Xây dựng hồ sơ chất lượng đăng kí thuốc lưu hành trên thị trường

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Quy trình đăng ký thuốc

Nhà thuốc Ngọc AnhXây dựng hồ sơ chất lượng đăng kí thuốc lưu hành trên thị trường.

Nguồn: Sách đào tạo Dược sĩ Đại Học Dược

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THUỐC

Quy trình chung về cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Quy trình cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm các bước sau:

  • Tổ chức muốn xin cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc nộp hồ sơ gồm đầy đủ các tài liệu quy định cụ thể cho từng trường hợp đến Cục Quản lý Dược theo đường trực tuyến, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
  • Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược trả cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Cục Quản lý Dược tổ chức thẩm định hồ sơ theo các bước:

+ Chuyển hồ sơ cho các chuyên gia thẩm định hoặc đơn vị thẩm đinh.

+ Trên cơ sở tổng họp ý kiến thẩm định của chuyên gia, đơn vị thẩm định và xem xét các thông tin hên quan, đề xuất việc cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cấp, chưa cấp hoặc không cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.

+ Trong một số trường hợp, Cục Quản lý Dược trình Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc thẩm định, tư vấn về các ý kiến đề xuất của Cục Quản lý Dược.

Các trường hợp đặc biệt

Các trường hợp được thực hiện theo quy trình thẩm định nhanh.

Trong một số trường hợp, quy trình thẩm định nhanh sẽ được áp dụng khi thâm định hồ sơ xin cấp giấy đăng ký lưu hành. Những trường hợp này sẽ được quy định cụ thể trong văn bản pháp quy, trong đó thường bao gồm:

  • Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ V tế ban bành.
  • Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, quốc phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
  • Vắc xin đã được Tổ chức V tế Thế giới tiền đánh giả đạt yêu cầu, vac xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
  • Thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt chỉ cố không quá 02 (hai) thuốc tương tự (cùng hoạt chất, cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng, nồng đô’) cố giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, bao gồm*.

+ Thuốc điều trị ung thư;

+ Thuốc điều trị kháng virus thể hệ mới;

+ Kháng sinh thế hệ mới;

+ Thuốc dùng trong điều trị sốt xuất huyết, lao, sốt rét.

  • Thuốc sản xuất trong nước, bao gồm:

+ Thuốc được sản xuất gia công hoặc chuyền giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam đối với thuốc điều trị ung thư, vắc xin, sinh phẩm, thuốc diều trì kháng virus thế hệ mới, kháng sinh thế hệ mới;

+ Thuốc dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã được nghiệm thu đạt yêu cầu, thuốc được sản xuất toàn bộ từ nguồn dược liệu trong nước đạt thực hành tốt nuôi trồng thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn WHO (G ACPy,

+ Thuốc mới sản xuất trong nước dã hoàn thành thực hiện thử nghiệm lâm sàng tạì Việt Nam;

  • Thuốc mới (điều trị ung thư, kháng virus thế hệ mới, kháng sinh thế hệ mới), sinh phẩm.
  • Biệt dược gốc được sản xuất gia công hoặc chuyền giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.

Các trường hợp được thực hiện theo quy trình thẩm định rút gọn

Hồ sơ đăng ký thuốc được thẩm định theo quy trình thầm định rút gọn khi đáp ừng đồng thời các điều kiện sau:

  • Thuốc được sản xuất tại cơ sở được Cục Quản lý Dược dinh kỳ đánh giả việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc.
  • Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn.
  • Thuốc không phải dạng bào chế giải phòng biến đổi.
  • Thuốc không dùng trực tiếp trên mắt.

Quy định về thu hồỉ giấy đăng ký lưu hành, ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Quy định về thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc Thẩm quyền thu hồi và trách nhiệm thông bảo thu hồi giấy đăng ký lưu hành

Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục Quản lý Dược thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc nguyên liệu làm thuốc trong các trường hợp pháp luật quy định;

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành thông báo quyết định của Cục Quản lý Dược về việc thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc địa bàn quản lý.

Hồ sơ thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam bao gồm:

  • Đơn đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
  • Bản chính giấy đăng ký lưu hành;
  • Các tài liệu chứng minh (nếu có).

Quy định về việc ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đãng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
  • Sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
  • Có số lượng lồ thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn bằng hoặc cao hơn quy định giới hạn của văn bản pháp quy có hiệu lực;
  • Cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ kỹ thuật mà không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất;
  • Không báo cáo Bộ Y tế đúng hạn về việc cơ sở sản xuất bị thu hồi giấy phép sản xuất hoặc không đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
  • Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp có quyết định thay đổi hạn dùng của thuốc đã ghi trên nhãn thuốc trong trường họp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa hay các trường hợp khác được pháp luật quy định;

– Không bảo cảo Bộ Y tể đúng hạn trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở đãng ký bị thu hồi hoặc bị rút giấy đăng ký lưu hành ở bất kỳ nước nào trên thế giới.

Không thực hiện việc cập nhật thông tin thuốc trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tóm tắt đặc tính sản phẩm của thuốc đang lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Ytế.

QUY ĐỊNH HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG ĐĂNG KÍ THUỐC

Quy định chung về hồ sơ xin cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

  • Quy định về các tài liệu trong hồ sơ

Các tài liệu đưa vào hồ sơ cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau đây:

1/ Giấy tờ do cơ quan quản lý nước ngoài cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

2/ Giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy đăng ký (gọi chung là giấy tờ pháp lý) trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm tiếp nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và phải được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

3/ Giấy tờ pháp lý là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

4/ Quy định đối với CPP:

  • CPP phải có chữ ký, tên người ký, ngày cấp và dấu của cơ quan cấp CPP.
  • CPP phải được cấp bởi cơ quan quản lý về dược phẩm có thẩm quyền cấp quốc gia.
  • Trường hợp CPP được cấp bởi cơ quan quản lý dược phẩm nhưng không phải là cơ quan quản lý dược phẩm cấp quốc gia: Cơ sở đăng ký thuốc phải cung cấp tài liệu pháp lý chứng minh cơ quan này là cơ quan có thẩm quyền và cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia tại nước đó không thực hiện việc cấp CPP theo quy định của pháp luật nước sở tại.
  • Trường hợp CPP được cấp bởi cơ quan không phải cơ quan quản lý dược phẩm: Cơ sở đăng ký thuốc phải cung cấp tài liệu chứng minh cơ quan này là cơ quan có thẩm quyền và cơ quan quản lý dược phẩm tại nước đó không thực hiện việc cấp CPP theo quy định của pháp luật nước sở tại.
  • Chữ ký, tên người ký và dấu của cơ quan cấp CPP phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền; Trường hợp nội dung xác nhận này không được thể hiện bằng tiếng Anh thì phải dịch công chứng sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
  • Nội dung của CPP phải có đầy đủ thông tin theo quy định và các nội dung sau:

+ Công thức bào chế của thuốc, trong đó nêu rõ tên, thành phần, nồng độ, hàm lượng của từng dược chất, dược liệu, tá dược; đối với dạng bào chế viên nang mềm, viên nang cứng phải có thêm thông tin về thành phần công thức của vỏ nang;

+ Tiêu chuẩn thành phẩm, tiêu chuẩn dược chất, dược liệu, tên, địa chỉ cơ sở sản xuất dược chất, dược liệu;

+ Trường hợp thuốc có sự tham gia sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất khác nhau thì CPP phải ghi rõ tên, địa chi, vai trò của từng cơ sở;

+ Trường hợp CPP không có thông tin cơ sở sản xuất thuốc đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), cơ sở đăng ký phải nộp kèm giấy chứng nhận GMP của tất cả các cơ sở sản xuất đáp ứng quy định;

+ Các phụ lục kèm theo CPP (nếu có) phải có xác nhận của cơ quan cấp CPP.

  • Đối với thuốc generic, thuốc dược liệu, sinh phẩm probiotics (men tiêu hóa), thuốc gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành: CPP xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành ở nước sản xuất. Trường hợp thuốc không được cấp phép hiu hành ở nước sàn xuất hoặc được cấp phép nhưng không lưu hành thực tế ở nước sản xuất, cơ sở đăng ký phải cung cấp CPP có xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành ở một trong các nước có cơ quan quản lý dược chặt chẽ (Mỹ, các nước thuộc liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Canada, úc, Ai xơ len, Liechtenstein và Na Uy);
  • Đối với thuốc hóa dược mới và sinh phẩm nhập khẩu, trừ sinh phẩm probiotics (men tiêu hóa): CPP được cấp bởi nước sản xuất và CPP được cấp bởi một trong các cơ quan quản lý dược chặt chẽ xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế;
  • Đối với vắc xin nhập khẩu: CPP được cấp bởi nước sản xuất và CPP được cấp bởi một trong các cơ quan quản lý tham chiếu (Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA), Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, úc, Canada, Bỉ, Áo, Ai Len, Đan Mạch và Hà Lan) có xác nhận vắc xin được cấp phép và lưu hành thực tế;
  • Đối với thuốc generic có báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học: CPP được cấp bởi một trong các cơ quan quản lý dược chặt chẽ có xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế;

Trường hợp không có CPP đáp ứng quy định này, phải có báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học của thuốc được thực hiện tại cơ sở kinh doanh dịch vụ thừ tương đương sinh học của thuốc tại Việt Nam hoặc tại các cơ sở thử tương tương sinh học mà Việt Nam công nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc theo các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

  • Đối với thuốc đề nghị được phân loại biệt dược gốc, CPP được cấp bởi một trong các cơ quan quản lý tham chiếu hoặc cơ quan quản lý chặt chẽ, trừ thuốc sản xuất tại Việt Nam;
  • Đối với thuốc, vắc xin, sinh phẩm nhập khẩu không cung cấp được CPP đáp ứng quy đinh ở các điểm trên, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi thuốc được cấp phép lưu hành bởi ít nhất một cơ quan quản lý trên thế giới và thuộc một trong các trường họp sau:

+ Thuốc, vắc xin, sinh phẩm để đáp ứng nhu càu cho quốc phòng, an ninh; phòng, chống dịch, bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, thuốc phục vụ cho chương trình y tế của nhà nước;

+ Vắc xin dùng cho chương trình tiêm chùng mở rộng quốc gia mà trên thị trường không sẵn có vắc xin khác có khả năng thay thế về mặt số lượng, chất lượng, an toàn, hiệu quả hoặc chi phí sử dụng vắc xin;

+ Các trường hợp đặc biệt khác có văn bản thỏa thuận, công nhận lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước vê dược về điều kiện sản xuất, lưu hành thuốc, vắc xin,

sinh phẩm.

