặp trong các chứng vị quản thống, can khí phạm vị… Can mất sơ tiết làm tạng phủ kinh lạc không thông lợi gây ra khí trệ huyết ứ, huyết ứ sinh nhiệt, nhiệt bức huyết vong hành gây ra các chứng nôn ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
Tác dụng của Hương phụ là sơ can lý khí để giải uất giúp cho can khí được thông lợi là chữa vào gốc bệnh, khi can khí được lợi thì chức năng sơ tiết được khôi phục, khí của tạng phủ được sơ tiết điều hòa, tình chí thư thái, kích thích tiêu hóa. Đồng thời tính của hương phụ không chỉ lý khí ở mỗi can mà còn trừ được khí trệ ở tam tiêu, do đó không chỉ tác động vào gốc mà còn tác động vào cả ngọn. Mặt khác nữa hương phụ còn điều kinh chỉ thống, điều hòa hoạt động kinh lạc và kinh nguyệt để giảm đau, chữa các bệnh phụ nữ không thể thiếu được hương phụ.
Như đã nói tác dụng của hương phụ rất rộng, rất mạnh nên dùng rất yên tâm Khác với thánh bì tính rất bạo liệt phá khi án rất mạnh nên không dùng kéo dài và khi dùng phải theo dõi.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu chất lượng cao to, chắc, thơm nồng, không có rễ con.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam