Nhathuocngocanh.com – Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng căng sữa sau sinh.Tình trạng này xảy ra khi ngực của người phụ nữ sưng lên, mềm và đau do lượng máu và lượng sữa cung cấp cho mô vú tăng đột ngột. Ngực của người mẹ có thể cảm thấy quá căng, nặng, khó chịu hoặc thậm chí đau ngay sau khi sinh khi sữa bắt đầu về. Chính vì vậy trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh xin sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về tình về căng sữa sau sinh là gì, cách phòng ngừa tình trạng này, và làm thế nào để giúp giảm căng tức ngực.
Căng sữa sau sinh là tình trạng gì?
Căng sữa mẹ là một vấn đề phổ biến khi cho con bú. Trong thời gian trước khi sinh, ngực của người phụ nữ mang thai chuẩn bị sản xuất sữa mẹ. Quá trình tiết sữa có thể bắt đầu trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh, để kịp cho trẻ sơ sinh bú. Căng sữa sau sinh xảy ra khi ngực căng đầy máu và sữa đến mức có cảm giác đau và cứng. Điều này xảy ra do lưu lượng máu, dịch bạch huyết và sản xuất sữa tăng lên có thể bắt đầu vài ngày sau khi sinh. Người mẹ có thể bị căng sữa sinh lý từ 3 đến 5 ngày sau khi sinh và có thể xảy ra lần nữa nếu người mẹ. Cương sữa sau sinh bao lâu thì hết? Căng tức vú thường là tạm thời cho đến khi cơ thể người mẹ điều chỉnh việc sản xuất sữa theo nhu cầu của con bạn.
Nguyên nhân gây căng sữa sau sinh
Ngay sau khi sinh con, cơ thể người mẹ mới tăng lưu lượng máu đến các mô vú. Lưu lượng máu tăng lên này sẽ kích thích sản xuất sữa để nuôi em bé. Tuy nhiên, đôi khi, quá trình này có thể gây căng và đau ở ngực và khiến người mẹ khó chịu. Căng sữa nguyên phát xảy ra khi bắt đầu sản xuất nhiều sữa. Đó là do phù tổ chức kẽ của ngực do giảm nồng độ progesterone sau sinh. Căng sữa thứ phát thường xảy ra muộn hơn khi có sự không phù hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sữa vì mẹ cung cấp sữa vượt quá lượng sữa mà bé bú. Điều này có thể xảy ra do kích thích sản xuất sữa quá nhiều vì vắt sữa, dùng thuốc để tăng sản xuất sữa, giảm tiêu thụ sữa vì không cho bú thường xuyên (ví dụ, cai sữa), hoặc trong thời gian trẻ ốm.
Nhìn chung thì căng tức sữa xảy ra khi cơ thể bắt đầu sản xuất sữa. Một số phụ nữ chỉ bắt đầu sản xuất sữa từ 3 đến 5 ngày sau khi sinh, vì vậy hiện tượng căng sữa sau sinh cũng xảy ra trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ hai sau khi sinh con. Và với những bà mẹ quyết định cho con bú sữa mẹ thời gian này cũng có thể bị căng tức ngực.
Mặc dù ngực căng tức sữa sau sinh có thể xảy ra mà không có lý do cụ thể nào nhưng có một số yếu tố thường liên quan đến việc làm trầm trọng thêm tình trạng này:
- Những phụ nữ chọn không cho con bú thường không nhận ra rằng nguồn sữa của họ vẫn sẽ đến trong vài ngày đầu sau khi sinh. Họ sẽ phải vắt sữa nếu không muốn bị căng tức vú.
- Trong giai đoạn đầu cho con bú, một số bà mẹ gặp khó khăn trong việc cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách và bú. Họ có thể đến gặp chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ chuyên nghiệp để kiểm soát tình trạng căng tức vú và tránh các biến chứng như căng tức núm vú.
- Đổi các tư thế cho con bú: Do bầu ngực ở người mẹ có rất nhiều ống dẫn sữa. Việc đổi tư vấn cho con bú cũng có thể giúp cho trẻ có thể bú hết được sữa ở các ống dẫn sữa nên khiến sữa không bị ứ động gây ra tình trạng căng sữa.
- Căng sữa khi bỏ bú: Khi các bà mẹ cho con bú bỏ bú trong một ngày sẽ có thể xảy ra sưng và căng tức vú, rất khó chịu: nếu bạn đã cho con bú được một thời gian rồi đột ngột dừng lại hoặc nếu con bạn đột nhiên bú ít hơn bình thường (chẳng hạn như do trẻ ngủ kéo dài hơn hoặc ngủ suốt đêm hoặc do trẻ bị nghẹt mũi).