+ Các thông tin thể hiện trên CPP phải thống nhất với các thông tin có liên quan trong hồ sơ đăng ký thuốc.

5/ Đơn đăng ký và các hồ sơ, tài liệu khác trong phần hồ sơ hành chính có liên quan phải do người có chức danh phù hợp hoặc được người có chức danh phù hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật ký và đóng dấu, không sử dụng chữ ký dấu.

6/ Phải có giấy ủy quyền trong các trường hợp cụ thể theo pháp luật quy định.

7/ Bản sao họp đồng chuyển giao công nghệ có dấu xác nhận của cơ sở đáng ký hoặc cơ sở sản xuất hoặc văn phòng đại diện (trường hợp là cơ sở đăng ký của nước ngoài).

8/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với một trong các hình thức kinh doanh: Sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc (đối với cơ sở đăng ký của Việt Nam).

9/ Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Trường hợp tên, địa chỉ của cơ sở đăng ký trên giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khác với tên, địa chỉ trên giấy tờ pháp lý của cơ sở đăng ký do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải cung cấp tài liệu chứng minh.

10/ Giấy tờ pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp cho phép thực hiện ít nhất một trong các hình thức kinh doanh sau: Sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc (đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài).

11/ Trường họp cơ sở đăng ký đã có tên trong danh sách cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược thì không phải nộp giấy tờ quy định tại khoản 8, 9, 10.

12/ Giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu và dược liệu (để sản xuất thuốc dược liệu) chứng minh đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc (GMP).

13/ Mầu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc lưu hành thực tế tại nước sản xuất hoặc nước cấp CPP.

14/ Mầu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dự kiến lưu hành tại Việt Nam.

15/ Trường họp cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có tên trong danh mục cơ sở sản xuất được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược về việc đã được đánh giá đáp ứng GMP thì không yêu càu phải nộp hồ sơ đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt sản xuất trong hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

16/ Tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm, phiếu kiểm nghiệm và hồ sơ nghiên cứu độ ổn định.

17/ Quy định đối với phiếu kiểm nghiệm, kết quả thẩm định tiêu chuẩn chất lượng phương pháp kiểm nghiệm bàng thực nghiệm tại Việt Nam:

Phiếu kiểm nghiệm, kết quả thẩm định tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm bằng thực nghiệm (đối với cơ sở sản xuất chưa đáp ứng GMP theo lộ trinh cùa Bộ Y tế hoặc những trường hợp được Cục Quản lý Dược thông báo theo quy định) có xác nhận của cơ sở kiểm nghiệm thuốc của nhà nước đáp ứng GLP hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phù hợp với phạm vi hoạt động phải là bản chính hoặc bản sao có chửng thực.

18/ Giấy chứng nhận nguyên liệu làm thuốc được phép sản xuất hoặc lưu hành ờ nước sản xuất, bao gồm các thông tin bắt buộc sau: Tên nguyên liệu; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất; nước sản xuất; chữ ký, dấu và họ tên của người ký giấy xác nhận.

Quy định chung về tài liệu hành chính

Tài liệu hành chính trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm:

1/ Đơn đăng ký.

2/ Giấy ủy quyền (nếu có).

3/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở đăng ký của Việt Nam.

4/ Giấy tờ pháp lý đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài.

5/ Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với cơ sở đăng ký cùa nước ngoài.

6/ Giấy chứng nhận CPP.

7/ Mầu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dự kiến lưu hành.

8/ Mầu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc lưu hành thực tế tại nước sản xuất hoặc nước cấp CPP.

9/ Tóm tắt đặc tính sản phẩm đối với thuốc hoá dược mới, vắc xin, sinh phẩm.

10/ Tài liệu đánh giá việc đáp ứng GMP đối vói các trường hợp quy định đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

11/ Giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu, dược liệu.

12/ Giấy chứng nhận nguyên liệu làm thuốc được phép sản xuất hoặc lưu hành ở nước sản xuất.

13/ Giấy chứng nhận GLP của cơ sở kiểm nghiệm.

14/ Ke hoạch quản lý nguy cơ (đối với vắc xin).

15/ Hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với thuốc chuyển giao công nghệ.

16/ Báo cáo an toàn, hiệu quả, sử dụng thuốc.

17/ Báo cáo lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

18/ Giấy chứng nhận, văn bằng bào hộ, hợp đồng chuyển giao quyền đối tượng sở hữu công nghiệp, giấy tờ chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu (GACP, CEP, nguồn dược liệu trong nước, nguồn dược liệu nhập khẩu,…) và các tài liệu có liên quan (nếu có).

19/ Bản sao giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam

Nội dung cụ thể của hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm.

  • Quy định chung về tài liệu chất lượng

Các tài liệu chất lượng trong hồ sơ xin cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II – ACTD hoặc Họp phần 3-ICH-CTD và các quy đinh sau:

  • Đổi với vắc xin, huyết thanh có chứa khảng thể, dẫn xuất của máu và huyết tương người
  • Giấy chứng nhận xuất xưởng lô được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước cấp CPP theo quy định;
  • Phiếu kiểm nghiệm, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm có xác nhận bởi Viện Kiểm đinh quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế.
  • Đối với thuốc hiếm và thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt
  • Thuốc hiếm để điều trị bệnh hiếm gặp: Dữ liệu nghiên cứu độ ổn định sẵn có theo hướng dẫn của ASEAN hoặc của ICH;
  • Thuốc cần thiết cho nhu Cầu điều trị đặc biệt: Dữ liệu nghiên cứu độ ổn định sẵn có theo hướng dẫn của ASEAN hoặc của ICH được Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường họp cơ sở đăng ký chứng minh thuốc không thể bảo quản ở điều kiện khí hậu vùng IVb theo hướng dẫn của
  • Trường hợp cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
  • Không yêu cầu phải nộp tài liệu chất lượng liên quan đến nguyên liệu và giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu, dược liệu trong hồ sơ đăng ký thuốc thành phẩm.

Cơ sở đăng ký phải nộp:

+ 01 phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm kiểm nghiệm phải có đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng với mức chất lượng tương đương hoặc chặt chẽ hơn mức chất lượng trong tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất nguyên liệu;

+ 01 phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất nguyên liệu kiểm nghiệm.

Đổi với thuốc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

  • Toàn bộ phần hồ sơ chất lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Phàn n – ACTD hoặc Hợp phần 3-ICH-CTD của thuốc trước khi chuyển giao công nghệ (trong trường họp thuốc trước khi chuyển giao công nghệ chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam);
  • Bảng so sánh chi tiết các thay đổi, bổ sung (nếu có) giữa thuốc trước khi chuyển giao công nghệ và thuốc đăng ký theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này
  • Hồ sơ phần Dược chất của thuốc đăng ký do bên nhận chuyển giao công nghệ cung cấp khi có thay đổi nhà sản xuất nguyên liệu dược chất so với thuốc trước khi chuyển giao công nghệ;
  • Hồ sơ phần thành phẩm của thuốc đăng ký, do bên nhận chuyển giao công nghệ thực hiện, bao gồm:

+ Quy trình sản xuất thuốc đăng ký.

+ Báo cáo thẩm định quy trình sản xuất (đối với các công đoạn sản xuất thực hiện tại bên nhận chuyển giao công nghệ).

+ Báo cáo đánh giá sự phù họp của quy trình phân tích (có thể thay thế bằng hồ sơ chuyển giao quy trình phân tích do bên chuyển giao công nghệ và bên nhận công nghệ phối hợp thực hiện).

+ Số liệu phân tích lô (phiếu kiểm nghiệm thành phẩm).

+ Báo cáo nghiên cứu độ ổn định của thuốc đăng ký.

+ Báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học của thuốc đăng ký. Trường họp đáp ứng đồng thời các điều kiện sau có thể thay thế bằng báo cáo nghiên cứu tương đương độ hòa tan giữa thuốc đăng ký và thuốc trước khi chuyển giao công nghệ.

+ Thuốc trước khi chuyển giao công nghệ đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và đã được công bố là biệt dược gốc, thuốc có chứng minh tương đương sinh học.

+ Thuốc đăng ký phải tương tự thuốc trước khi chuyển giao công nghệ về công thức bào chế thuốc, nhà sản xuất nguyên liệu dùng trong sản xuất thuốc, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình phân tích các nguyên liệu dùng trong sản xuất thuốc, quy trình sản xuất, loại trang thiết bị dùng trong sản xuất thuốc, điều kiện môi trường trong quá trình sản xuất thuốc.

Đối với thuốc đóng gỏi thứ cấp tại Việt Nam

Toàn bộ phần hồ sơ chất lượng của thuốc trước khi chuyển sang đóng gói thứ cắp tại Việt Nam theo hướng dẫn tại Phần II – ACTD hoặc Họp phần 3-ICH-CTD trong trường hợp thuốc trước khi được chuyển giao chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Đối với thuốc đề nghị thực hiện theo quy trình thảm định rút gọn

  • Phần hồ sơ dược chất:

+ Tên dược chất (ghi theo tên chung quốc tế);

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất dược chất, bán thành phẩm chứa dược chất;

+ Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm dược chất, bán thành phẩm chứa dược chất. Trường hợp thuốc đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hoặc tiêu chuẩn dược điển tham chiếu theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ ghi tên dược điển, phiên bản dược điển áp dụng hoặc ghi dược điển hiện hành;

+ 01 Phiếu kiểm nghiệm dược chất, bán thành phẩm của cơ sở sản xuất dược chất, bán thành phẩm và 01 Phiếu kiểm nghiệm dược chất, bán thành phẩm của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm;

+ Đối với dược chất ở dạng bán thành phẩm thì phải có thêm công thức bào chế và quy trình sản xuất bán thành phẩm chứa dược chất của cơ sở sản xuất bán thành phẩm.

  • Phần hồ sơ thành phẩm:

+ Mô tả và thành phần theo hướng dẫn tại Phần p. 1 -ACTD;

+ Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc thành phẩm. Trường hợp đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hoặc tiêu chuẩn dược điển tham chiểu theo quy định của Bộ Y tế thì ghi tên dược điển, phiên bản dược điển hoặc ghi dược điển hiện hành;

+ Sản xuất thành phẩm, bao gồm: Công thức lô sản xuất; quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình; kiểm soát các bước quan trọng và các sản phẩm trung gian.

+’ Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm;

+ Bao bì đóng gói sơ cấp: Mô tả hình thức, chất liệu và tiêu chuẩn chất lượng bao bì đóng gói sơ cấp;

Độ ổn đinh của thuốc thành phẩm.

