Mất ngủ, an thần
Nhathuocngocanh – Theo thống kê của tổ chức giấc ngủ quốc gia, ước tính có từ 10 đến 30% người trong độ tuổi trưởng thành gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc tình trạng mất ngủ mạn tính. Vậy mất ngủ là gì? và có những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ? Trong bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mất ngủ là tình trạng gì?
Mất ngủ là một tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh. Mặc dù một số mô hình tâm lý và sinh lý thần kinh đã được đề xuất để khái niệm hóa sự phát triển của chứng mất ngủ, nhưng nguyên nhân và cơ chế cơ bản của nó vẫn chưa được làm rõ ràng. Thông thường có hai lựa chọn điều trị chính cho chứng mất ngủ, bao gồm các phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc.
Mất ngủ là tình trạng rối loạn của giấc ngủ đặc trưng bởi tình trạng khó bắt đầu hoặc đi vào giấc ngủ sâu, khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào lúc sáng sớm. Tình trạng này diễn ra ít nhất 3 lần trên tuần, trong ít nhất ba tháng, kèm theo là tình trạng suy nhược sức khỏe và suy giảm chức năng ban ngày. Tỷ lệ mất ngủ thường dao động từ 4% đến 36% ở thanh thiếu niên, 9% đến 50% ở người trưởng thành. Đây là một tình trạng mãn tính với tỷ lệ tồn tại thay đổi từ 11% đến 60% trong khoảng thời gian 1 năm và 15% đến 40% trong 5 năm theo dõi.
Mất ngủ đang ngày càng được công nhận là một vấn đề sức khỏe lớn và có liên quan đến hàng loạt các ảnh hưởng tiêu cực. Bao gồm như tình trạng suy giảm chức năng và các hoạt động về ban ngày, cơ thể suy nhược, suy giảm thể chất và tinh thần. Nặng hơn, tình trạng mất ngủ kéo dài còn có thể gây ra tình trạng trầm cảm, tăng huyết áp, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, tăng nguy cơ tự tự.
Nếu xét về tần suất mất ngủ, thì tình trạng này có thể được chia ra làm hai dạng chính, đó là:
- Mất ngủ cấp tính: Là tình trạng mất ngủ không thường xuyên và không kép dài quá 1 tháng.
- Mất ngủ mạn tính: Là tình trạng mất ngủ diễn ra trên 1 tháng với tần suất kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Nếu xét về nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ thì nó có thể chia ra làm hai loại:
- Mất ngủ tiên phát: mất ngủ không liên quan đến bệnh tật hay môi trường sống.
- Mất ngủ thứ phát: mất ngủ do có vấn đề về sức khỏe (mắc bệnh nào đó gây mất ngủ như lên cơn hen ban đêm, đau khớp, trầm cảm…), do tác dụng phụ của thuốc, sử dụng các chất kích thích…
Những loại mất ngủ thường gặp
Mất ngủ vào ban đêm
Bệnh nhân bị mất ngủ vào ban đêm thường có các triệu chứng điển hình như khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ không sâu và hay thức giấc vào lúc sáng sớm.
Mất ngủ mạn tính
Mất ngủ nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể kéo dài và trở thành mất ngủ mạn tính. Mất ngủ mạn tính không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bị mất ngủ mạn tính sẽ phải điều trị trong một thời gian dài, đồi hỏi bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Mất ngủ sau khi sinh con
Phụ nữ sau sinh thường xuyên mất ngủ do rất nhiều yếu tố như: phải chăm con, cho con bú, tình trạng đau ở vết khâu hoặc vết mổ,… Tình trạng này tái diễn lâu ngày sẽ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, kéo dài thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề đặc biệt là trầm cảm sau sinh.
