Sốt cao co giật ở trẻ em? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhathuocngocanh – Sốt cao co giật là tình trạng co giật xảy ra khi trẻ bị sốt. Sốt cao co giật có thể diễn ra ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ bị sốt cao co giật nếu không biết cách xử trí kịp thời thì rất dễ để lại những di chứng nặng nề về sau. Vậy sốt cao co giật là tình trạng gì? và các bậc phụ huynh cần xử trí như thế nào khi bé bị sốt cao co giật? Ở bài viết này Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Tình trạng sốt cao co giật ở trẻ em là gì?

Tình trạng sốt cao co giật thường gặp từ 2% đến 5% trong tổng số các ca bệnh trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Hầu hết các trường hợp sốt cao co giật để xảy ra từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 18.

Tình trạng sốt cao co giật được chia ra làm hai thể:

Co giật do sốt lành tính (đơn thuần) thường kéo dài dưới 15 phút và không lặp lại trong khoảng 24 giờ.

Co giật do những cơn sốt phức tạp thường kéo dài liên tục trên 15 phút hoặc ngắt quãng, diễn ra thành nhiều đợt, bệnh có tính chất khu trú và dễ tái phát trong vòng 24 giờ.

Phần lớn các cơn co giật thường gây ra do những cơn sốt đơn thuần.

Những trẻ có tiền sử gia đình bị sốt cao co giật sẽ có xu hướng bị co giật khi sốt. Ước tính có khoảng 1/3 trẻ đã từng bị sẽ lặp lại co giật trong vòng 1-2 năm sau cơn sốt co giật đầu tiên. Những trẻ bị cơn đầu tiên dưới 15 tháng sẽ có nguy cơ lặp lại cao hơn.

Sốt cao co giật ở trẻ em không được xem là động kinh, tuy nhiên những trẻ đã từng bị sốt cao co giật sẽ có nguy cơ bị động kinh cao hơn một chút (trong tương lai) so với trẻ bình thường.

Co giật do sốt cao ở trẻ em thường xảy ra khi cơ thể bé bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Đôi khi tình trạng này cũng có thể xuất hiện sau những đợt tiêm phòng (tiêm phòng sởi, quai bị, thủy đậu,…). Yếu tố di truyền có thể gia tăng nguy cơ trẻ bị sốt cao co giật. Những cặp sinh đôi cùng trứng cũng có nguy cơ bị sốt cao co giật ca hơn so với các cặp sinh đôi khác trứng. Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra một số gen có liên quan đến tình trạng sốt cao co giật.

Tình trạng sốt cao co giật ở trẻ em là gì?
Tình trạng sốt cao co giật ở trẻ em là gì?

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Tổng quan về dịch não tủy: sinh lý sản xuất, thành phần dịch não tủy

Các triệu chứng điển hình của tình trạng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ

Tình trạng co giật thường xảy ra trong giai đoạn thân nhiệt của trẻ tăng nhanh so với nhiệt độ cơ thể ban đầu, và thường gặp trong 24 giờ đầu tính từ thời điểm khởi phát cơn sốt. Các triệu chứng điển hình là co giật toàn thân, hầu hết các trường hợp co giật đều là giật rung nhưng vẫn có những trẻ có biểu hiện tăng mất trương lực cơ.

Tình trạng co giật thường xuất hiện khi trẻ sốt cao khoảng 39 độ C đến 40 độ C. Nhiệt độ cơ thể càng cao thì nguy cơ co giật càng lớn. Dưới đây là các biểu hiện thường thấy khi trẻ bị sốt cao co giật:

  • Trẻ bị tăng trương lực cơ toàn thân, với biểu hiện căng cứng gồng các bó cơ, giật rung và gồng chân tay lên.
  • Trẻ mất ý thức, giảm và mất dần cảm giác ở chân, tay và miệng.
  • Đôi khi xuất hiện tình trạng nôn ói hoặc sùi bọt mép.
  • Nhịp thở nhanh, yếu hoặc loạn nhịp.
  • Đồng tử có xu hướng trợn ngược lên trên.

Cơn co giật thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là vài chục giai cho đến vài phút đồng hồ và thường chỉ xuất hiện 1 lần trong đợt sốt. Sau khi cắt sốt, hết co giật sức khỏe của trẻ sẽ dần hồi phục lại. Trong trường hợp này thì chỉ được xem là những cơ sốt đơn thuần và không đáng lo ngại.

Tuy nhiên nếu cơn co giật kéo dài trên 15 phút đã được đnahs giá là bất thường. Nguyên nhân bệnh sinh thường là sự phản ứng phức tạp giữa cơ thể với những tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp này cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của trẻ.

Các triệu chứng điển hình của tình trạng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng điển hình của tình trạng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Mất ý thức thoáng qua: Định nghĩa, sinh lý bệnh, chẩn đoán và quản lý

Yếu tố làm gia tăng nguy cơ sốt cao co giật ở trẻ em

Yếu tố làm gia tăng tỷ lệ co giật khi sốt cao ở trẻ em thường là do bội nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong những bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp trên và dưới. Tình trạng này thường gặp trong khoảng 3 đến 4% trong tổng số ca bệnh và thường gặp khi trẻ trong độ tuổi từ 12 tháng đến 18 tháng. Tình trạng này thường sẽ xuất hiện trong vài giờ đầu khi sốt khi sự gia tăng nhiệt độ xảy ra quá mức.

Đôi khi tình trạng này cũng có thể xảy ra sau khi trẻ tiêm phòng đặc biệt là vắc xin phòng ngừa sỏi, bạch hầu, thủy đậu,… Trường hợp trẻ bị sốt cao co giật sau khi tiêm phòng thường rất hiếm gặp, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn cần hết sức lưu ý các biểu hiện của con, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời. Ngoài ra khi trẻ đi tiêm cha mẹ cần dự trù sẵn thuốc hạ sốt và bù điện giải phòng khi cần sử dụng.

Một số yếu tố nguy cơ có thể gia tăng tỷ lệ sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là:

  • Trẻ bị chẩn đoán là động kinh với cơn động kinh xuất hiện lần đầu dưới 1 tuổi.
  • Khi bị sốt cao co giật lần đầu trẻ có những diễn biến phức tạp đồng thời xuất hiện nhiều cơn sốt cao co giật.
  • Tiền sử gia đình có người thân bậc một từng bị sốt cao co giật.

Diễn biến khi trẻ bị sốt cao co giật

Tình trạng sốt cao co giật thường có nguy cơ khởi phát trong khoảng 24 giờ đầu sau khi trẻ khởi phát cơn sốt.

Ban đầu các cơ co giật sẽ có xu hướng khởi phát toàn thân, trẻ gồng người các bó cơ căng cứng, răng nghiến chặt chân tay quắp lại với nhau, và có biểu hiện rối loạn trương lực cơ. Sau khi khởi phát cơn co giật, nếu được sơ cứu đúng cách thì tình trạng này sẽ giảm dần, trẻ có biểu hiện nhược cơ, uể oải, mất ý thức và thường có xu hướng buồn ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài đến vài giờ tính từ thời điểm khởi phát cơn co giật.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ khởi phát cơn co giật trong những năm đầu đời rơi vào khoảng từ 25% đến 50%. Tỷ lệ trẻ có trên 3 cơn co giật là trên 9%. Trong lần đầu tiên, cơn co giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể của trẻ càng cao thì nguy cơ tái phát về sau lại càng thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là phụ thuộc vào điểm đặt nhiệt của cơ thể.

Trong 6 tháng đầu tính từ thời điểm trẻ xuất hiện cơn co giật đầu tiên thì tỷ lệ tái phát rất cao rơi vào từ 25% đến 50%. Trong 12 tháng đầu tỷ lệ này tăng lên là 75% và ở năm thứ 2 tỷ lệ sẽ là 90%.

Diễn biến khi trẻ bị sốt cao co giật
Diễn biến khi trẻ bị sốt cao co giật

Tiên lượng của bệnh

Làm gia tăng nguy cơ tái phát cơn động kinh

Tỷ lệ tái phát của cơn co giật do sốt cao thường rất cao rơi vào khoảng 35%. Nguy cơ này sẽ còn tăng cao hơn nếu trẻ bị chẩn đoán là động kinh và có cơn động kinh xuất hiện khi dưới 1 tuổi.

Tình trạng có nguy cơ tiến triển thành các cơn rối loạn co giật không do sốt cao nếu trẻ có lớn hơn 1 cơn co giật đơn thuần. Tỷ lệ này chiếm từ 2 đến 5% cao hơn hẳn so với nguy cơ động kinh (khoảng 2%). Tình trạng có thể gây ra những biến chuyển rất phức tạp đặc biệt là ở những trẻ có tiền sử co giật do cơn sốt phức hợp, tiền sử gia định, chậm phát triển. Ở nhóm đối tượng này nguy cơ có thể tăng lên đến 10%.

Để lại những di chứng thần kinh

Mặc dù sốt cao co giật đơn thuần không ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh của trẻ tuy nhiên ở một số trẻ, co giật do sốt cao có thể là biểu hiện ban đầu của tình trạng động kinh hoặc một bệnh lý thần kinh nào đó. Các dấu hiệu có thể được xác định khi trẻ lớn dần lên.

Trạng thái co giật do sốt cao có thể liên quan đến những tổn thương ở những phần não bộ dễ bị tác động và tổn thương.

Điều trị cho trẻ bị sốt cao co giật

Nếu cơn co giật diễn ra dưới 5 phút thì có thể sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ. Sốt cao co giật có nên mặc nhiều áo? Việc hạ thấp thân nhiệt cho trẻ sẽ hạn chế được sự hiện diện của cơn co giật, khi thấy bé sốt quá cao mẹ nên cởi bớt quần áo đồng thời chườm ấm cho trẻ để giúp trẻ nhanh hạ sốt. Hạ thấp nhiệt độ cơ thể sẽ giúp hạn chế được những diễn biến phức tạp của bệnh. Cân nhắc đặt ống nội khí quản nếu cơn co giật của trẻ kéo dài hoặc trẻ có biểu hiện suy hô hấp.

Điều trị cho trẻ bị sốt cao co giật
Điều trị cho trẻ bị sốt cao co giật

Cách hạ sốt an toàn tại nhà khi bé bị sốt cao co giật

Để trẻ nằm trên mặt phẳng, gối hoặc đệm, ở tư thế dễ chịu. Đảm bảo bé ở trên mặt phẳng an toàn, không thể té ngã hay va vào vật cứng. Mẹ để cho bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa ở tư thế một chân co và một chân duỗi để trẻ có thể dễ dàng hô hấp.

Việc cho trẻ nằm nghiêng có thể hạn chế tối đa được tình trạng trẻ bị ngạt khí do hít phải chính dịch cơ thể của bản thân. Điều này rất quan trọng vì nhiều bé có xảy ra tình trạng nước bọt chảy ra ngoài.

Sử dụng thuốc hạ sốt và bù điện giải, nếu trẻ sốt cao dùng viên đạn đặt hậu môn sẽ cho ra hiệu quả hạ sốt nhanh hơn dạng uống.

Chườm ấm cho trẻ, dùng khăn ấm chườm vào trán, nách, bẹn để trẻ nhanh hạ nhiệt. Các bậc phụ huynh cũng có thể lau người cho trẻ sau mỗi 10 đến 15 phút để thân nhiệt của bé trở về mức chấp nhận được. Việc lau người và chườm ấm cần thực hiện liên tục trong thời gian đợi thuốc hạ sốt phát huy công dụng, tuyệt đối không được chườm lạnh cho trẻ, vì điều này có thể khiến các mạch máu co lại, lỗ chân lông không có sự dãn nở từ đó gây cản trở cho quá trình hạ sốt.