  • Các tài liệu còn lại của phần hồ sơ chất lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II. ACTD hoặc Hợp phần 3-ICH-CTD và lưu tại cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất.

Các tài liệu kỹ thuật cần thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế về:

+ Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD);

+ Hướng dẫn nghiên cứu độ ổn định;

+ Hướng dẫn thẩm định quy trình sản xuất;

+ Hướng dẫn thẩm định phương pháp phân tích;

+ Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học.

Đối với hồ sơ thuốc đã chuẩn bị theo mẫu ICH-CTD và hướng dẫn kỹ thuật tương

của ICH thì không yêu cầu chuyển đổi hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này.

Quy định về tài liệu tiền lâm sàng

Tài liệu tiền lâm sàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần III-ACTD hoặc Hợp phần 4-ICH-CTD.

Đối với sinh phẩm probiotics (men tiêu hóa) có nguồn gốc, chủng vi khuẩn, nồng độ, hàm lượng, chì định, liều dùng tương tự sinh phẩm được cấp phép bởi một trong các cơ quan quán lý tham chiểu hoặc cơ quan quản lý chặt chẽ thì không phải nộp tài liêu tiền lâm sàng.

Quy định về tài liệu lâm sàng

Tài liệu lâm sàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần IV-ACTD hoặc Hợp phần 5- ICH-CTD.

Đối với sinh phẩm probiotics (men tiêu hóa) có nguồn gốc, chủng vi khuẩn, nồng độ, hàm lượng, chi đinh, liều dùng tương tự sinh phẩm được cấp phép bởi một trong các cơ quan quản lý tham chiêu hoặc cơ quan quản lý chặt chẽ thì không yêu câu tài liệu lâm sàng.

  • Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đồi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc hỏa dược, vắc xin, sinh phẩm
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược mới, vắc xin, sinh phẩm, bao gồm
  • Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1, 2, 7, 9, 11, 13, 14, 18 phần 4.2.1.1 và các tài liệu sau:

+ Tài liệu quy định tại khoản 3 phần 4.2.1.1 đối với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

+ Tài liệu quy định tại khoản 4, 5 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của nước ngoài;

+ Tài liệu quy định tại khoản 6,8,10 phần 4.2.1.1 với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài

  • Tài liệu chất lượng quy định tại phần 4.2.2.1;
  • Tài liệu tiền lâm sàng quy định tại phần 4.2.2.2;
  • Tài liệu lâm sàng quy định tại phần 4.2.2.3;
  • Trường họp cơ sở đăng ký có đề nghị phân loại biệt dược gốc khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cần có thêm minh chứng được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ quan quản lý tham chiếu hoặc cơ quan quản lý chặt chẽ, trừ thuôc mới sản xuất tại Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc generic, bao gồm

  • Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1, 2, 7, 11, 13, 18 phần 4.2.u và các tài liệu sau:

+ Tài liệu quy định tại khoản 3 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

+ Tài liệu quy định tại khoản 4, 5 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của nước ngoài + Tài liệu quy định tại khoản 6,8,10 phần 4.2.1.1 với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài

  • Tài liệu chất lượng quy định tại phần 4.2.2.1.

Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc chuyển giao công nghệ

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo hình thức chuyển giao công nghệ đối với thuốc chuyển giao có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực:

+ Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1, 2, 7, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 phần 4.2.1.1 và các tài liệu sau:

  • Tài liệu quy đinh tại khoản 3 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của Việt Nam;
  • Tài liệu quy đinh tại khoản 4, 5 phần 4.2.111 với cơ sở đăng ký của nước ngoài.

+ Tài liệu chất lượng thực hiện theo quy định tại phần 4.2.2.1;

+ Các tài liệu liên quan theo quy định đối với các trường họp thuốc có thay đổi so với thuốc chuyển giao đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo hình thức chuyển giao công nghệ đối với thuốc chuyển giao chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam đã hết hiệu lực:

+ Hồ sơ của thuốc trước khi chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại khoản a hoặc khoản b phần này và khoản 15 phần 4.2.1.1;

+ Tài liệu chất lượng thực hiện theo quy định tại khoản 4 phần 4.2.2.1.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đóng gỏi thứ cấp tại Việt Nam.

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc thực hiện đóng gói thứ cấp ta’

Việt Nam đối với thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực: Thực hiện theo quy định đổi với thay đổi cơ sở đóng gói thứ cấp;

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc thực hiện đóng gói thứ cấp tai Việt Nam đối với thuốc chưa cỏ giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc có giấy đãng ký lưu hành tại Việt Nam đã hết hiệu lực:

+ Hồ sơ của thuốc trước khi đóng gói thứ cấp: Thực hiện theo quy định tại khoản a hoặc khoản b phần này;

+ Giấy chứng nhận GMP của cơ sở đóng gói thứ cấp tại Việt Nam;

+ Tài liệu chất lượng thực hiện theo quy định tại khoản 5 phần 4.2.2.1.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy trình thẩm định rút gọn

  • Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1, 2, 7, 11, 13, 18 phần 4.2.1.1 và các tài liệu sau:

+ Tài liệu quy định tại khoản 3 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

+ Tài liệu quy định tại khoản 4, 5 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của nước ngoài;

+ Tài liệu quy đinh tại khoản 6, 8 phần 4.2.1.1 với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài.

  • Tài liệu chất lượng thực hiện theo quy định về hồ sơ dược chất và hồ sơ thành phẩm tại điểm g phần 4.2.2.1.
  • Nộỉ dung cụ thể của hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bồ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu
  • Tài liệu chất lượng trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu

Nguyên liệu

– Quy trình sản xuất (chỉ áp dụng đối với nguyên liệu dược liệu): Mô tả chi tiết, đầy đủ quá trình sơ chế, chế biến nguyên liệu dược liệu. Nếu nguyên liệu là bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu phải mô tả chi tiết quy trình sản xuất bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu từ nguyên liệu dược liệu (trừ trường hợp bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành).

  • Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm.
  • Phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu.

+ 01 Phiếu kiểm nghiệm dược liệu của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm.

+ 01 Phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu của cơ sở sản xuất bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu và 01 Phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm.

b. Thành phẩm – Quy trình sản xuất.

+ Công thức cho đom vị đóng gói nhỏ nhất: Tên, hàm lượng, nồng độ, khối lượng, tiêu chuẩn áp dụng của từng thành phần có trong cồng thức cho một đơn vị đóng gói nhỏ Ibất. Trường hợp sản xuất từ bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu phải ghi rõ khối ịựợng dược liệu tương ứng với bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu hoặc tỷ lệ cao (ịựợc liệu, bán thành phâm dược liệu so với dược liệu ban đầu hoặc kèm theo hàm lượng /0/0) của dược chất, nhóm hợp chất đã định lượng được theo từng dược liệu.

+ Công thức cho một lô sản xuất thuốc thành phẩm: Ghi rồ tên, khối lượng, thể tích của từng thành phần trong công thức lô thuốc.

+ Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc: Thể hiện đầy đủ các giai đoạn trong quá trinh sản xuất thuốc bao gồm đường đi của nguyên liệu và phù hợp với mô tả quy trình sản xuất.

+ Mô tả quy trình sản xuất thuốc: Mô tả đầy đủ, chi tiết các bước thực hiện trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất bao gồm đầy đủ các thông số kỹ thuật của từng giai đoạn.

+ Danh mục trang thiết bị: Tên thiết bị, thông số, mục đích sử dụng.

+ Kiểm soát trong quá trình sản xuất: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát đối với mỗi giai đoạn gồm tên chỉ tiêu, tiêu chuẩn chấp nhận, phương pháp kiểm soát, tần suất kiểm soát, số lượng mẫu lấy để kiểm soát.

  • Tiêu chuẩn chát lượng và phương pháp kiểm nghiệm.

+ Công thức cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất: Tên, hàm lượng, nồng độ, khối lượng, tiêu chuẩn áp dụng của từng thành phàn có trong công thức cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Trường hợp sản xuất từ bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu phải ghi rõ khối lượng dược liệu tương ứng với bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu hoặc tỷ lệ cao dược liệu, bán thành phẩm dược liệu so với dược liệu ban đầu hoặc kèm theo hàm lượng (%) của dược chất, nhóm hợp chất đã định lượng được theo từng dược liệu.

+ Tiêu chuẩn thành phẩm.

  • Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm.
  • Tiêu chuẩn của bao bì đóng gói: Mô tả đầy đủ, chi tiết chất liệu bao bì, chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm.
  • Báo cáo nghiên cứu độ ổn định.

Tài liệu an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đề nghị cấp, gia han, thay đồi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu

  • Tài liệu an toàn, hiệu quả đối với thuốc dược liệu thực hiện theo quy đinh hiện hành của Bộ Y tế hoặc theo quy định của ASEAN (ACTD), ICH-CTD.
  • Thuốc dược liệu có dữ liệu trích từ các tài liệu sau được chấp nhận là dữ liệu lâm sàng để xem xét tính an toàn, hiệu quả của thuốc:

+ Các chuyên luận Hên quan đến tính an toàn, hiệu quả của thuốc được đề cập trong các dược điển, dược thư của Việt Nam hoặc của các nước trên thế giới;

+ Các bài báo đánh giá về tính an toàn, hiệu quả của thuốc được đăng tải trên các tạp chí thuộc danh mục SCI (Science Citation Index) – Chỉ số trích dẫn khoa học và các dữ liệu lâm sàng tập hợp từ các công trình nghiên cứu công bố trong y văn khác;

+ Báo cáo đánh giá tính an toàn, hiệu quả của đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã được nghiệm thu.

  • Hồ SO’ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bỗ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu, bao gồm
  • Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1, 2, 7, 11, 13, 18 phần 4.2.1 và các tài liệu sau:

4- Tài liệu quy định tại khoản 3 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

+ Tài liệu quy định tại khoản 4, 5 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của nước ngoài;

+ Tài liệu quy định tại khoản 6, 8,10 phần 4.2.1.1 với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài

  • Tài liệu chất lượng quy định tại phần 4.2.3.2.
  • Tài liệu an toàn, hiệu quả quy định tại phần 4.2.3.3.
  • Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu
  • Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1,2, 7, 11, 13, 18 phần 4.2.1 và các tài liệu sau:

+ Tài liệu quy định tại khoản 3 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

+ Tài liệu quy định tại khoản 4, 5 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của nước ngoài’

+ Tài liệu quy định tại khoản 6, 10 phần 4.2.1.1 với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài

  • Các tài liệu liên quan theo quy định với các trường hợp thuốc có thay đổi về hồ sơ hành chính tại thời điểm gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

Trường họp cơ sở đăng ký đã nộp thay đổi về hồ sơ hành chính trước thời điểm nộp hồ sơ gian hạn nhưng chưa được phê duyệt thì không phải nộp lại phần hồ sơ này trong hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

  • Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu, bao gằm
  • Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu;
  • Tài liệu tương ứng với các nội dung thay đổi lớn, thay đổi nhỏ.

