Bán Hạ (Bán Hạ Bắc)
Tên khoa học
Pinellia ternata thuộc họ Ráy (Araceae)
Tên khác
Bán Hạ có tên khác là Bán Hạ Bắc, Củ Chóc, Lá Ba Chìa, Cây Chóc Chuột.
Nguồn gốc
Cây Bán Hạ Bắc là cây mọc hoang ở Việt Nam tại những nơi có đất ẩm từ Nam ra Bắc ngoài ra Bán Hạ còn được tìm thấy ở Nhật Bản, Ấn Độ.
Đặc điểm thực vật
- Cây Bán Hạ là 1 loại cây cỏ không có thân mà chỉ có củ hình cầu và có đường kính 2 cm. Lá Bán Hạ hình tim hay hình mác được chia thành 3 thùy, rộng 3,5-9 cm, thùy dài 4-15 cm.
- Hoa Bán Hạ với phần hoa đực của Bán Hạ dài 5-9 mm và phần trần dài 17-27 mm. Quả Bán Hạ là quả mọng hình trứng dài 6 mm.
- Sau đây là hình ảnh cây Bán Hạ:
Bộ phận dùng
Bán Hạ bộ phận dùng bao gồm: rễ/củ cây.
Thu hái, cách bào chế Bán Hạ
- Bán Hạ được thu hoạch vào mùa hạ và thu. Khi đào rễ hay còn gọi là củ Bán Hạ sau đó đem rửa sạch đất cát lựa lấy củ to còn được gọi lag nam tinh và củ nhỏ gọi là Bán Hạ. Có thể dùng dưới dạng tươi hoặc chế biến để thành dạng khô. Tuy nhiên Bán Hạ chưa chế có độc tính, nếm thấy ngứa rát miệng và thấy bỏng vì vậy phần lớn đều dùng Bán Hạ chế.
- Bán hạ chế là gì? Bán Hạ là sản phẩm sau khi chế biến Bán Hạ tươi để nhắm mục đích giảm bớt độc tính hay tăng tác dụng của Bán Hạ, có nhiều cách để chiến biến Bán Hạ như sau:
-
- Bán Hạ tẩm phèn chua hay còn được gọi là Thanh Bán Hạ: lấy rễ Bán Hạ đã được rửa sạch sau đó phân làm 2 loại to và nhỏ, chọn lấy những loại có cùng kích thước với nhau và đem ngâm trong dung dịch phèn chua 8% cho đến khi không còn lõi trắng và khi nếm thấy thuốc có vị tê nhẹ. Lấy ra và rửa sạch rễ Bán Hạ đã được ngâm rồi rửa sạch và cắt thành các lát mỏng sau đó đem sấy hơi phơi cho khô, Tỷ lệ dùng như sau cứ 100 kg Bán Hạ dùng 20 kg phèn chua. Dược liệu Bán Hạ sau khi chế là những miếng nhỏ có hình elip và hình thoi hơi tròn hoặc có hình chữ nhật trên mặt miếng dược liệu có màu nâu nhạt đến nâu và sẽ có 1 số đốm nhỏ màu trắng, có những vạch ngắn có vân đỏ tía dưới lớp bần còn lại. Bề mặt của Bán Hạ nhẵn, dễ gãy và có thể chất cứng. Vị hơi mặn, tê, se, màu nhạt.
- Bán Hạ tẩm gừng hay Khương Bán Hạ: lấy Bán Hạ đã được làm sạch rồi phân loại to nhỏ rồi dùng những loại có cùng kích thước rồi đem ngâm trong nước đến khi nào không còn thấy lõi trắng. Gừng tươi đem thái lát và sắc nước đặc sau đó thêm Bán Hạ và phèn vào đun sôi kỹ rồi lấy Bán Hạ ra để ngoài không khí hoặc sấy đến khô rồi đến khi khô được 1 nửa thì đem cắt thành các lát mỏng rồi phơi khô hoàn toàn, tỷ lệ dùng là 100 kg Bán Hạ dùng 12,5 kg phèn và 25 kg gừng tươi. Dược liêu sau khi chế có hình chữ nhật, là các miếng nhỏ hoặc hình hơi tròn. Bên ngoài có màu nâu đến nâu đen. Bề mặt nhẵn, cứng và bóng loáng, màu vàng nâu nhạt, có vị tê nhẹ, mùi thơm nhẹ và chất nhầy khi nhai.