- Một số bà mẹ cũng có thể bị căng sữa nếu bị tắc ống dẫn sữa. Nguyên do có thể do trước đó họ đã nâng ngực nên xảy ra căng sữa vì túi độn chiếm quá nhiều chỗ nên không còn đủ chỗ bên trong vú để tăng lượng máu, dịch bạch huyết và sữa.
- Khi các bà mẹ bắt đầu bổ sung sữa mẹ bằng sữa công thức, cơ thể của họ sẽ cần thời gian để làm quen với việc giảm nhu cầu sản xuất sữa. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng căng tức ngực.
- Việc mẹ cho con bú khi đang ốm có thể khiến núm vú bị sưng và khó chịu cho người mẹ.
- Nếu người mẹ cố gắng cai sữa cho con mình quá nhanh, điều đó có thể dẫn đến tình trạng căng sữa.
==>> Xem thêm bài viết: Ảnh hưởng của chế độ ăn của mẹ đến chất lượng sữa
Làm thế nào để biết bị căng sữa sau sinh
Sự ứ sữa dẫn đến vú bị căng và cứng, kèm theo đau và nhạy cảm. Giữa các bà mẹ thì vị trí bị ảnh hưởng rất khác nhau, một số mẹ bị ở vùng quầng vú, một số mẹ bị ở ngoại biên, có những mẹ bị ở cả 2 nơi. Nếu bị ứ ở quầng vú thì sẽ làm giảm khả năng bú của bé và gây nặng thêm tình trạng ứ sữa. Các triệu chứng căng tức vú khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Một số có thể chỉ bị ở một bên vú, trong khi những người khác có thể bị ở cả hai bên vú. Đối với một số phụ nữ, triệu chứng căng tức ngực có thể lan ra cả nách.
- Vú sưng và có cảm giác cứng và mềm: Nếu vú bị căng sữa thì người mẹ có thể có cảm giác nặng nề, sần sùi và ấm khi chạm vào vú. Mặc dù kích thước ngực của bạn có thể tăng sau khi sinh nhưng bạn vẫn có thể nhận ra được nếu như ngực bị căng sữa sau sinh do bầu ngực bị sưng trông sẽ to hơn bình thường và có thể mất nhiều thời gian hơn để trở lại kích thước bình thường sau khi bạn cho con bú hoặc vắt sữa. Bạn có thể bị căng sữa một bên hoặc cả hai bên vú và sưng có thể kéo dài đến nách.
- Các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ hơn: Do lưu lượng máu đến vú nhiều hơn, bạn có thể nhận thấy các tĩnh mạch dưới vú nổi rõ hơn. Da căng kéo dài trên bộ ngực căng sữa của bạn cũng có thể góp phần làm cho các tĩnh mạch nổi rõ hơn.
- Núm vú phẳng: Quầng vú là vùng sẫm màu xung quanh núm vú của bạn, có thể trở nên cứng. Điều này khiến cho em bé của bạn có thể gặp khó khăn trong việc ngậm bắt vú.
- Sốt nhẹ: Bạn có thể bị sốt khoảng 38°C do ngực căng sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của căng sữa là sốt nhẹ và mệt mỏi nhiều hơn. Nói chung, phụ nữ có thể tiếp tục cho con bú khi gặp tình trạng này, nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong một số trường hợp, sốt như biểu hiện rằng có thể xảy ra các biến chứng phức tạp hơn liên quan đến vú. Một biến chứng nghiêm trọng hơn của chứng căng sữa là viêm vú, nhiễm trùng mô vú do sữa bị mắc kẹt.
- Vùng đỏ, ấm trên vú: Nếu bạn thấy những vùng đỏ, đau, mềm và ấm, bạn có thể cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Mẹ bị căng sữa sau sinh nên xử lý như thế nào?
Các mẹ khi bị tình trạng căng tức sữa sau sinh phải làm sao? Bình thường thì tình trạng căng sữa sau sinh chỉ diễn ra trong vài ngày sau khi sinh em bé và sau đấy tình trạng này sẽ thuyên giảm và biến mất. Cách tốt nhất là làm hết sữa trong bầu vú, bằng cách cho con bạn bú hoặc vắt sữa của bạn ra. Bạn có thể đánh thức bé dậy và cho bé bú cả ngày lẫn đêm nếu ngực của bạn căng đầy và không thoải mái giữa các lần bú. Nếu như ngực của mẹ bị căng tức thì mẹ có thể làm một số việc để giảm bớt sự khó chịu.
