Đại cương về rối loạn lo âu: Nguyên nhân, biểu hiện, phân loại

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Đại cương rối loạn lo âu

Tác giả: PGS.TS. Bùi Quang Huy

Bài viết Đại cương về rối loạn lo âu: Nguyên nhân, biểu hiện, phân loại được trích trong sách Rối loạn lo âu – Nhà xuất bản Y học (2019)

1. Khái niệm về lo âu

Sợ là một đáp ứng cảm xúc không dễ chịu và phối hợp với hàng loạt biểu hiện thần kinh thực vật, gây ra bởi một mối đe dọa thực sự từ môi trường bên ngoài. Bệnh nhân có thể thích nghi được với sợ, họ có sự chuẩn bị để đối mặt với nguy hiểm đe dọa bệnh nhân.

Biểu hiện hay gặp nhất trong rối loạn lo âu là sợ, sợ hãi quá mức, không có nguyên nhân, bệnh nhân cảm nhận được sự sợ hãi đó. Lo âu không thể được giải thích được bởi một bệnh tâm thần khác hay ảnh hưởng của bệnh cơ thê. Trạng thái này không thể bị kiểm soát bởi bệnh nhân; thường biểu hiện mãnjj tính, bền vững và thậm chí còn phát triển dưới dạng kịch phát.

Lo âu được phối hợp với tăng hoạt động cảm xúc, biểu hiện qua các dấu hiệu nội tạng và vận động. Lo âu có thể được coi là một hành vi chống lại một nguy hiểm không tồn tại trong thực tế hoặc đáp ứng lại một số kích thích đó tạo ra sợ trong tiền sử.

Bệnh nhân rối loạn lo âu, đặc biệt là các cơn tấn công hoảng sợ, thường tìm đến các cơ sở y tế, có tổn thương đa dạng trong chức năng xã hội, có nguy cơ lạm dụng thuốc cao. Những bệnh nhân này có rối loạn nhân cách đi kèm với rối loạn lo âu; có thể sẽ đáp ứng điều trị bằng thuốc rất kém.

2. Nguyên nhân của lo âu

2.1. Giả thiết về di truyền

Các nghiên cứu về gien di truyền đó chỉ ra’rằng quá 50% số người họ hàng mức độ 1 của bệnh nhân bị rối loạn lo âu cũng bị lo âu. Sự phù hợp cao hơn của rối loạn loại ám ảnh cưỡng bức ở người sinh đôi cùng trứng so với các cặp sinh đôi khác trứng.

Có hàng loại những bất thường về cơ thể được phối họp với lo âu, đó là giảm độ đàn hồi của da, tăng tiết mồ hôi, tăng phản xạ chớp mắt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở bệnh nhân lo âu có sự tăng tiết adrenalin do hiện tượng tích luỹ các chat acid lactic và acid béo tự do.

2.2. Giả thiết sinh học

Giả thiết nền tảng cho các tấn công hoảng sợ được xác định là tác dụng gây ra cơn hoảng sợ kịch phát của calci lactat (gây ra cơn hoảng sợ khi được tiêm tĩnh mạch) và các thuốc ức chế beta có tác dụng chống lo âu. Có giả thiết cố gắng giải thích lo âu lan tỏa bằng các cơ chế trung tâm. Giả thiết này cho rằng biểu hiện cơ thể là thứ phát của các tổn thương cơ chế trung tâm. Điểm trung tâm của giả thiết này là vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh ở vùng dưới đồi, nhân đỏ và một số vùng ở vỏ não, thùy trán, hệ limbic và hành tuỷ. Phổ biến nhất là hoạt động của các neuron noradrenergic ở nhân đỏ. Vai trò này được khẳng định bởi các bằng chứng là khi điều trị bằng các sản phẩm gây tăng bài tiết chất này ở nhân đỏ sẽ

gây ra tăng lo âu cho bệnh nhân, ức chế bài tiết norepinephrine gây tăng lo âu và tăng metoxy hydroxy phenylglycol (MHPG), chất chuyển hóa của norepinephrine trong huyết tương và trong nước tiểu của bệnh nhân đi cùng với các triệu chứng khác nhau của lo âu.