Nội dung cụ thể của hồ sơ đăng ký nguyên liệu làm thuốc

  • Tài liệu chất lượng trong hồ sơ để nghị cấp, gia han, thay đổi, bả sung giấy đãng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc

Đối với nguyên liệu dược chất: Thực hiện theo hồ sơ ACTD phần dược chất. Trường hợp dược chất đăng ký chất lượng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, phải nộp kèm theo hồ sơ tổng thể dược chất (Drug Master File).

  1. Đối với nguyên liệu ở dạng bán thành phẩm chứa dược chất: Thực hiện theo hồ 0 ACTD như đăng ký thuốc thành phẩm, trong đó phần hồ sơ về thành phẩm được thay hằng hồ sơ bán thành phẩm đăng ký; các công thức cho một đơn vị liều, đơn vị đóng gói J)bỏ nhất thay bằng công thức lô sản xuất.
  2. Đối với nguyên liệu bán thành phẩm dược liệu, tá dược, vỏ nang
  • Cồng thức bào chế đối với bán thành phẩm dược liệu, tá dược ở dạng trộn sẵn, vỏ nang: Thành phần, khối lượng, thể tích, tiêu chuẩn chất lượng của từng thành phần trong công thức. Trường hợp sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật phải cung cấp thông tin về các chất ngẫu nhiên (các số liệu an toàn virus).
  • Quy trình sản xuất.

+ Sơ đồ quy trình sản xuất: Thể hiện đầy đủ các giai đoạn trong quá trinh sản xuất bao gồm đường đi của nguyên liệu và phù hợp với mô tả quy trình sản xuất.

+ Mô tả quy trình sản xuất: Mô tả đầy đủ, chi tiết các bước thực hiện trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất bao gồm đầy đủ các thông số kỹ thuật của từng giai đoạn.

+ Danh mục trang thiết bị: Tên thiết bị, thông số, mục đích sử dụng.

+ Kiểm soát trong quá trình sản xuất: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát đối với mỗi giai đoạn gồm tên chỉ tiêu, tiêu chuẩn chấp nhận, phương pháp kiểm soát, tần suất kiểm soát, số lượng mẫu lấy để kiểm soát.

  • Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm.
  • Phiếu kiểm nghiệm.
  • Tiêu chuẩn của bao bì đóng gói: Mồ tả đầy đủ, chi tiết chất liệu bao bì, chi tiêu chất lượng, mức chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm.
  • Báo cáo nghiên cửu độ ổn định, bao gồm đề cương nghiên cứu độ ổn đinh; số liệu nghiên cứu độ ổn định; kết quả và bàn luận.
  • Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành nguyên liêu làm thuốc
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc, bao gồm
  • Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1, 2, 7, 11, 13, 18 phần 4.2.1.1 và các tài liệu sau:

+ Tài liệu quy định tại khoản 3 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

+ Tài liệu quy định tại khoản 4, 5 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của nước ngoài;

+ Tài liệu quy định tại khoản 8, 10, 12 phần 4.2.1.1 với hồ sơ đăng ký nguyên liệu sản xuất tại nước ngoài.

  • Tài liệu chất lượng quy định tại 4.2.4.1.
  • Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc

Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1,2, 11, 17, 18, 19 phần 4.2.1.1 và các tài liệu sau:

Tài liệu quy định tại khoản 3 phần 4.2.11 với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

+ Tài liệu quy định tại khoản 4, 5 phần 4.2.1.1 với cơ sở đăng ký của nước ngoài-

+ Tài liệu quy định tại khoản 10, 12 phần 4.2.1.1 với trường hợp nguyên liệu sản xuất tại nước ngoài.

  • Các tài liệu liên quan theo quy định với các trường hợp nguyên liệu làm thuốc có thay đổi về hồ sơ hành chính tại thời điểm gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

Trường hợp cơ sở đăng ký đã nộp thay đổi về hồ sơ hành chính trước thời điểm nộp ho sơ gian hạn nhưng chưa được phê duyệt thì không phải nộp lại phần hồ sơ này trong hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

  • Hồ sơ đề nghị thay đỗi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc bao gồm
  • Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc;
  • Tài liệu tương ứng với các nội dung thay đổi lớn, thay đổi nhỏ.

BỘ HỒ SƠ KỸ THUẬT CHUNG ASEAN (ACTD)

Khái niêm

Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) là một hướng dẫn về một mẫu thống nhất trong chuẩn bị các hồ sơ kỹ thuật chung (CTD) có bố cục tốt để nộp cho các cơ quan quản lý của các nước ASEAN để đăng ký dược phẩm dùng cho người. Hướng dẫn này mô tả một mẫu CTD giúp làm giảm đáng kể thời gian và nguồn lực cần thiết cho việc chuẩn bị những hồ sơ đăng ký thuốc, và trong tương lai sẽ giúp giảm gánh nặng trong việc chuẩn bị hồ sơ điện tử. Việc xét duyệt và liên lạc của các cơ quan quản lý với các cơ sở đăng ký sẽ được hỗ trợ bằng một bộ tài liệu chuẩn với các nội dung thống nhất.

Trong suốt toàn bộ ACTD, việc trình bày thông tin không được phép đa nghĩa mập mờ mà phải rõ ràng, sao cho có thế thẩm định những dữ liệu cơ bản và giúp các chuyên gia thẩm định nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt nội dung của hồ sơ. Mục lục tài liệu tham khảo phải được trích dẫn theo đúng Tuyên ngôn Vancouver 1979 về Quy định thống nhất đối với các trích dẫn trên Tạp chí Y – Sinh học.

ACTD được bố cục thành bốn phần như sau:

Phần I: Hồ sơ hành chính Mục A:         Lời giới thiệu

Mục B:        Mục lục   tài liệu tổng quan của Hồ sơ Kỹ thuật chung ASEAN

Mục C:        Đơn xin   đăng ký, mẫu nhãn, thông tin kê đơn

Phần H: Hồ sơ chất lượng

Muc A:        Mục lục  tài liệu

Muc B:        Tóm tắt  tổng quan về chất lượng

Mục C:      Nội dung số liệu

Mục lục tài liệu

Tổng quan về đánh giá tiền lâm sàn

Mục C Mục D

Tóm tat bằng văn bảng và bảng biểu về tiền lâm sàng

Các báo cáo nghiên cứu tiền lâm sàng

phần IV: Hồ sơ lâm sàng MụcA:

Mục lục tài liệu

Mục B: Mục C: Mục D: Mục E: Mục F:

Tổng quan về lâm sàng Tóm tắt về lâm sàng

Bảng danh mục tất cả các nghiên cứu lâm sàng Các báo cáo nghiên cứu lâm sàng Danh mục các tài liệu tham khảo chủ yếu

Các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng có thể được miễn đối với những sản phẩm đã được cấp đăng ký lưu hành ở “các nước tham khảo” — là những nước có hệ thống thầm định thuốc và được công nhận bởi cơ quan quản lý dược các nước ASEAN.

Mục lục tài liệu tài liệu hành chỉnh và thông tin sản phẩm

Phần I đầu tiên sẽ có phàn Mục lục tài liệu tồng quan của toàn bộ bộ hồ sơ kỹ thuận chung ASEAN (ACTD) để cung cấp về cơ bản những nội dung thông tin có trong hồ sơ. Tiếp đến phần thứ hai là Tài liệu hành chính trong đó phải có các tài liệu cụ thể chi tiết đi cùng nhau, ví dụ như đơn xin đăng ký lưu hành, mẫu nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng… Phần cuối là Thông tin sản phẩm trong đó có các thông tin cần thiết, kể cả thông tin cho kê đơn, cơ chế tác động, tác dụng phụ của sản phẩm…

Phần này cũng nên có phần giới thiệu chung về dược phẩm, bao gồm nhóm dược lý và cơ chế tác động của thuốc.

Phần này không thuộc phạm vi hòa họp của ASEAN. Các nước có hướng dẫn riêng.

  • Phần II: Hồ sơ chất lượng

Phần II cần đưa ra một phần Tóm tắt chung sau đó đến các Báo cáo nghiên cứu.

Tài liệu về kiểm tra chất lượng phải được trình bày càng chi tiết càng tốt.

  • Phần III: Hồ sơ tiền lâm sàng

Phần III cần cung cấp một Tổng quan về tiền lâm sàng, sau đó là các Tóm tắt về tiền lâm sàng bằng văn bản và bảng biểu. Tài liệu của phần này không yêu cầu đối với sản phẩm generic, sản phẩm có thay đổi nhỏ và một số sản phẩm có thay đổi lớn. Đối với các nước thành viên ASEAN, có thể không cần quy định các báo cáo nghiên cứu trong phần náy đối với các sản phẩm có chứa dược chất mới (NCE), sản phẩm công nghệ sinh học (Biotech) và các sản phẩm có thay đổi lớn khác (MaV) nếu sản phẩm gốc đã được.

đăng ký và cấp phép lưu hành ở các nước tham khảo. Vì thế, nếu cơ quan quản lý có nhu cầu về báo cáo nghiên cứu cụ thể nào thi có thể yêu cầu nộp tài liệu đó.

  • Phần IV: Hồ sơ lâm sàng

Phần IV cần đưa ra được Tổng quan về lâm sàng và Tóm tắt lâm sàng. Tài liệu trong phần này không cần quy định đối với sản phẩm generic, sản phẩm có những thay đổi nhỏ và một số sản phẩm có thay đổi lớn. Đối với các nước thành viên ASEAN, có thể không cần quy định các báo cáo nghiên cứu trong phần này đối với các sản phẩm có chứa dược chất mới (NCE), sản phẩm công nghệ sinh học (Biotech) và các sản phẩm có thay đổi lớn khác (MaV) nếu sản phẩm gốc đã được đăng ký và cấp phép lưu hành ở các nước tham khảo. Vì thế, nếu cơ quan quản lý nào có nhu cầu báo cáo nghiên cứu cụ thể nào thì có thể yêu cầu nộp tài liệu đó.