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng giấc ngủ sinh lý bị rối loạn, người bệnh thường rơi vào tình trạng mất ngủ vào ban đêm và ngủ rũ vào ban ngày, rối loạn chu trình thức ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ví dụ như: ngưng thở khi ngủ, căng thẳng kéo dài,…
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Lactate là đích của giai đoạn đầu hồi sức trong sepsis
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Đa phần tình trạng mất ngủ đều đến từ tâm trạng của người bệnh, trạng thái kích thích cao độ sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức, sinh lý và tâm lý của cá nhân, dẫn đến giấc ngủ bị rối loạn. Dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ về đêm:
- Rối loạn sức khỏe tâm thần, căng thẳng kéo dài hoặc gặp một cú sốc về tâm lý: Tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài hoặc gặp cú sốc về mặt tâm lý là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ.
- Thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi trưa được phù hợp: Sử dụng các thiết bị điện tử sẽ làm thần kinh bị hưng phấn và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Việc ngủ trưa quá nhiều, dậy quá muộn vào buổi sáng khiến nhịp ngủ ngày đêm bị rối loạn cũng dễ gây ra tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
- Ăn quá no vào buổi tối, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
- Nhịp sinh học bị thay đổi hoặc do chênh lệch múi giờ: Việc di chuyển, du lịch đến nhiều quốc gia qua nhiều múi giờ khác nhau, thay đổi thời gian làm việc cũng dễ khiến cho giấc ngủ sinh lý bị rối loạn.
- Những người bị các bệnh lý liên quan đến tim, hệ hô hấp kém thường xuyên bị ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản hoặc dùng một loại thuốc (hen suyễn, giảm đau,…) có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có xu hướng ngủ ít hơn so với những người trẻ.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê… có thể khiến hệ thần kinh hưng phấn, gây ra tác dụng tỉnh táo tạm thời từ đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Những triệu chứng điển hình của tình trạng mất ngủ
Những người bị mất ngủ lâu ngày thường có các biểu hiện sau:
- Trằn trọc, khó ngủ vào buổi đêm.
- Người bệnh thường ngủ chập chờn, dễ bị đánh thức bởi tiếng động bên ngoài, thường có xu hướng dậy sớm hoặc thức giấc lúc nửa đêm.
- Sức khỏe xuống dốc, người luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi sau khi thức giấc.
- Thường rơi vào trạng thái lo lắng, khích động, u uất hoặc hoảng sợ quá mức.
- Dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi một cách thất thường.
- Dễ xao lãng, khó tập trung vào công việc và học tập.
Mất ngủ thường diễn biến thành mãn tính. Có hai phương pháp điều trị chính đó là sử dụng thuốc an thần hoặc hướng tới điều trị tâm lý không dùng thuốc. Biện pháp điều trị bằng thuốc cho tình trạng mất ngủ thường được khuyến nghị sử dụng trong một thời gian ngắn, do những hạn chế của phương pháp điều trị bằng thuốc, bao gồm khả năng phụ thuộc và khả năng bất dung nạp khi sử dụng lâu dài.
Điều trị mất ngủ bằng thuốc an thần
Các thuốc bình thần
Mất ngủ uống gì? Khi mất ngủ nhiều bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc bình thần. Các thuốc bình thần gồm: Diazepam, Bromazepam, Rotundin,… Những thuốc này thường có tác dụng nhanh, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên những thuốc này chỉ nên dùng cho những bệnh nhân mà tình trạng mất ngủ ngắn hạn, mức độ bệnh chưa nghiêm trọng. Việc sử dụng các thuốc thuộc nhóm này có thể gây phụ thuộc thuốc, đồi hỏi những lần sau phải dùng liều cao hơn. Trong một số trường hợp kể cả có tăng liều thì người bệnh vẫn bị mất ngủ.
Những thuốc thuộc nhóm này chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ điều trị, việc lạm dụng và sử dụng dài ngày có thể gây ra suy giảm trí nhớ.
Thuốc ngủ
Các thuốc thuộc nhóm này là: Phenobarbital, Zolpidem,…
Đây là một nhóm thuốc có tác dụng mạnh, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ra tình trạng quen liều và phụ thuộc vào thuốc. Các thuốc chữa mất ngủ thuộc nhóm này có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn lên cơ thể như chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, táo bón,…
Việc sử dụng thuốc ngủ phải có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ điều trị, không được tự ý mua và sử dụng thuốc.
Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ thứ nhất
Các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin H1 thế hệ thứ nhất là Promethazin, Alimemazin, Clorpheniramin,… Đây là các hoạt chất kháng Histamin thế hệ cũ có khả năng chống dị ứng mạnh, do có thể đi qua hàng rào máu não và có tác dụng ức chế thần kinh nhẹ nên nó có tác dụng an thần, gây ngủ. Tuy nhiên những thuốc này đều khá nhiều tác dụng không mong muốn lên cơ thể như: khô miệng, mệt mỏi, nhược cơ, sa sút trí tuệ,… do đó không được dùng để làm thuốc an thần (trừ Alimemazin).
Các thuốc an thần mới
Các thuốc an thần mới được phát triển gần đây như: Olanzapine, Quetiapine,… đều là những hoạt chất có khả năng an thần gây ngủ mạnh. Nếu sử dụng dài ngày có thể gây ra tình trạng tăng cân quá mức, do những hoạt chất này có thể kích thích vị giác của người bệnh, khiến họ ăn nhiều hơn. Thuốc thường được dùng cho những trường hợp mất ngủ đi kèm với tình trạng chán ăn như trầm cảm, lo âu lan tỏa, trầm cảm và chán ăn do lạm dụng rượu,… Để hạn chế tình trạng béo phì khi dùng thuốc, bạn nên hạn chế ăn những bột đường, chất béo đồng thời tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
Các thuốc chống trầm cảm ba vòng
Các thuốc chống trầm cảm ba vòng là: Clomipramine, Mirtazapine,… Cơ chế tác động của những thuốc này là ức chế hệ Serotonin trong não, giúp tạo ra những tác động tích cực đến giấc ngủ. Ưu điểm của dòng thuốc này là có thể sử dụng được dài ngày, phù hợp với những bệnh nhân bị mất ngủ mạn tính. Tuy nhiên thuốc thường không đem lại hiệu quả ngay lập tức, thường phải sau 3 đến 4 tuần điều trị, chất lượng giấc ngủ mới cải thiện được rõ ràng. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng thường được chỉ định cho những người bị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, mất ngủ sau chấn thương, ung thư,…
Sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể để lại một số tác dụng không mong muốn như: táo bón, bí tiểu, đắng miệng,….
Với những bệnh nhân bị tình trạng mất ngủ mạn tính, bác sĩ điều trị sẽ phải kết hợp từ hai đến ba thuốc khác nhóm, thường gặp nhất là phối hợp thuốc thuộc nhóm bình thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc an thần mới. Sau một thời gian thường là 2 tuần điều trị, bác sĩ sẽ cắt giảm thuốc bình thần. Sau khoảng 4 tuần điều trị thì cắt tiếp các thuốc chống trầm cảm mới, và duy trì thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm 3 vòng trong tối thiểu 36 tháng. Việc phối hợp thuốc này không chỉ giúp tối ưu hóa việc điều trị mà còn giảm thiểu được những tác dụng bất lợi lên cơ thể.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Quá liều Paracetamol: Nguy cơ, biểu hiện và cách điều trị
Điều trị mất ngủ bằng các thuốc từ dược liệu
Lạc tiên
- Lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida họ passifloraceae thường được sử dụng toàn cây trên mặt đất. một số chế phẩm trên thị trường: cortonyl, selavo, cao lỏng lạc tiên… Lạc tiên là một mẹo chữa mất ngủ dân gian phổ biến, đơn giản và dễ tìm.
- Thành phần chính trong Lạc tiên là: dẫn xuất Harmin, Saponin, khoáng chất, Vitamin. Lạc tiên có tác dụng chính là an thần, gây ngủ. Dược liệu có khả năng ức chế hoạt động của Caffeine giúp giảm hương phấn thần kinh, giảm căng thẳng. Bởi vậy, sử dụng Lạc tiên có thể giúp người bệnh ngủ sâu và ngon hơn. Ngoài ra do có vị ngọt tính bình nên Lạc tiên còn được dùng để thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt.