Vai trò của serotonin trong rối loạn lo âu được đánh giá bởi tác dụng chống lo ầu của một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng trên thụ cảm thể 5 – hydroxytryptamine (ví dụ như clomipramin). Các thuốc bình thần không benzodiazepin có tác dụng trên thụ cảm thể 5 – HT1a1a cũng có hiệu quả trong lo âu mức độ trung bình.

Các thụ cảm thể benzodiazepin liên quan rõ rệt đến cơ chế tạo ra lo âu. Các thụ cảm thể này được tìm thấy với mật độ cao ở thùy thái dương và thùy trán. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống thụ cảm thể benzodiazepin tăng cao trong lo âu, còn các chất bảo vệ các thụ cảm thể này là giảm lo âu (đặc biệt là các thuốc benzodiazepin).

2.3. Giả thiết tâm lý

Giả thiết phân tích tâm lý cho rằng lolo âu là mệt kết quả của rối loạn sức sống, do các bản năng không được chấp nhận, cố gắng trở thành có ý thức không thành. Lo âu là cách để tạo ra hình thức của một số cơ chế bệnh lý bảo vệ. Khi lo âu quá lớn, nó tạo ra một sự xa lánh của cơ chế tổn thương, được ý thức bởi bệnh nhân mà khi đó bệnh nhân tiếp tục không biết các nguyên nhân này.

Về ám ảnh, giải thích dựa trên thực tế rằng các xung động không được chấp nhận, có chiều hướng trở thành có ý thức được phân bố bởi một sự vật được chấp nhận có giá trị biểu tượng.

2.4. Giả thiết về học tập

Theo học thuyết này, lo âu được cho là một hành vi học tập từ những điều kiện, kinh nghiệm không dễ chịu trong quá khứ… mà gây lo âu, và hành vi này sẽ được phân bố ở những kích thích thần kinh trong hình thức bình thường khi không còn tồn tại một nguy hiểm nào.

3. Các biểu hiện cơ thể của lo âu

-Tim mạch:

+  Bồn chồn.

+ Tăng huyết áp động mạch.

+ Đau, bỏng vùng trước ngực.

+ Có ccảm giác co thắt trong lồng ngực.

– Dạ dày, ruột:

+ Nôn.

+ Cảm giác trống rỗng trong dạ dày.

+ Chướng bụng.

+ Khô miệng.

+ Tăng nhu động ruột.

+ Cảm giác “hờn trong cổ”.

-Hô hấp:

+ Tăng nhịp thở.

+ Cảm giác thiếu không khí.

+ Cảm giác khó thở.

– Các biểu hiện khác: tăng trương lực cơ, run, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, đau đầu, giãn đồng tử, đi đái thường xuyên, rét run.

4. Phân loai

4.1. Theo ICD10

Rối loạn lo âu nằm trong mục rối loạn suy nhược, rối loạn liên quan đến stress và dạng cơ thể, ICD10 thừa nhận các

thể lấm

– Rối loạn lo âu ám ảnh.

– Sợ khoảng trống cùng cơn hoảng sợ kịch phát.

– Sợ khoảng trống không có cơn hoảng sợ kịch phát.

– Ám ảnh sợ xã hội.

– Ám ảnh sợ biệt định.

– Các rối loạn lo âu khác.

– Rối loạn hoảng sợ (giai đoạn lo âu kịch phát).

– Rối loạn lo âu lan tỏa.

– Rối loạn hỗn hợp lo âu – trầm cảm.

– Rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

– Phản ứng với stress nặng và rối loạn thích ứng.

– Rối loạn thần kinh chức năng.

– Rối loạn dạng cơ thể.

– Các rối loạn khác (suy nhược thần kinh).