Nội dung cụ thể của phần hồ sơ chất lượng trong hồ sơ ACTD

  • Phạm vi áp dụng

Tài liệu này nhằm đưa ra một hướng dẫn về một mẫu hồ sơ đăng ký dược phẩm theo các yêu cầu kỹ thuật chung của ASEAN (ACTD). Mau này dùng cho các dược chất mới (NCE), sản phẩm công nghệ sinh học (Biotech), thay đổi lớn (MaV), thay đổi nhỏ (MiV) và sản phẩm generic (G). Đẻ xác định tính khả thi của mẫu này đối với một loại sản phẩm cụ thể, cơ sở đăng ký cần tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý thuốc quốc gia có hên quan. Phần “Nội dung chính” của hướng dẫn này chỉ đơn thuần cho biết các thông tin về sản phẩm phải đặt ở đâu. Hướng dẫn này không đề cập đến loại hỉnh cũng như phạm vi của số liệu hỗ trợ, mà chúng tuỳ thuộc vào hướng dẫn quốc gia cũng như các tài liệu tham khảo quốc tế chủ yếu (dược điển).

Chương A: Mục lục

Chương B: Tóm tắt tổng thể về chất lượng Ghi chú các từ viết tắt và ký hiệu sử dụng

* : Nếu yêu cầu
NCE : Chất hóa học mới (Dược chất mới)
Biotech : Sản phẩm từ công nghệ sinh học
MaV : Thay đổi lớn
MiV : Thay đổi nhỏ
G : Thuốc generic
II : Tài liệu cần nộp trong trường hợp cụ thể.
STT Thông số Nội dung của thông số Yêu cầu
NCE biotech MaV MIV G
Dược chất
S1 Thông tin chúng
1.1 Danh pháp Thông tin từ 31 V V V V
1.2 Công thức cấu tạo Công thức cấu trúc, bao gồm cả hóa học lập thể tuyệt đối và tương tối, công thức phân tử và khối lượng phân tử tương đối. V V
Chuỗi acid amin chỉ rõ vị trí các nhóm nhôm glycosyl hoá hoặc các biến đổi hậu dịch mã khác và khối lượng phân tử tương đối. V
1.3 Đặc tính chung Đặc tính lý hoá và các độc tính có liên quan khác kể cả hoạt tính sinh học đối với sản phẩm công nghệ sinh học. V V V V
S2 Sản xuất
2.1. Nhà sản xuất Tên, địa chỉ, nhà sản xuất V V V
2.2 Mô tả quy trình sản xuất và kiếm soát quy trình Mô tả quy trình sản xuất dược chất và kiểm soát quy trình thể hiện cam kết cỉa cơ sở đăng ký trong việc sản xuất ra các dược chất đó. V V
Thông tin về quy trình sản xuất mà đặc trưng là xuất phát từ một (một số) lọ ngan hàng tế bào, bao gồm mẫu cây tế bào, thu hoạch, tinh chế, phản ứng biến đổi tế bào, các điều kiện đóng gói, bảo quản và vận chuyển V
2.3. Kiểm soát nguyên liệu Nguyên liệu ban đầu, dung môi, thuốc thử, chất xúc tác và các nguyên liệu khác dùng sản xuất dược chất, cần nêu rõ mỗi nguyên liệu đó được dùng vào thời điểm nào trong quá trình sản xuất. Các phép thử và tiêu chuẩn chấp nhận V V
Kiểm soát nguồn gốc và nguyên liệu ban đầu có nguồn gốc sinh học. V
Nguồn gốc, lịch sử và sự hình thành đống tế bào sản xuất V
Hệ thống ngân hàng tế bào, mô tả đặc điểm và phương pháp kiểm nghiệm V
Đánh giá an toàn về virus. V
2.4 Kiểm soát các bước quan trọng và sản phẩm trung gian Các bước quan trọng: Các phép thử và chỉ tiêu chấp nhận, có thuyết minh các dữ liệu thực nghiệm thu được từ việc đánh giá các bước quan trọng của quá trình sản xuất để chắc chắn rằng quy trình này đã được kiểm soát. V V
Sản phẩm trung gian: Tiêu chuẩn chất lượng và quy trình phân tích nếu có đối với các sản phẩm trung gian được phân lập trong quá trình sản xuất. V V
Số liệu về độ ổn định làm căn cứ đưa ra các điều kiện bảo quản V
2.5. Đánh giá và/hoặc thẩm định quy trình Các nghiên cứu đánh giá và/hoặc thẩm định đối với quy trình chế biến vô trùng và tiệt trùng. V V
2.6. Phát triển quy trình sản xuất Mô tả và bàn luận về những thay đổi quan trọng đối với quy trình sản xuất các lô sản phẩm để nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng, lô thí nghiệm và các lô sản xuất thực tế nếu có. V
Lịch sử phát triển của quy trình sản xuất như mô tả S2.2 V
S3 Đặc tính dược chất
3.1 Giải thích cấu trúc và các đặc tính khác Xác nhận cấu trúc dựa trên cơ sở quá trình tổng hợp và các phân tích phổ. V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương từ nhà sản xuất. V
Chi tiết về cấu trúc sơ cấp, thứ cấp hoặc cao hơn về thông tin và hoạt tính sinh học, độ tinh khiết và đặc tính hóa học miễn dịch (nếu có liên quan) V
3.2 Tạp chất Tóm tắt về các tạp chất đã được theo dõi hoặc thử nghiệm trong và sau khi sản xuất dược chất. V V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương từ nhà sản xuất. V
S4 Kiểm tra dược chất
4.1 Tiêu chuẩn chất lượng Chi tiết về tiêu chuẩn chất lượng, các phép thử và chi tiêu chấp nhận V V
Tiêu chuẩn dược điển hoặc thông tin tương tự từ nhà sản xuất. V
Chỉ rõ nguồn gốc, kể cả loài động vật thích hợp, chủng vi sinh vật V
4.2 Quy trình phân tích Quy trình phân tích được dùng để thử dược chất V V
Quy định trong dược điển và thông tin tương đương từ nhà sản xuất V
4.3 Thẩm định quy trình phân tích Thông tin về thẩm định phép phân tích, bao gồm các dữ liệu thực nghiệm về quy trình phân tích được dùng để thử dược chất. V V
Các phương pháp không có trong dược điển. V
4.4 Phân tích lô Mô tả lô và kết quả phân tích để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng. V V
4.5 Thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng Thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng của dược chất. V V
S5 Chất chuẩn hoặc nguyên liệu để đối chiếu Thông tin về chất chuẩn chất hoặc nguyên liệu đối chiếu được dùng để thử dược chất. V V
Chất chuẩn đối chiếu theo dược điển hoặc thông tin thích hợp từ nhà sản xuất V V
S6 Hệ thống bao bì đóng gói Mô tả hệ thống bao bì đóng gói V V
S7 Độ ổn định Báo cáo ổn định V V
Tài liệu khoa học V V
P Thành phần thuốc
P1 Mô tả và thành phần Mô tả

Dạng bào chế và đặc tính,

Dung môi để pha chế đi kèm theo sản phẩm. Loại bao bì đóng gói của dạng bào chế về dung môi đi kèm theo nếu có.

V V V V V
Thành phần: Tên, lượng công bố bằng khối lượng hay thể tích chức năng và tham khảo tiêu chuẩn chất lượng. V V V V V
P2 Sự phát triển dược học
2.1.Thông tin về những nghiên cứu phát triển Dữ liệu về các nghiên cứu phát triển được tiến hành để xác định rằng dạng bào chế, công thức, quy trình sản xuất, hệ thống bao bì đóng gói, các thuộc tính về vi sinh vật và hướng dẫn sử dụng phù hợp với mục đích ghi trong hồ sơ đăng ký. V V
2.2 Thành phần của thành phẩm thuốc Hoạt chất chứng minh tính tương hợp của hoạt chất với tá dược được ghi ở mục P1. Trong trường hợp thuốc đa thành phần, cần chứng minh tính tương hợp giữa các hoạt chất với nhau V V
Tài liệu khoa học V V
Tá dược

Chứng minh việc lựa chọn tá dược ghi ở mục P1 là những tá dược có ảnh hưởng đến tác dụng của thành phảm thuốc.

V V
2.3 Thành phẩm thuốc Phát triển công thức bào chế. Mô tả tóm tắt, ngắn gọn về sự phát triển thành phẩm.( Có tính đến đường dùng và cách sử dụng dự kiến đối với NCE và Biotech) V V V
Lượng đóng dư. Thuyết minh về bất kỳ lượng đóng dư trong công thức ghi ở mục P1 V V V
Đặc tính hóa lý và sinh học. Các thông số có liên quan đến khả năng tác dụng của thành phẩm thuốc như PH, độ hòa tan. V V
2.4. Sự phát triển quy trình sản xuất Lựa chọn và tối ưu hóa quy trình sản xuất V V
Sự khác nhau giữa những quy trình dùng để sản xuất những lô thuốc lâm sàng thiết yếu với quy trình mô tả ở mục P2.3 nếu có V V
2.5 Hệ bao bì đóng gói Sự thích hợp của hệ thống bao bì đóng gói dùng trong bảo quản, vận chuyển (đường biển) và sử dụng thành phẩm. V V V
2.6. Thuộc tính vi sinh vật. Nêu thuộc tính vi sinh vật của dạng bào chế. V V V V V
2.7 Tính tương hợp Tính tương hợp của thành phẩm thuốc với dung môi pha loãng hoặc dụng cụ để phân liệu. V V V V V
P3 Sản xuất
3.1 Công thức lô Tên và hàm lượng của tất cả các thành phần V V V V
3.2. Quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình Mô tả quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình V V V V V
3.3 kiểm soát các bước quan trọng và các sản phẩm trung gian Các phép thử và chỉ tiêu chấp nhận. V V V
3.4. Thẩm định và/hoặc đánh giá quy trình Mô tả dẫn chứng bằng tư liệu và kết quả của các nghiên cứu thẩm định và/hoặc đánh giá đối với những bước tiến quan trọng trong sử dụng trong quy trình sản xuất V V V
P4 Kiểm tra tá dược
4.1 Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn chất lượng của tá dược V V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin thích hợp từ nhà sản xuất V V
4.2 Quy trình phân tích Quy trình phân tích đúng để thử các tá dược khi thích hợp V V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin thích hợp từ nhà sản xuất V V V
4.3. Tá dược có nguồn gốc từ người và động vật Thông tin về nguồn gốc và/ hoặc các chất ngẫu nhiên V V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin thích hợp từ nhà sản xuất V V V
4.4 Tá dược mới Đói với những tá dược được sử dụng lần đầu tring một thành phẩm hoặc đường dùng mới, cung cấp đầy đủ, chi tiết về sản xuất, đặc tính và biện pháp kiểm tra, có tham khảo chéo những dữ liệu an toàn hỗ trợ (tiền lâm sàng hoặc lâm sàng) V V
P5 Kiểm tra thành phẩm
5.1 Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm V V V V V
5.2 Quy trình phân tích Quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thành phẩm V V V V V
Phương pháp không có trong dược điển V V V
Xác minh là khả năng áp dụng được của phương pháp có trong dược điển. V V
5.3 Thẩm định quy trình phân tích Thông tin bao gồm dữ liệu thực nghiệm đối với quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thành phẩm V V
Phương pháp không cps trong dược điển. V V V V V
Xác minh khả năng áp dụng được của phương pháp có trong dược điển V V V
5.4 Phân tích lô Mô tả la việc thử nghiệm và kết quả thử của tất cả các lô liên quan. V V
5.5.Đặc tính của tạp chất Thông tin về đặc tính của tạp chất V V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin thích hợp từ nhà sản xuất V V
5.6. Thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng Thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng dự kiên soát thành của thành phẩm V V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin thích hợp từ nhà sản xuất V V
P6 Chất chuẩn hoặc chất đối chiếu Thông tin về chất chuẩn hoặc chất đối chiếu được dùng để kiểm nghiệm thành phần. V V
Quy định trong dược điển hoặc thông tin thích hợp từ nhà sản xuất V V
P7 Hệ thống bao bì đóng gói Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm tra bao bì sơ cấp và thứ cấp, loại bao bifvaf kích thước bao bì chi tiết phụ liệu (ví dụ chất làm khô..vv) V V V V V
P8 Độ ổn định của sản phẩm Báo cáp độ ổn định: Dữ liệu chứng minh rằng sản phẩm ổn định trong suốt tuổi thọ dự kiến.Cam kết về việc thep dõi độ ổn định sau khi được phép lưu hành. V V V V
P9 Khả năng thay thế lẫn nhau của sản phẩm In vitro: Nghiên cứu độ hòa tan so sánh như yêu cầu V V
In vitro: Nghiên cứu tương đương sinh học như yêu cầu V V
Hình 4.1 sơ đồ tóm tắt phần dược chất (S) của hồ sơ ACTD
Hình 4.1 sơ đồ tóm tắt phần dược chất (S) của hồ sơ ACTD
Hình 4.2. Sơ đồ tóm tắt phần thành phẩm (P) của hồ sơ ACTD.
Hình 4.2. Sơ đồ tóm tắt phần thành phẩm (P) của hồ sơ ACTD.