- Pháp Bán Hạ: lấy Bán Hạ đã được làm sạch và phân loại to, nhỏ, dùng các loại có cùng kích thước đem ngâm trong nước đến khi không còn lõi trắng thì bỏ nước đi. Cam thảo thêm nước rồi sắc 2 lần thu lấy dịch chiết. Lấy vôi sống thêm nước khuấy đều rồi gạn lấy nước vôi. Trộn đều dịch chiết cam thảo vừa thu được cùng nước vôi sau đó ngâm Bán Hạ trong hỗn hợp dịch này mỗi ngày ra huẩy 1-2 lần để duy trì pH dung dịch ngâm ở pH> 12 đến khi nào nếm thấy vị thuốc có cảm giác hơi tê, mặt cắt Bán Hạ có màu vàng đều là được. Lấy Bán Hạ ra rửa sạch rồi phơi âm can hoặc sao khô. Tỷ lệ dùng như sau 100 kg Bán Hạ + 15 kg cam thảo + 10 kg vôi sống. Dược liệu Bán Hạ sau khi chế có hình cầu hoặc bị vỡ thành các khối không đều nhau. Bên ngoài có màu vàng nhạt, vàng nâu hay vàng, mặt nhẵn cứng, bên trong có vị hơi ngọt, màu vàng đến vàng xám, hơi se.
- Dược liệu Bán Hạ có hình cầu dẹt hay hình cầu, đường kính 1-1,5 cm và mặt ngoài có màu vàng nhạt hay màu trắng. Đỉnh có chỗ lõm là các vết sẹo của thân cây để lại, xung quanh có nhiều sẹo rễ là các vết chấm nhỏ. Phía đáy tù và nhọn, hơi nhẵn, Có thể chất chắc, cứng, mặt cắt trắng và nhiều một, mùi nhẹ, vị tê, hăng và kích ứng.
Tính vị, quy kinh
Bán Hạ có tính ôn, tân, có độc. Quy kinh vị, tỳ.
Thành phần hóa học
- Bán Hạ có chứa tinh dầu, alkaloid, 1 ít ancol và phytosterol, chất cay. Ngoài ra Bán Hạ còn chứa tinh bột, chất nhầy, dầu béo.
- Theo 1 số nghiên cứu trong Bán Hạ còn có 1 chất cay rất dễ tan trong ete ethylic.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng:
- Bản mỏng silicagel G.
- Dung môi: n-butanol -acid acetic- nước (8:3:1)
- Dung dịch thử: lấy 1 g dược liệu + 10 ml methanol đun hồi lưu trong 30 phút rồi lọc và bốc hơi dịch lọc đến khi còn 0,5 ml được dung dịch thử.
- Dung dịch đối chiếu: dùng 1g bột Bán Hạ mẫu chuẩn chiết như mô ta ở dung dịch thử.
- Tiến hành: chấm lên bản mỏng 5 microlit dung dịch thử, 1 microlit dung dịch đối chiếu hoặc 5 microlit dung dịch dược liệu đối chiếu, tiến hành triển khai sắc ký trên bản mỏng và sấy ở nhiệt độ 105 độ sau đó phun thuốc thử ninhydrin lên sẽ thu được Rf và so sánh các giá trị Rf của dung dịch thử, dung dịch chuẩn.
Phương pháp sắc ký lớp mỏng:
- Bản mỏng silicagel GF254.
- Dung môi triển khai: ether dầu hỏa- ethyl acetat -aceton-acid formic (30:6:4:0,5)
- Dung dịch thử: lấy 2 g dược liệu + 10 ml ethanol 96% đun hồi lưu trong 60 phút rồi để nguội, lọc và bốc hơi dịch lọc đến khi khô. Hòa cắn trong 1 ml ethanol được dung dịch chấm sắc kí.
- Dung dịch đối chiếu: dùng 2g bột Bán Hạ mẫu chuẩn chiết như mô ta ở dung dịch thử.
- Tiến hành: chấm lên bản mỏng mỗi dung dịch trên 10 microlit, tiến hành triển khai sắc ký trên bản mỏng và sấy ở nhiệt độ 105 độ sau đó phun thuốc thử acid sulfuric 10% /ethanol lên sẽ thu được Rf và so sánh các giá trị Rf của dung dịch thử, dung dịch chuẩn.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 5g bột Bán Hạ đem rây qua rây số 250 rồi cho vào bình nón có nút mài rồi thêm 50 ml ethanol 96% đun hồi lưu cách thủy 1 giờ và để nguội, lọc, lấy bã dược liệu chiết tương tự thêm 2 lần nữa rồi gộp thu dịch chiết 3 lần rồi cho bay hơi thu cắn khô, thêm 10ml dung dịch NaOH 0,1M siêu âm trong 30 phút rồi cho dịch vào bình định mức 50 ml, đun sôi nước để tráng rửa bát cô, gộp dịch rửa vào bình định mức 50ml , thêm nước mới đun sôi đến vạch 50ml rồi lắc đều. Lấy 25 ml dung dịch thu được chuẩn độ bằng HCl 0,1 M với chỉ thị là phenolphtalein. Song song tiến hành mẫu trắng.
