Ý Dĩ Nhân Thang – Trừ thấp, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Ý Dĩ Nhân Thang

Bài viết Ý Dĩ Nhân Thang – Trừ thấp, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết – Trích trong sách 60 phương tễ dùng nhiều bậc nhất trong Y học Cổ truyền.

Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

Cách nhớ

Ma hoàng Ý dĩ Quế chi

Khu phong trừ thấp tán hàn giải cơ

Đương quy Bạch thược liễm âm

Kiện tỳ táo thấp duy nhất Truật Cam”

Thành phần

Gồm có 07 vị Ma hoàng, Đương quy, Bạch truật, Ý dĩ nhân, Quế chi, Thược dược, Cam thảo.

Cách dùng

Sắc nước uống.

Công dụng

Trừ thấp, khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.

Chủ trị đau khớp, đau cơ – được dùng trong trường hợp bệnh thấp khớp đã bước sang giai đoạn bán cấp và mạn tính.

==>> Xem thêm: Độc Hoạt Tang Ký Sinh Thang – khu phong thấp, chỉ tý thống, ích can thận, bổ huyết

PHÂN TÍCH

Bài Ý dĩ nhân thang với công dụng chính là trừ thấp kèm với đó là khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết. Tuy nhiên xu hướng trừ thấp chính của bài này liên quan đến tỳ, hay nói cách khác gọi là nội thấp NỘI THẤP . Nội thấp chủ yểu do tỳ hư sinh ra thấp, thấp trệ hóa đàm, đàm hóa nhiệt mà gây ra thấp nhiệt dồn trú ở quan tiết cân cốt. Khi này phải dùng đến các vị có tác dụng lợi thủy thẩm thấp.

Để mà nói về các vị có tác dụng lợi thủy thấm thấp (thẩm thấu thấp rồi đưa ra qua đường tiểu tiện) thì xét trong phạm vi hệ thống thuốc đông dược có 3 vị nổi tiếng nhất: Bạch linh, Ý dĩ và Trư linh. Trong đó Trư linh là mạnh nhất sau đó đến Ý dĩ rồi Bạch linh. Tuy nhiên Trư linh rất đắt, nên ưu tiên dùng trong các trường hợp như cổ trướng, phù thũng nặng. Còn Ý dĩ và Bạch linh thì phổ thông dễ dùng hơn. Bạch linh và Ý dĩ có tác dụng kiện tỳ thẩm thấp, thẩm thấu bót cái ẩm thấp, làm cho tỳ khô ráo thông thoáng (tỳ ưa táo ghét thấp), khơi thông đường thủy, ngoài thấm thấp thì lại còn có thêm tác dụng lợi thủy. Bạch linh tính bình, tác dụng một cách rất bình hòa, êm dịu. Ý DĨ tính lương hơi hàn nên tác dụng mạnh hơn so với Bạch linh. Chính vì thế trong trường hợp nội thấp bên trong thì ưu tiên dùng Ý dĩ hơn, trong một số trường hợp có thế phối hợp cả Ý dĩ và Bạch linh cũng không sao cả. BẠCH TRUẬT kiện tỳ táo thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ, làm khô ráo thấp, hỗ trợ cho Ý dĩ tăng cường chức năng hóa thấp.

ĐƯƠNG QUY và BẠCH THƯỢC hoạt huyết điều huyết, thu liễm bổ huyết là cặp đôi giúp ổn định huyết. Cặp đương quy bạch thược một dương một âm giúp tăng nguồn dự trữ can huyết, can huyết đủ đầy thì cân cơ được dưỡng.

MA HOÀNG và QUẾ CHI khu phong tán hàn, ôn thông kinh mạch, tác động cả vào phần vệ và phần dinh. Hai vị kết hợp với nhau giúp tán hàn ổn định phần biểu. Ngoài ra có một nguyên tắc khi điều trị chứng tý đó là “vô hàn bất thành chứng tý”, nghĩa là gần như tất cả các chúng tý đều bị ảnh hưởng bởi hàn, cho nên khi điều trị phải bỏ cái hàn đó đó. Chính vì thế mà trong trường hợp bệnh có xu hướng ôn, có chứng nhiệt vẫn rất trọng các vị tán hàn như Ma hoàng, Quế chi. Mặc dù xét theo góc độ tính chất âm dương của thuốc thì sẽ đôi khi thấy mâu thuẫn, tuy nhiên đấy là nguyên tắc chung của các bài thuốc điều trị chứng tý. Và cũng cân lưu ý các vị dùng trong các trường hợp này thường đóng vai trò tá sứ, không phải vai trò quân thần nên cần chú ý liều lượng. CAM THẢO điều hòa các vị thuốc.

Bài này thường được ứng dụng trị thấp khớp và viêm khớp, ngoài ra còn được dùng trị viêm khớp dạng lao, thấp cơ, cước khí. Tuy nhiên ứng dụng phổ biến nhất hay dùng là để điều trị các trường hợp tràn dịch khớp gối.

==>> Xem thêm: Quế Chi Thược Dược Tri Mẫu Thang – Thông dương hành tý, khu phong trục thấp

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here