Chương C: Nội dung chính

  1. Dược chất

Thông tin chung

  • Danh pháp
  • Tên chung quốc tế (INN)
  • Tên rút gọn, nếu có
  • Số đăng ký tra cứu trích dẫn hoá học (CAS)
  • Mã phòng thí nghiệm (nếu có quy định)
  • Tên hoá học

2. Công thức cấu tạo

  • Vói NCE: Phải có cấu trúc kể cả hoá lập thể tương đối và tuyệt đối, công thức phân tử và khối lượng phân tử tương đối.
  • Với Biotech: Phải có sơ đồ chuỗi acid amin chỉ rõ vị trí các nhóm glycosyl hoá hoặc các biến đổi hậu dịch mã khác và khối lượng phân tử tương đối, nếu thích hợp.
  • Vói dược chất Generic: Quy định trong dược điển hoặc những thông tin tương đương của nhà sản xuất.
  • Đặc tính chung

Cần phải có một danh mục liệt kê các đặc tính hoá lý và các đặc tính có liên quan khác của dược chất, kể cả hoạt tính sinh học đối với các sản phẩm công nghệ sinh học (Biotech).

3. Sản xuất

  • Nhà sản xuất

Tên và địa chỉ đầy đủ, kể cả tên thành phố và nước của cơ sở sản xuất hoạt chất.

  • Mô tả quy trình sản xuất và kiêm soát quy trình

Mô tả quy trinh sản xuất dược chất để thể hiện cam kết của cơ sở đăng ký trong việc sản xuất ra các dược chất đó. cần cung cấp những thông tin sau để mô tả một cách đầy đủ quy trình sản xuất và các biện pháp kiểm soát quy trình:

  • Vói NCE:

+ Cần cung cấp sơ đồ miêu tả theo trình tự quy trình tổng họp, gồm có công thức phân tử, khối lượng và sản lượng, cấu trúc hoá học của nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, thuốc thử và dược chất phản ánh hoá lập thể, xác đinh diều kiện thao tác và dung môi.

Mô tả quy trình sản xuất, nêu rõ lượng nguyên liệu, dung môi, chất xúc tác, phản nô của lô đại diện, và nêu các biện pháp kiểm soát quy trinh, trang thiết bị và thao tác, ví dụ như nhiệt độ, áp suất, độ pH, thời gian, w…

+ Quy trình dùng thay thế phải được giải thích và mô tả ở mức độ chi tiết như quy trình gốc. Phải xác định và thuyết minh các bước chế biến tái lặp.

  • Với Biotech:

+ Những thông tin về quy trình sản xuất, mà đặc trưng là xuất phát từ một (một số) Ịọ ngân hàng tế bào, bao gồm mẫu cấy tế bào, thu hoạch, tinh chế, phản ứng biến đôi tế bào, điều kiện đóng gói, bảo quản và vận chuyển.

  • Kiểm soát nguyên liệu

Những nguyên liệu dùng trong sản xuất dược chất (ví dụ nguyên liệu thô, nguyên liệu ban đầu, dung môi, thuốc thử, chất xúc tác) cần được liệt kê, trong đó cần nêu rồ mỗí nguyên liệu đó được dùng vào thời điểm nào trong quá trình sản xuất, cần cung cấp các thông tin về chất lượng và việc kiểm soát chất lượng của các nguyên liệu này. Nếu cần, phải có thông tin chứng minh là những nguyên liệu (bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh học, ví dụ như các thành phần môi trường, các kháng thể đơn dòng, enzyme) đạt tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng (kể cả việc loại trừ hoặc kiểm soát các yếu tố ngoại lai). Đối với các nguyên liệu có nguồn gốc sinh học, thì còn phải có cả những thông tin về nguồn gốc, việc sản xuất và định tính của chúng.

  • Vói Biotech

+ Kiểm soát nguồn gốc và nguyên liệu ban đầu có nguồn gốc sinh học: cần có các tóm tắt những thông tin an toàn về virus đối với các nguyên vật liệu có nguồn gốc sinh học.

+ Nguồn gốc, lịch sử và sự hình thành dòng tế bào sản xuất: cần cung cấp những thông tin về nguồn gốc của dòng tế bào sản xuất và phân tích cơ cấu biểu hiện được dùng đề biến đổi tế bào về mặt di truyền, và được đưa vào dòng tế bào ban đầu dùng để phát triển thành Ngân hàng Tế bào mẹ, như quy định trong các phần Q5B và Q5D của hướng dẫn ICH.

+ Hệ thống ngân hàng tế bào, mô tả đặc điểm và phương pháp kiểm nghiệm: cần cung cấp các thông tin về hệ ngân hàng tế bào; các hoạt động kiểm tra chất lượng và độ on định dòng tế bào trong quá trình sản xuất và bảo quản (bao gồm cả các quy trình tạo ra Ngân hàng Tê bào mẹ và Ngân hàng Tế bào sản xuất) như quy định trong các phần Q5B và Q5D của hướng dẫn ICH.

  • Kiểm soát các bước quan trọng và sản phẩm trung gian

Các bước quan trọng: Các phép thử và chỉ tiêu chấp nhận cùng với thuyết minh nêu rõ các dữ liệu thực nghiệm đã được thực hiện ở các bước quan trọng trong quá trinh sản xuất, để chắc chắn rằng quy trình này đã được kiểm soát.

  • Sản phẩm trung gian: Nêu rõ tiêu chuẩn chất lượng và quy trình phân tích, Hê có, đối với sản phẩm trung gian được phân lập trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra đối với Biotech: Cung cấp số liệu về độ ổn định làm căn cứ đưa ra c$ điều kiện bảo quản.

  • Đánh giả và/ hoặc thầm định quy trình

Nêu các nghiên cửu đánh giá hoặc thẩm định quy trình đối với quy trình chế biến vô trùng hoặc tiệt trùng.

  • Với Biotech:

Cần có đủ thông tin về các nghiên cứu đánh giá và thẩm định nhằm chứng minh rằng quy trình sản xuất (kể cả các bước chế biến lặp lại) là phù họrp cho mục đích sử dụng dự kiến và chứng minh cho việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát quy trình quan trọng (các thông số vận hành và kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất) và các giới hạn của chúng cho các bước sản xuất quan trọng (ví dụ nuôi cấy té bào, thu hoạch, tinh chế và biến đôi). Những thông tin này phải bao gồm một bản mô tả ké hoạch tiến hành nghiên cứu và kết quả, phân tích và kết luận của các nghiên cứu đã thực hiện. Việc thẩm định các phương pháp định lượng và phân tích tương ứng phải có tham chiếu chéo hoặc cung câp dưới dạng thuyết minh cho việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát quy trình quan trọng và các giới hạn. Đối với các bước sản xuất nhằm loại bỏ hoặc bất hoạt các tác nhân gây nhiễm là virus, càn cung cấp thông tin về các nghiên cứu đánh giá quy trình.

  • Phát triển quy trình sản xuất
  • Với NCE: I I

Mô tả và bàn luận về những thay đổi quan trọng đối với quy trình sản xuất hoặc cơ sở sản xuất dược chất dùng trong việc sản xuất các sản phẩm để nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng, lô thử nghiệm, và cả lô sán xuất thực tế nếu có.

  • Vói Biotech:

Cần cung cấp lịch sử phát triển của quy trinh sản xuất như mô tả ở s 2.2. Mô tả những thay đổi trong việc sản xuất các lô dược chất dùng cho các nghiên cứu để hoàn thiện hồ sơ đăng ký lưu hành (ví dụ các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng), bao gồm những thay đổi vệ quy trinh và thiết bị quan trọng, cần giải thích lý do thay đổi. Các thông tin liên quan đến lô dược chất được sản xuất trong quá trình nghiên cứu phát triển, ví dụ số lô, quy mô sản xuất và việc sử dụng (ví dụ nghiên cứu độ ổn định, nguyên liệu tham khảo trong nghiên cứu tiền lâm sàng) liên quan đến sự thay đổi đó. Ý nghĩa của thay đổi cần phải được kiểm tra bằng cách đánh giá khả năng ảnh hưởng đối với chất lượng dược chất (và/hoặc sản phẩm trung gian, nếu có). Đối với những thay đổi về sản xuất được coi là quan trọng, thì cần phải có số liệu từ các thí nghiệm phân tích so sánh trên dược chất có liên quan, cần phải có phần bàn luận vê sô liệu, trong đó có cả các thuyết minh về việc lựa chọn phép thử và đánh giá kết quả. Phép thử dùng để đánh giá ảnh hưởng. thay đổi trong sản xuất đối với dược chất và thành phẩm thuốc tương ứng cũng có cả các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng có trong các phần hồ sơ được

  • Đặc tính dược chất

Giải thích cấu trúc và các đặc tính khác

Với NCE:

Xác định cấu trúc dựa trên cơ sở quá trình tổng hợp và các phân tích phổ. Cũng cần ‘ thông tin về khả năng của hiện tượng đồng phân, việc xác định hoá lập thể hoặc khả năng hình thành hiên tương đa hỉnh.