Tác dụng của Bán Hạ
- Tác dụng chữa ho: khi dùng 1ml dung dịch cồn iod 1% gây ho ở mèo rồi dùng nước sắc Bán Hạ 20% thì thấy với liều 0,6 kg bán hạ trên 1 kg thể trọng có tác dụng chữa ho tốt. Liều dùng trên cho kết quả tương đương codein phosphat 1g / kg thể trọng.
- Tác dụng chống nôn: 1 thí nghiệm trên 6 con chó nặng từ 11,5-28 kg cho tiêm vào da liều 0,01 g apomorphin để gây nôn. Cách 1 ngày tiêm 1 lần, tiêm 4 liều. Đến liều thứ 2 thì đồng thời tiêm 5ml dung dịch nước Bán Hạ đến lần thứ 3 tiêm trước 5ml dung dịch Bán Hạ 5 phút sau tiêm apomocphin lần thứ 4 tiêm 5ml dung dịch Bán Hạ trước 5 phút và 15 phút sau tiêm apomocphin. Kết quả cho thấy lần 1 nôn 13 lần lần 2 nôn 2 lần, lần 3 nôn 3-6 lần và lần 4 nôn 2 lần. Do đó kết luận rằng Bán Hạ ức chế tác dụng gây nôn của apomocphin.
- Độc tính: dịch chiết cồn Bán Hạ gây co quắp và chết trên động vật thí nghiệm.
Công dụng của Bán Hạ
Vị thuốc Bán Hạ có tác dụng cầm nôn, giáng nghịch, tiêu đờm hóa thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị nôn mửa, ho có đờm, đờm hạch, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm kết với khí gây mai hạch khí. Bán Hạ và bối mẫu đều có tác dụng óa đờm trong đó bối mẫu quy vào kinh phế giúp nhuận táo khác với Bán Hạ có tính ôn táo chuyển táo thấp hóa đờm.
Liều dùng
Ngày dùng vị thuốc bán hạ chế từ 3-9 g dạng hoàn tán/thuốc sắc.
Kiêng kỵ
Kiêng kỵ Bán Hạ với bệnh nhân âm huyết hư, người có thai, tân dịch kém, hay dùng kết hợp với thuốc loại ô đầu, đờm ứ giao ngưng: loa dịch, mụn nhọt, anh lựu, đờm ẩm trở vệ: Vị khí đưa lên làm cho ngực nôn mửa,tim hồi hộp, chóng mặt, đầy trướng,mất ngủ, ho suyễn, khó chịu, đờm dãi ủng trệ.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mọt.
Một số bài thuốc có chứa Bán Hạ
- Bán Hạ chữa ho, nôn mửa: bột Bán Hạ 80g + 50g bột gừng + 3000ml nước đun sôi đem sắc đến khi cô cạn còn 1000ml đem lọc qua bông và dùng nước cất pha thêm cho đủ 1000ml, mỗi lần dùng 100-300ml, trung bình dùng 200-600ml tương ứng 8-24 hoặc 16-18g bán hạ.
- Bán Hạ chữa hen suyễn, nặng mặt, muốn nôn ọe, nằm không được, chữa nôn, bụng dưới nôn nao:
- Bài thuốc 1: 40 g Bán Hạ chế + 20g sinh khương + 600 ml nước sắc tất cả đến khi còn 200ml rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: 4 g thổ tế tân + 8g ma hoàng + Bán Hạ chế + ô mai nhục + vỏ rễ dâu + ngũ vị tử + gừng tươi + cam thảo mỗi vị 6 g tất cả đem sắc uông.
- Bán Hạ dùng cho trẻ con ngất, bất tỉnh: 4 g sinh Bán Hạ + 2f bồ kết tất cả tán nhỏ rồi thổi vào mũi.
- Bán Hạ chữa cảm lạnh đau bụng, thổ tả: Bán Hạ chế + phụ tử chế+ can khương + xuyên tiêu mỗi vị 6f đem sắc uống.
- Bán Hạ chữa đi lỏng, ăn không tiêu: Bán Hạ chế theo tỷ lệ 1: 1 tán nhỏ làm thành viên bằng hạt đậu và uống 15-20 viên/ngày dùng với nước gừng chiêu thuốc.
- Bán Hạ chữa viêm phế quản mạn, lao: 5 g ma hoàng + 2 g Bán Hạ+ 3g tế tân + 1g ngũ vị tử + 600ml nước sắc còn 200ml nước rồi chia thành 3 lần uống/ngày.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi (2006), Bán Hạ . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 44. Truy cập ngày 26/12/2023
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hồng Kông
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam