Bài viết: Bài thuốc Tiêu Dao Tán – Sơ can giải uất, kiện tỳ hòa dinh – Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường
“Tiêu dao tán Bạch thược, Đương quy
Bạch truật, Sài hồ, Linh, Thảo ghi
Gừng g, Bạc hà gia đủ vị
Trừ chưng tán uất khá thân kỳ
Điều kinh bát vị tên thường gọi
Chi tử, Đan bì gia tiếp đi”
“Tiêu Dao Tán dụng Đương quy, Thược
Sài, Linh, Truật, Thảo gia Khương, Bạc
Tán uất trừ chưng công tối kỳ
Điều kinh bát vị Đơn, Chi chước”
CÁCH NHỚ
1.”Tiêu Dao Sài, Hà, Thảo
Thược, Truật, Linh, Qui, Gừng”
2. “Tam Bạch Sài Quy
Sinh khương Cam thảo Bạc hà”
Thành phần
Gồm có 08 vị Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Chích cam thảo.
Cách dùng
Các vị thuốc làm thành bột khô, mỗi làn uống 6 – 9g thêm nước sắc Sinh khương, một ít Bạc hà sắc nước uống lúc còn ấm. Cũng có thể làm thang sắc nước uống, lượng dùng các vị thuốc này căn căn cứ vào nguyên phân chăm chước tăng giảm theo tỷ lệ. Thuốc hoàn mỗi làn 6 – 9g mỗi ngày uống 2 lần
Công dụng
Sơ can giải uất, kiện tỳ hòa dinh.
Chủ tri Can uất huyết hư làm cho hai bên sườn đau, lúc rét lúc sốt, đau đâu, mờ mắt, miệng ráo, họng khô, tinh thần mệt mỏi, ăn ít, kinh nguyệt không đều, bầu vú căng trướng, mạch huyền mà hư.
==>> Xem thêm: Sài Hồ Sơ Can Tán – Sơ can hành khí, hòa huyết chỉ thống
PHÂN TÍCH
Tác dụng của tiêu dao tán là sơ can giải uất, kiện tỳ hòa dinh dưỡng huyết Chứng trạng hay gặp là đau tức hai bên mạn sườn, lúc nóng lúc rét, đau đàu nhức mắt, tinh thần uể oải, mệt mỏi, họng táo miệng khô, hay cáu gắt, đại tiện thất thường, ngủ hay mơ, hay quên, mạch huyền hư…
Khi khí của can bị uất trệ theo lẽ thường phải giáng xuống, vì khi can khí uất nó làm cho can hỏa có xu hướng bốc lên, thăng lên gây ra đầy trướng, đau đầu nhức mắt, cáu gắt nhưng SÀI HỒ là quân dược như đã trình bày ở bài Tiểu sài hồ thang lại không giáng xuống, mà nó lại tác dụng theo kiểu thấy khí của can đang bốc lên nó cho bốc luôn, cho thăng tán luôn, chính vì thế mà giải được uất. Đây là cơ chế giải uất đặc biệt của Sài hô, vì đa phần các vị giải uất theo cơ chế giáng xuống. Vì vậy mà sài hồ vừa làm cho can khí thư thái dễ chịu đồng thời làm cho uất thoát ra ngoài, vừa chữa gốc vừa chữa ngọn.
Can khí uất trệ làm tổn thương huyết của can, can huyết hư không giữ được can hỏa làm cho can hỏa bốc lên trên gây bệnh. Ở đây ĐƯƠNG QUY vừa bổ dưỡng can huyết của can làm cho can huyết đầy đủ, vừa điều huyết bình can tránh sự ứ trệ mà làm đày can huyết. Khác với Sài hô sơ can tán dùng Xuyên khung thiên về hành huyết điều huyết mà không có tác dụng bổ huyết, trường hợp này huyết đã hư nên phải dùng Đương quy để bổ huyết, hoạt huyết điều huyết còn BẠCH THƯỢC vị chua tính bình thu liễm âm huyết của can nên bình được can tránh được sự gấp gấp. Khi khí huyết của can đầy đủ thì dương khí của can cũng không bốc lên mà gây bệnh được. Cặp đương quy, bạch thược là thần dược vừa dưỡng huyết bổ huyết vừa điều đạt khí cơ bổ sung cho sài hồ quá hay. Mặt khác lấy huyết từ đâu ra để mà đưa về can, dưỡng can huyết, cái này thì phải nhờ đến bạch linh và bạch truật. BẠCH TRUẬT điều hòa tỳ vị, ích khí trung thổ làm cho tỳ vượng. Vì khi can uất nó khắc tỳ làm cho tỳ vận hóa kém nên bạch truật có tác dụng kiện tỳ, bổ tỳ làm cho tỳ khí mạnh lớn, tỳ mạnh thì tạo ra nguồn sinh huyết dôi dào, sung mãn. BẠCH LINH trong trường hợp này làm cho tỳ khô ráo vì tỳ cực kỳ ghét ẩm thấp, nhơn nhớt. Ngoài ra tác dụng hay nhất của bạch linh trong trường hợp này là tạo ra con đường thông thoáng khô ráo để dẫn huyết vê CAN làm đày can huyết. Bạch truật bạch linh trong trường hợp này sinh huyết; kết hợp với đương quy, bạch thược điều huyết bổ huyết làm tăng nguồn dự trữ huyết ờ can. CAM THẢO trong bài này mang tính chất hỗ trợ bạch lỉnh, bạch truật. BẠC HÀ có tác dụng tăng sự điều đạt khí cơ của can, có tác dụng phụ trợ sài hồ. SINH KHƯƠNG ôn vị hòa trung, làm cho trung tiêu ấm áp thì mọi sự vận hóa mới tốt được. Về liều lượng trong bài này thì căn cứ tình hình lâm sàng thực tế mà định liều.
Nếu can khí bốc lên mạnh quá thì trọng sài hồ, can huyết hư kém quá thì trọng tam bạch và đương quy. Đây là bài thuốc mà tác giả rất tâm đắc có thổ chữa được tất cả các thổ loại bệnh trên lâm sàng mà có nguyên nhân liên quan đến can khí uất kết như rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, đau bụng, đau dạ dày, viêm gan mật, thiếu máu,…. Đương nhiên sẽ phải gia giảm một chút theo chứng, nhưng mà cơ bản bài Tiêu dao tán là quá tuyệt vời đổ ứng dụng lâm sàng.
==>> Xem thêm: Tiểu Sài Hồ Thang – Bài thuốc cổ truyền Hòa giải thiểu dương