Với Biotech:

Các chi tiết về cấu trúc sơ cấp, thứ cấp hoặc cao hơn và thông tin về hoạt tính sinh độ tinh khiết và đặc tính hoá miễn dịch (nếu có liên quan).

– Vói MaV, MiV, G:

Qui định trong dược điển hoặc thông tin tương đương của nhà sản xuất.

SS.2. Tạp chất

Phải cung cấp thông tin về các tạp chất

I V(H Generic)

Quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương của nhà sản xuất.

S4. Kiểm tra dược chất

Tiêu chuẩn chất lượng và việc thuyết minh các tiêu chuẩn. Tóm tất phương pháp tích và thẩm định phương pháp phân tích.

S4.1. Tiêu chuẩn chất lượng

Phải cung cấp chi tiết tiêu chuẩn chất lượng, các phép thử và các chỉ tiêu chấp nhận ầ dược chất.

  • Với: Biotech

Nêu nguồn gốc, kể cả loài động vật phù họp, chủng vi sinh vật.

  • Với MaV, MiV, G:

Nêu tiêu chuẩn dược điển là được. Phải chỉ rõ dược chất có được mua dựa trên tiêu chuẩn chất lượng kèm theo phiếu kiểm nghiệm hoặc đã được kiểm nghiệm bởi cơ sở đăng ty hay không.

  • Quy trình phân tích

Quy trình phân tích được dùng để thử dược chất phải có đầy đủ chi tiêt đê có thề tiến hành thử lại tại các phòng thí nghiệm khác.

  • Vái MaV, MiV, G:

Quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương của nhà sản xuất.

  • Thầm định quy trình phân tích

Phải có thông tin về thẩm định phép phân tích, bao gồm các dữ liệu thực nghiệm về quy trình phân tích được dùng để thử dược chất. Những điểm đặc trưng cần đánh giá là tính chọn lọc, độ chính xác (độ lặp lại, độ chính xác trung gian, độ tái lặp), độ đúng, tính tuyến tính, khoảng xác định, giới hạn định lượng, giới hạn phát hiện, độ thô và tính tương thích của hệ thống.

  • I Vói MaV, MiV, G:

Chỉ yêu cầu đối với phương pháp phân tích không có trong dược điển. Tham khảo hướng dẫn cùa ASEAN về thẩm định quy trình phân tích.

  • Phần tích lô

Phải có sự mô tả lô, và các kết quả phân tích lô.

  • Thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng

Phải có sự thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng của dược chất.

  • Chất chuẩn hoặc nguyên liệu đối chiếu

Phải cung cấp thông tin về chất lượng của các chất chuẩn hoặc nguyên liệu đối chiếu được dùng cho việc thử dược chất.

  • Với MaV, MiV, G:

Quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương của nhà sản xuất.

  • Hệ thống bao bì đóng gói

Với NCE và Biotech:

Phải có mô tả hệ thống bao bì đóng gói bao gồm cả đặc điểm vật liệu chế tạo từng loại bao bì sơ cấp và tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại. Các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có mô tả và định dạng (và những kích thước cơ bản thì nên thể hiện bằng hình vẽ khi có thể). Phải nêu các phương pháp không có trong dược điển (cùng kết quả thẩm định) nếu có thề. Đối với bao bì thứ cấp không có chức năng bảo vệ (ví dụ những bao bì không có chức năng bảo vệ bổ trợ hoặc không giữ vai trò gì trong vận chuyển phân phối sản phẩm) thì chỉ cần miêu tả tóm tắt. Nếu bao bì thứ cấp có chức năng bảo vệ thì càn bổ sung thêm thông tin.

Nên bàn luận về tính phù hợp, ví dụ việc lựa chọn chất liệu, đối với việc bào vệ khỏi hưởng của ẩm và ánh sáng, đến tính tương hợp của các chất liệu chế tạo với dược chất, i ’tính hấp phụ của bao bì, tính thấm và/hoặc độ an toàn của vật liệu chế tạo.

§7. Độ ẩn định

Tóm tắt độ ổn định và kết luận

Phải tóm tắt các loại nghiên cứu đã tiến hành, các đề cương đã sử dụng và các kết 1 nghiên cứu. Phàn tóm tắt phải bao gồm cả kết quả nghiên cứu, ví dụ nghiên cứu ở ỉc kiên thúc đẩy sự phân hủy và các điêu kiện khắc nghiệt.

Đề cương và cam kết nghiên cứu độ ền định sau khi được phép lưu hành

Cần có đề cương nghiên cứu độ ổn định sau khi được phép lưu hành và bản cam 1$ về độ ồn định.

  • Dữ liệu độ ổn định

Các kết quả nghiên cứu độ ổn đinh (như nghiên cứu ở điều kiện thúc đẩy sự phân Ị)ùy và các điều kiện khắc nghiệt) phải được trình bày dưới dạng thích hợp nhự bảng biểu, đồ thị hoặc bài tường thuật. Phải có cả thông tin về các quy trình phân tích được dùng để có được các số liệu đó và việc thẩm định các quy trình này.

  • thành phần thuốc

Mô tả và thành phần

Phải có sự mô tả về thành phẩm thuốc và thành phần của nó. Thông tin cần cung cấp gồm có:

  • Mô tả dạng bào chế;
  • Thành phần, nghĩa là nêu tên của tất cả các thành phần có trong dạng bào chế và hàm lượng có trong mỗi đơn vị (kể cả lượng đóng dư, nếu có), chức năng cua các thành phần và tham khảo tiêu chuẩn chất lượng của chúng (ví dụ như các chuyên luận ứong dược điển hoặc tiêu chuẩn chất lượng của nhà nhà sản xuất);
  • Mô tả dung môi để pha chế đi kèm theo sản phẩm;
  • Loại bao bì đóng gói của dạng bào chế và dung môi pha chế đi kèm theo sản phẩm(nếu có).

Sự phát triển dược học

Thông tin về những nghiên cứu phát triển

Phần phát triển được học thể hiện thông tin và dữ liệu về các nghiên cứu phát triển được tiến hành để xác định rằng dạng bào chế, công thức, quy trình sản xuất, hệ thống bao bì đóng gói, các thuộc tính về vi sinh vật và hướng dẫn sử dụng là phù hợp với mục đích nêu trong hồ sơ đăng ký. Các nghiên cứu được mô tả ở đây được phân biệt với những kiểm nghiệm thường quy được tiến hành theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, phần này cũng xác định và miêu tả công thức bào chế và các thuộc tính của quy trình (các thông số lâm sàng) cổ thể ảnh hưởng đến khả năng tái lặp lô mẻ, khả năng tác dụng của sản phẩm và chất lượng của thành phẩm thuốc. Các số liệu hỗ trợ và kết quả thu được từ những nghiên cửu đặc biệt hoặc tài liệu đã xuất bản có thể nằm trong hoặc đi kèm với phần phát triển dược học. Các số liệu hỗ trợ bổ sung có thể tham khảo ở các phần thích họp khác ngoài phần lâm sàng trong hồ sơ đăng ký.

P2.2. Thành phần của thành phẩm thuốc P2.2.

l.Hoạt chất

– Vói NCE và Biotech:

Phải bàn luận về tính tương họp của các dược chất với tá dược được liệt kê trong mục 2.1. Hơn nữa, các tính chất lý hoá chủ yếu (như hàm lượng nước, độ hoà tan, phân bố kích cỡ hạt, trạng thái rắn hoặc đa hình) của dược chất có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thành phẩm thuốc cũng phải được thảo luận.

– với MaV, MiV, G:                                                                                         I

Các số liệu đăng tải trong các tài liệu khoa học là đủ.

P2.2.2. Tá dược

Sự lựa chọn các tá dược được ghi ở mục Pl, nông độ và các tính chât của chúng có ảnh hưởng đến tác dụng của thành phẩm thuốc cần được bàn luận hên quan đến chức năng tương ứng của chúng.

P2.3. Thành phẩm thuốc

P2.3.L Phát triển công thức bào chế

Mô tả tóm tắt ngắn gọn về sự phát triển thành phẩm thuốc, có tính đến đường dùng và cách sử dụng dự kiến. Phải có bàn luận về sự khác nhau giữa các công thức bào chế dùng trong lâm sàng và công thức bào chế (nghĩa là thành phần) được miêu tả trong mục P1 và P2. Kết quả của các nghiên cứu so sánh in-vitro (ví dụ thử độ hoà tan) và nghiên cứu so sánh in-vivo (ví dụ thử tương đương sinh học) phải được bàn luận khi có thể.

P2.3.2. Lượng đóng dư

Phải thuyết minh về lượng đóng dư trong công thức nêu ở mục P1.

2 3 3 Đặc tính lý hoá và sinh học

thông số có liên quan đến khả năng tác dụng của thành phẩm thuốc như pH, lương lon, độ hoà tan, độ khuếch tán, sự tái tạo, sự phân bố cỡ hạt, sự kết tập, Wa mb tính lưu biến, hoạt tính sinh học, hoạt lực và hoạt tính miễn dich cần 1 tá

p2.4. Sự phát triển quy trình sản xuất

phải giải thích sự chọn lựa và tối ưu hoá quy trinh sản xuất được mô tả trong mục p3 2 đặc biệt ở những khía cạnh thiết yếu. Phưcmg pháp tiệt trùng phải được giải thích ‘ thuyết minh nếu có liên quan. Phải thảo luận về sự khác nhau giữa những quy trình iuflg để sản xuất các lô thuốc thử lâm sàng chủ yếu với quy trinh được mô tả ở mục p 3.2 \ có thể ảnh hưởng tới việc phát huy tác dụng của sản phẩm.