Quan sát nhịp thở của bé, bao gồm xem mặt bé có bị tím tái không, nhịp thở nhanh hay chậm. Nếu co giật kéo dài trên 5 phút và bé bị tím tái, đó là tình trạng nguy hiểm cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị sốt cao co giật

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị sốt cao co giật
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị sốt cao co giật

Dưới đây là một số lưu ý mà cha mẹ cần biết khi bé bị sốt cao co giật:

  • Không cố gắng kìm giữ trẻ.
  • Không cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ vì việc này có thể gây ngạt thở.
  • Đừng cố gắng ép bé uống thuốc hạ sốt.
  • Đừng cho trẻ vào nước ấm hay nước lạnh để hạ sốt.
  • Khi cơn co giật hết, hãy liên hệ với bác sĩ để xem bé bị sốt do nguyên nhân gì. Thông thường, không cần thuốc hay xét nghiệm gì thêm trừ phi bé dưới 1 tuổi kèm nôn mửa hay tiêu chảy.
  • Bác sĩ sẽ cho thuốc hạ sốt chuẩn bao gồm Acetaminophen hay Ibuprofen. Chỉ dùng thuốc khi sốt chứ không nên dùng liên tục, vả lại, như vậy vẫn không thể ngăn ngừa sốt cao co giật.
  • Nếu trẻ con giật 1 hay 2 lần trên 5 phút, bác sĩ sẽ cho thuốc chống co giật dùng tại nhà.

Gọi cấp cứu nếu:

  • Trẻ có cơn co giật kéo dài trên 5 phút.
  • Cơn co giật có biểu hiện khi trú, chỉ liên quan 1 phần cơ thể thay vì toàn thân.
  • Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, người tím tái.
  • Trẻ có biểu hiện lừ đừ, chậm chạp hoặc mất ý thức.
  • Trẻ có dấu hiệu bị mất nước nặng, như hốc mắt trũng sâu, da thiếu đàn hồi.
  • Trẻ bị sốt cao co giật tái phát xuất hiện các cơn co giật khác trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm khởi phát cơn sốt.

Phòng ngừa co giật do sốt cao ở trẻ em

Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi sát sao nhiệt độ của trẻ trong khi bị bệnh và cần dùng ngay thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ vượt ngưỡng 38,5 độ C.

Điều trị duy trì bằng các thuốc chống co giật ở những trẻ có tiền sử bị co giật do sốt cao thường không được khuyến cáo, tuy nhiên cần theo dõi tình trạng của trẻ, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc chống động kinh nếu:

  • Trẻ bị sốt cao co giật thể phức tạp đi kèm với biểu hiện suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh.
  • Gia đình có người thân bậc một hoặc bậc hai từng mắc bệnh động kinh hoặc từng bị sốt cao co giật thể đơn giản hoặc phức tạp tái đi tái lại nhiều lần.
  • Nếu có nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh động kinh thì cần đưa trẻ đi thăm khám sớm để được phát hiện và can thiệp kịp thời.
  • Co giật xảy ra ít nhất một lần trong vòng 3 tháng.

Trẻ chưa được tiêm phòng mà bị sốt cao co giật thì cần phải nghĩ đến tình huống trẻ bị viêm màng não. Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến mang não mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Khi trẻ có các biểu hiện như cứng cổ, nôn trớ hoặc phồng rộp ở da đầu thì cần báo lại ngay với bác sĩ.

Trẻ bị sốt cao co giật có thể khiến cho các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên đây lại là một tình trạng khá phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu trẻ bị sốt cao co giật đơn thuần và không có những biểu hiện suy hô hấp thì hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Bệnh thường không để lại biến chứng và di chứng về thần kinh về sau. Nếu trẻ có biểu hiện co giật với những diễn biến phức tạp thì cần gọi ngay cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu có điều gì cần thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc để lại bình luận phía dưới để được giải đáp chi tiết. 

Tài liệu tham khảo

1.A Review of Febrile Seizures: Recent Advances in Understanding of Febrile Seizure Pathophysiology and Commonly Implicated Viral Triggers, nguồn NCBI, truy cập ngày 23/4/2023.

2.Evaluation of Long-term Risk of Epilepsy, Psychiatric Disorders, and Mortality Among Children With Recurrent Febrile Seizures, nguồn NCBI, truy cập ngày 23/4/2023.

3.Febrile seizures: perceptions and knowledge of parents of affected and unaffected children, nguồn NCBI, truy cập ngày 23/4/2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here