Bình vôi
- Bình vôi có tên khoa học là Tephania glabra họ menispermaceae, bổ phận dùng làm thuốc của cây là phần củ phơi khô. Một số chế phẩm trên thị trường: viên nén Rotunda, hyndarin…
- Tác dụng giảm đau, an thần gây ngủ là những tác dụng được nhắc đến nhiều nhất của loại dược liệu này. Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, trong vị thuốc này có chứa một lượng lớn L-tetrahydropalmatin – hoạt chất này còn được gọi với tên khác là Rotundin.
- Rotundin là một hoạt chất an thần mạnh, giúp giảm tình trạng căng thẳng thần kinh, cải thiện các cơn đau, từ đó giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Tâm sen
- Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera họ nelumbonaceae, bộ phần thường dùng làm thuốc an thần của sen là tâm sen với liều 1,5-3g sắc uống.
- Thành phần hóa học chính của tâm sen là: Asparagine, Nelumbo và Liensinin. Những hoạt chất này có khả năng làm dịu thần kinh, hỗ trợ làm giảm tình trạng căng thẳng, lo âu, mất ngủ.
- Dùng tâm sen đều đặn có thể giúp cải thiện chất lượng của giấc ngủ. Ngoài ra tâm sen còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc và cải thiện vẻ đẹp của làn da.
Vông nem
- Vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata họ fabaceae, bộ phận dùng làm thuốc là phần lá của cây.
- Alkaloid có trong loại dược liệu này có khả năng ngăn chặn thần kinh cơ, ức chế thần kinh trung ương đồng thời ngăn ngừa và chống các cơn co giật. Vông nem thường được dùng để cải thiện tình trạng mất ngủ, âu lo quá mức hoặc người bị chứng động kinh vắng mặt.
Thay đổi lối sống giúp cải thiện tình trạng mất ngủ
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng sẽ giúp cơ thể lấy lại được nhịp ngủ sinh học bình thường, từ đó giúp hạn chế tình trạng mất ngủ:
- Tập thói quen ngủ và thức dậy trong một thời gian cố định, hạn chế ngủ ngày.
- Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá, cà phê vào cuối ngày (chiều tối).
- Tập thể dục đều độ, không tập thể dục trước khi đi ngủ.
- Hạn chế ăn nhiều thịt, bột đường vào buổi tối, một cốc sữa buổi tối giúp bạn ngủ ngon, sâu hơn.
- Tạo không gian ngủ thoải mái, tránh ánh sáng, tiếng ồn.
- Tạo thư giãn trước khi ngủ như đọc sách, nghe bản nhạc du dương, tắm nước ấm.
- Nếu không ngủ được hay không cảm thấy buồn ngủ, thức dậy và đọc sách hay làm gì đó thư giãn cho đến khi ngủ được.
Mất ngủ thường xảy ra đồng thời với một loạt các rối loạn tâm thần, với tỷ lệ phổ biến ước tính là 80–90% ở bệnh trầm cảm và lo âu, và 70% ở bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Người bị mất ngủ thường xuyên không chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tâm lý mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi có các biểu hiện mất ngủ, khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ kéo dài bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay để có được phương hướng điều trị đúng đắn cũng như có các lời khuyên y tế hợp lý.
Tài liệu tham khảo
1.Non-pharmacological Approaches for Management of Insomnia, tác giả Ngan Yin Chan, Joey Wing Yan Chan, Shirley Xin Li,corresponding, Yun Kwok Wingcorresponding, nguồn NCBI, truy cập ngày 16/5/2023.
2.Behavioral and psychological treatments for chronic insomnia disorder in adults: an American Academy of Sleep Medicine systematic review, meta-analysis, and GRADE assessment, tác giả Jack D. Edinger, J. Todd Arnedt, Suzanne M. Bertisch, Colleen E. Carney, John J. Harrington, Kenneth L. Lichstein, Michael J. Sateia, Wendy M. Troxel, Eric S. Zhou, PhD, Uzma Kazmi, MPH, Jonathan L. Heald, Jennifer L. Martin, nguồn NCBI, truy cập ngày 16/5/2023.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ (USA)