P2.5’ Hệ bao bì đỏng gói

Nếu cần, phải bàn luận về sự thích họp hệ bao bì đóng gói dùng trong bảo quản, vận chuyển (đường biển) và sử dụng thành phẩm. Việc bàn luận này nên lưu ý đến những vấn đề như sự lụa chọn các vật liệu, việc bảo vệ khỏi ảnh hưởng của ẩm và ánh sáng, tính tương họp của vật liệu chế tạo với dạng bào chế, kể cả việc hấp thụ đối với bao bì, tính an toàn không bị rò rỉ của vật liệu đóng gói và việc phát huy tác đụng ví dụ như khả năng tái lặp trong phân phối liều lượng từ dụng cụ phân liều nếu như đó là một phần của thành phẩm thuốc.

P2.6. Thuộc tỉnh vi sinh vât

Khi phù họp, cần bàn luận về các thuộc tính VI sinh vật của dạng bào chế, kể cả tính lập luận cho  việc không tiến hành thử giới hạn vi khuẩn đối với thành phẩm không vô trùng và việc lựa chọn cũng như hiệu quả của hệ thống chất bảo quản trong các sàn phẩm có chứa chất bảo quản chống vi khuẩn. Đối với sản phẩm vô trùng, cần bàn luận về tính toàn vẹn của hệ bao bì đóng gói nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

P2.7. Tính tương hợp

Cần phải bàn luận về tính tương hợp của thành phẩm thuốc với dung môi pha loãng hoặc dụng cụ để phân liều, ví dụ như để kết tủa dược chất trong dung dịch, sự hấp thu của ống dẫn tiêm truyền và độ ổn định, mục đích là để cung cấp các thông tin phù hợp và hỗ trợ cho việc ghi nhãn.

– Vói MaV, MiV, G: Có thể chấp nhận các dữ liệu đăng tải trong các tài liệu khoa học.

P3. Sản xuất

P3.L Công thức lô

Công thức bào chế, có tên và hàm lượng của tất cả các thành phần (thành phần hoạt tính và thành phần khác), kể cả những chất sẽ bị loại bỏ trong quá trình sản xuất, I gồm:

  • Lượng thực dùng của mỗi thành phần (bằng gam, kilôgam, lit);
  • Lượng đóng dư: Phải có số liệu hỗ trợ và giải thích lý do đóng dư;
  • Tổng lượng đơn vị liều dùng của một lô;
  • Cần mô tả tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất dạng bào chế.

P3.2. Quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình

Phải có sơ đồ mô tả các công đoạn trong quy trình và chỉ rõ ở công đoạn nào thì các nguyên liệu được đưa vào. Phải xác định ở các bước quan trọng nào và ở thời điểm nào thì tiến hành kiểm soát quy trình, kiểm tra sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.

  • Mô tả đầy đủ qui trình sản xuất với đủ các chi tiết bao quát các điểm thiết yếu ở mỗi giai đoạn sản xuất.
  • Đối với các sản phẩm vô trùng thì việc mô tả phải bao quát cả việc pha chế và tiệt trùng các thành phần (như bao bì, nắp nút, …).

P3.3. Kiểm soát các bước quan trọng và sản phẩm trung gian

  • Các bước quan trọng: cần nêu các phép thử và chỉ tiêu chấp nhận (có thuyết minh, kể cả các số Ịiệu thực nghiệm) được thực hiện ở các bước quan trọng của quy trình sản xuất như xác định ở mục P3.3 để đảm bảo rằng quy trình đã được kiểm tra.
  • Sản phẩm trung gian: Phải cung cấp thông tin về chất lượng và việc kiểm tra các sản phẩm trung gian phân lập được trong quy trình.

P3.4. Thẩm định và/hoặc đánh giá quy trình

Phải có mô tả, dẫn chứng bằng tài liệu và kết quả của các nghiên cứu thẩm định ở những bước sản xuất quan trọng hoặc các phép định lượng quan trọng sử dụng trong quy trình sản xuất (như thẩm định quy trình tiệt trùng, quy trình chế biến hoặc đóng chai vô trùng).

  • Vói MaV, MÍV, G:

Tham khảo Hướng dẫn của ASEAN về thẩm định quy trình sản xuất.

P4. Kiểm tra tá dược

P4.1. Tiêu chuẩn chất lượng

Phải cung cấp tiêu chuẩn chất lượng của các tá dược.

Với MaV, MiV, G: Các quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương từ nhà sản xuất.

  • Quy trình phân tích

tải cung cấp quy trình phân tích dùng để thử các tá dược, khi thích hợp.

Với MaV, MiV, G: Các quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đươngrõ cớ nguồn gốc từ người và động vật

pôi với tá dược có nguồn gốc từ người và động vật phải cung cấp thông tin về các tự nhiên (ví du: Nguồn gốc, các tiêu chuẩn chất lượng, mô tả các phép thử, các số. Áp dụng các yêu cầu của dược điển nếu có, nếu không thì áp dụng yẻu Cầu tương tự khác.

Tả dược mới

Đối với cấc tá dược mới được dùng lần đầu trong thành phẩm thuốc hoặc sử dụng dùng mới, phải cung cấp đầy đủ các chi tiết về sản xuất, đặc tính và biện pháp kiểm tra, có tham khảo chéo những số liệu an toàn họ trợ (tiền lâm sàng hoặc lâm sàng).

P5. Kiểm tra thành phẩm

Tiêu chuân kỹ thuật và thuyết minh tiêu chuẩn kỹ thuật, tóm tắt quy trình phân tích và thẳm đinh quy trình, xác định đặc điểm các tạp chất.

P5.1. Tiêu chuẩn chất lượng

Phải cung câp tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm.

P5.2. Quy trình phân tích

Phải cung cấp các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thành phẩm.

P5.3. Thẩm định quy trình phân tích

Phải có thông tin về thẩm định quy trình phân tích bao gồm các dữ liệu thực nghiệm trọng đối với quỵ trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thành phẩm.

– Vói MaV, MiV, G: Chỉ yêu cầu đối với các phương pháp không có trong dược I điển, tuy nhiên, đối với phưowng pháp có trong dược điển, cần phải xác minh khả năng áp I dụng được.

P5.4.   Phân  tích lô

Cung cấp thông tin mô tả (bao gồm cỡ lô, nguồn gốc và việc sử dụng) và kết quả thử của tất cả các lô liên quan (ví dụ: Lô thí nghiệm dùng để nghiên cứu lâm sàng và tiền lầm sàng, điều chỉnh cỡ lô, và lô ở quy mô sản xuất nếu có) dược dùng để thiết lập tiêu tốn chất lượng và đánh giá tính ổn định trong sản xuất.

– Vói Generic: Tham khảo P3.4.

  • Với MaV, MiV, G: cần cung cấp tóm tắt phân tích lô (trinh bày bằng dạng bảng biểu), cùng với đồ thị nếu có.

ẤP5.5. Đặc tính của tạp chất

Cần cung cấp thông tin về đặc tính của các tạp chất nếu chưa được nêu ra trong mục s 3.2 Tạp Chất.

  • Với MaV, MiV, G: Các quy định trong dược điển hoặc thông tin thích họp từ nhà sản xuất.

P5.6. Thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng

Cung cấp thuyết minh tiêu chuẩn chất lượng dự kiến của thành phẩm.

  • Với MaV, MiV, G: Các quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương từ nhà sản xuất.

P6. Chất chuẩn hoặc chất đếỉ chiếu

Yêu cầu: Thông tin về chất lượng và bảng biểu trình bày về chất chuẩn và chất đối chiếu được dùng để thử thành phẩm.

  • Với MaV, MiV, G: Các quy định trong dược điển hoặc thông tin tương đương từ nhà sản xuất.

P7. Hệ thống bao bì đóng gói

Phải có mô tả hệ thống bao bì đóng gói bao gồm cả đặc điểm của vật liệu chế tạo của từng loại bao bì sơ cấp và bao bì thứ cấp và tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại Các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có mô tả và định dạng (và những kích thước cơ bản thì nên thể hiện bằng hỉnh vẽ, nếu có thể). Các phương pháp không có trong dược điển (với kết quả thẩm định) cũng phải nêu ra khi có thể. Đổi với bao bì thứ cấp không có chức năng bảo vệ (như bao bì không có tác dụng bảo vệ hỗ trợ hoặc không có vai trò trong phân phối vận chuyển sản phẩm) chi cần miêu tả tóm tắt. Đối với loại bao bì thứ cấp có chức năng bảo vệ thì phải có thêm thông tin. Thông tin về tính phù họp phải nêu ở mục P2.

P8. Độ ổn định của sản phẩm

Cần có bằng chứng chứng minh rằng sản phẩm ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm trong suốt tuổi thọ dự kiến của nó, rằng không có sản phẩm phân huỷ độc hại được tạo ra ở mức có ý nghĩa trong thời gian này, và hoạt lực cũng như hiệu quả của chất bảo quản, w.. .vẫn được duy trì.

* Tóm tắt và kết luân về độ ổn định

Tất cả các tiêu chuẩn phù họp với hướng dẫn ICH đều có thể chấp nhận được, trừ ‘ĩ kiên bảo quản thực phải ở nhiệt độ 30°c và độ ẩm tương đối 75%. Phải lưu ý đến P pháp chống ẩm của bao bì đóng gói.

Với MaV, G:

Theo hướng dẫn ASEAN về nghiên cứu độ ổn định của thuốc.

* Đe cương theo dõi độ ổn định sau khi được phép lưu hành và cam kết về độ ổn định

Cần có đề cương theo dõi độ ổn định sau khi được phép lưu hành và cam kết về độ dự định sản phẩm.

– Vói Generic:

Theo hướng dẫn ASEAN về nghiên cứu độ ổn định của thuốc.

* Dữ liệu đô ổn định

Các kết quả nghiên cứu độ ổn định phải được trinh bày dưới dạng phù hợp (như bảng biểu, đồ thị, bài tường thuật). Phải có thông tin về quy trình phân tích dùng để thu được các số liệu và việc thẩm định các quy trình này.

P9. Khả năng thay thế lẫn nhau của sản phẩm

Quy định này áp dụng đối với MaV, G.

Trình bày loại nghiên cứu đã được thực hiện, đề cương đã dùng và kết quả nghiên cứu trong báo cáo nghiên cứu. Loại nghiên cứu đã thực hiện cần đề cập đến các quy định của ASEAN (dự kiến) về tương đương sinh học và sinh khả dụng, hướng dẫn về nghiên cứu tương đương sinh học và sinh khả dụng hoặc sổ tay hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới đành cho cơ quan quản lý thuốc.

Tài liệu tham khảo chủ yếu

Cần cung cấp danh mục tài liệu tham khảo nếu có.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here