4.2. Theo DSM5

Sự khác biệt rõ ràng của bảng phân loại DSM5 là rối loạn thần kinh chức năng và rối loạn dạng cơ thể được phân loại riêng, các sự khác biệt khác ít quan trọng.

Theo DSM5, rối loạn lo âu bao gồm:

– Cơn hoảng sợ không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống.

– Cơn hoảng sợ có kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống.

– Ám ảnh sợ khoảng trống không có cơn hoảng sợ trong tiền sử.

– Cơn hoảng sợ biệt định.

– Cơn hoảng sợ xã hội.

– Rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

– Rối loạn stress sau sang chấn.

– Phản ứng stress cấp.

– Lo âu lan tỏa..

– Rối loạn lo âu do một bệnh cơ thể.

– Rối loạn lo âu do một chất.

– Rối loạn lo âu không biệt định khác.

Một cơn hoảng sợ kịch phát là một giai đoạn riêng, trong đó có khởi phát đột ngột của các biểu hiện sợ hoặc hoảng sợ với cường độ mạnh, thường phối hợp với cảm giác sắp chết. Trong phạm vi của cơn này, các triệu chứng như thở nông, gấp gáp, ra mồ hôi, đau hoặc khó chịu, cảm giác căng thẳng hoặc sợ hãi như là “phát điên” hoặc mất kiểm soát được biểu hiện.

Sợ khoảng trống là lo âu mà trong đó bệnh nhân tránh xa những chỗ hoặc những vị trí khó có lối thoát hoặc người giúp đỡ không thể tới được, bệnh nhân có các biểu hiện của một cơn tấn công hoảng sợ.

Hoảng sợ không có ám ảnh sợ khoảng trống được đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát sợ tái diễn, tồn tại bền vững. Hoảng sợ có ám ảnh sợ khoảng trống được đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát tái diễn và ám ảnh sợ khoảng trống.

Ám ảnh sợ khoảng trống không có tiền sử cơn hoảng sợ kịch phát, được đặc trưng bởi sự có mặt của sợ khoảng trống và của các triệu chứng giống với cơn hoảng sợ, không có trong tiền sử các cơn hoảng sợ kịch phát.

Ám ảnh sợ biệt định được đặc trưng bởi lo âu rõ rệt trên lâm sàng, xuất hiện trong một số sự việc tình huống gây sợ, thường dẫn đến hành vi xa lánh các tình huống đó.

Ám ảnh sợ xã hội được đặc trưng bởi lo âu rõ rệt trên lâm sàng; khi tiếp xúc với một số loại tình huống xã hội hoặc chức năng, thường dẫn đến hành vi xa lánh các tình huống xã hội đó.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức được đặc trưng bởi ám ảnh (là nguyên nhân gây ra lo âu) và/hoặc bởi cưỡng bức (làm nặng thêm các lo âu).

Stress sau chấn thương được đặc trưng bởi các trải nghiệm của một sự kiện chấn thương quá mức, phối hợp với các triệu chứng tăng kích thích và tránh xa các kích thích phối hợp với chấn thương.

Stress cấp được đặc trưng bởi các triệu chứng giống với stress sau chấn thương, xuất hiện ngay lập tức sau một sự kiện chấn thương tâm lý nặng.

Lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi ít nhất 6 tháng có lo âu, bận tâm quá mức và bền vững.

Rối loạn lo âu do một bệnh thực tổn được đặc trưng bởi các triệu chứng lo âu rõ ràng, được coi là kết quả sinh lý trực tiếp của bệnh thực tổn.

Rối loạn lo âu do một chất được đặc trưng bởi triệu chứng lo âu rõ ràng được coi là kết quả sinh lý trực tiếp của lạm dụng ma tuý, một thuốc hoặc bị ngộ độc một chất.

Rối loạn lo âu không biệt định khác bao gồm: rối loạn lo âu, ám ảnh sợ rõ ràng không thoả mãn các tiêu chuẩn cho rối loạn lo âu biệt định khác.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here