Các mẹo sau đây cũng có thể hữu ích:
- Chườm khăn ấm lên bầu ngực hoặc tắm nước ấm trước khi cho bé bú để tạo cảm giác thoải mái và giúp sữa chảy ra.
- Cởi bỏ áo ngực của bạn trước khi cho con bú.
- Vắt một ít sữa bằng tay trước khi cho bé bú hoặc thử làm mềm vú bằng cách mát xa (dùng tay xoa xung quanh núm vú để đẩy sữa trở lại bầu ngực).
- Nhẹ nhàng xoa bóp vú theo chuyển động đi xuống từ thành ngực về phía núm vú trong khi bé đang bú: Trong khi bé đang bú mẹ, hãy nhẹ nhàng xoa bóp bên vú mà bé đang bú. Điều này sẽ giúp sữa chảy ra và giúp giảm bớt một số cảm giác căng tức và khó chịu. Các mẹ cũng có thể thử làm mềm bằng áp lực ngược, nghĩa là ấn nhẹ vào khu vực cách quầng vú (phần sẫm màu của núm vú). Ấn ngược và lên trên bầu vú để di chuyển chỗ sưng ra khỏi quầng vú để bé có thể ngậm dễ dàng hơn.
- Sử dụng một miếng gạc lạnh, chẳng hạn như một gói gel mát từ tủ lạnh đã rửa sạch ướp lạnh trên vú để giảm viêm. Giữa các lần cho ăn, chườm đá trong 15–20 phút mỗi lần giữa các lần cho ăn để giảm sưng tấy. Sử dụng túi đá, đá vụn đựng trong túi nhựa hoặc túi đựng rau củ đông lạnh (có thể làm đông lạnh nhiều lần trước khi vứt đi). Bọc chúng trong một chiếc khăn nhẹ để bảo vệ làn da của bạn.
- Đắp lá bắp cải lên vú được cho là một trong những mẹo dân gian chữa căng sữa được đánh giá là rất hiệu quả. Bởi cách làm này khá đơn giản, bắp cải cũng dễ mua tại các siêu thị hay chợ. Mẹ có thể mua bắp cải về rửa sạch và sau đó áp vào hai bên vú. Cách làm này không tốn nhiều thời gian mà lại không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ. Mẹ có thể làm cách này bất kỳ lúc nào thấy rảnh rỗi. Ngoài ra để tăng hiệu quả thì các mẹ có thể cho lá bắp cải vào trong tủ lạnh trước (khoảng 20 phút) thì lấy ra đắp lên bầu ngực trong khoảng thời gian 5 – 10 phút, mỗi ngày có thể đắp 3 lần sẽ giúp mẹ bớt căng tức ngực vì sữa.
- Vắt sữa sau khi bú, bằng tay hoặc bằng máy hút sữa, nếu ngực của bạn vẫn còn căng. Đôi khi, nếu tình trạng căng sữa không được cải thiện, có thể cần phải ‘vắt sữa’ hoàn toàn bằng máy bơm điện để giảm bớt áp suất sữa gây ra tình trạng tăng máu và chất lỏng trong mô vú. Hãy hỏi chuyên gia tư vấn sản khoa hoặc bác sĩ để được trợ giúp.
- Dùng các loại thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen có thể làm giảm khó chịu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
==>> Xem thêm bài viết: Chuyên gia giải đáp: Sự thật sữa mẹ nhiễm covid có thể chuyển màu xanh?
Vú căng sữa có thể xảy ra ngay khi bắt đầu thời kỳ tiết sữa sau sinh hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ cho con bú do sự tích tụ sữa dư thừa. Cơ thể bạn cần thời gian để điều chỉnh việc sản xuất sữa theo nhu cầu của bé. Để giảm căng tức vú, hãy cho bé bú hoặc vắt sữa thường xuyên. Nếu bạn bị sốt cao hoặc các triệu chứng căng tức ngực không thuyên giảm mặc dù đã làm theo các mẹo, hãy đến gặp bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ với số hotline ở trên.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Lindeka Mangesi, Irena Zakarija-Grkovic, Treatments for breast engorgement during lactation, Pubmed. Đăng ngày 28 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2023.