Viêm ngậm dưới lưỡi là gì? Ưu nhược điểm và cách sử dụng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhathuocngocanh.com – Dạng bào chế viên nén có thể sử dụng theo đường uống và dùng ngậm dưới lưỡi để phát huy tác dụng nhanh hơn. Vậy, viên ngậm dưới lưỡi là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Ngọc Anh hôm nay tìm hiểu về vấn đề này.

Viên ngậm dưới lưỡi là gì?

Viên ngậm dưới lưỡi là gì?

Viên ngậm dưới lưỡi không phải một dạng dược dụng của thuốc, mà là một cách dùng viên nén được các y bác sĩ nghiên cứu ra để cải thiện sinh khả dụng của chế phẩm.

Tiêu chuẩn của viên ngậm dưới lưỡi:

  • Khả năng rã nhanh.
  • Không gây kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi.
  • Không có mùi vị quá khó chịu.

Thành phần của viên ngậm dưới lưỡi gồm có hoạt chất chính cùng các tá dược bào chế viên nén thông thường, ngoài ra được bổ sung tá dược rã phù hợp cho cơ chế hoạt động của viên.

Một số viên ngậm dưới lưỡi phổ biến trên thị trường hiện nay như: Alpha Choay SANOFI, Nitromint của Egis,…

Ưu điểm viên ngậm dưới lưỡi

Một số ưu điểm của viên ngậm dưới lưỡi bao gồm:

  • Cải thiện khả năng hấp thu của thuốc: Ở dưới lưỡi tồn tại hệ thống tĩnh mạch lớn và hệ mạch máu chằng chịt, dễ hấp thu thuốc hơn. Khi sử dụng viêm ngậm dưới lưỡi, hoạt chất sẽ ngấm qua các mạch máu nhỏ hoặc cả hệ tĩnh mạch lớn, theo hệ tuần hoàn của cơ thể đến cơ quan cần tác dụng.
  • Hạn chế được quá trình chuyển hóa lần đầu ở gan.
  • Hạn chế sự phá hủy dược chất của dịch vị hệ tiêu hóa.
  • Thời gian phát huy tác dụng ngắn, đem lại hiệu quả nhanh, phù hợp với nhiều tình huống chữa trị. Ví dụ như, đối với bệnh nhân bị cao huyết áp cấp tính, cần giảm huyết áp của bệnh nhân xuống nhanh để tránh các biến chứng nguy hiểm, tránh các cơ quan đích bị tổn thương hoặc tử vong. Nếu sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm thông thường thì khoảng 2-3 giờ sau huyết áp thmới ổn định, trong khi cần làm giảm huyết áp càng sớm càng tốt (trong vòng 1 giờ). Nếu sử dụng viên ngậm dưới lưỡi (chế phẩm thuốc Catopril 50 mg) thì thuốc sẽ phát huy công dụng trong vòng 15 phút, đưa huyết áp về ngưỡng an toàn.
  • Một số thuốc dạng ngậm nhưng không thuộc nhóm viên ngậm dưới lưỡi ví dụ như viên Nystatin ngậm trong khoang miệng chữa nấm miệng, viên Erythromycin ngậm chữa viêm họng hay viên Metronidazol ngậm chữa viêm lợi. Các thuốc này chỉ cần ngậm trong miệng, dưỡi sự bài tiết của nước bọt mà thuốc tự rã và giải phóng dược chất mà không ngậm dưới lưỡi. Những viên thuốc có chứa dược chất giải phóng kiểm soát hoặc giải phóng chậm, viên sủi, viên có mùi vị khó chịu chứa dược chất dễ gây kích ứng cũng không được sử dụng làm viên ngậm dưới lưỡi.
  • Viên ngậm dưới lưỡi tiện lợi trong sử dụng, dễ sử dụng khi đang ở ngoài, không cần chuẩn bị nước để uống thuốc.

Xem thêm: Viên nang là gì? Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm viên nang

Hướng dẫn cách sử dụng viên ngậm dưới lưỡi

Cần sử dụng viên ngậm dưới lưỡi đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Đưa lưỡi chạm vòm miệng trên.
  • Đưa thuốc đặt vào dưới lưỡi, từ từ hạ lưỡi xuống để cố định viên thuốc dưới lưỡi.
  • Với những viên thuốc có kích thước lớn, độ rã thấp thì có thể thấm viên thuốc trong nước trước hoặc ngậm một ít nước ấm trong khoang miệng, đợi viên thuốc mềm ra thì nuốt nước đi và để viên thuốc tự rã trong giai đoạn tiếp theo. Chú ý không nên ngậm quá nhiều nước và nuốt viên thuốc ngay khi uống nước, như vậy sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc.
Cách đặt viên ngậm dưới lưỡi

Phương pháp bào chế viên ngậm dưới lưỡi

Phương pháp bào chế: Phương pháp đổ khuôn (sử dụng phương pháp đổ thủ công bằng tay hoặc bằng máy).

Nguyên tắc:

  • Phối hợp các dược chất và tá dược tạo khối hỗn hợp đồng nhất.
  • Đổ hỗn hợp dịch vào khuôn, để viên ở nhiệt độ thấp để viên đông đặc lại.
  • Khi viên đạt độ đông đặc nhất định, tháo viên ra khỏi khuôn và sấy khô.

Sản xuất viên ngậm dưới lưỡi trong công nghiệp:

  • Sử dụng cồn làm tá dược chính trong quá trình tạo khối ẩm tạo viên có thành phần chứa hàm lượng lớn đường.
  • Sử dụng máy đổ khuôn công suất lớn, từ 100 đến 150 nghìn viên mỗi giờ.

Ngoài ra, có thể bào chế viên ngậm dưới lưỡi theo phương pháp dập viên thẳng. Phương pháp này hạn chế được nhược điểm của phương pháp đổ khuôn là không kiểm soát được khối lượng và độ đồng đều hoạt chất trong viên.

Viên ngậm dưới lưỡi có thể dùng để uống không?

Viên ngậm dưới lưỡi giải phóng dược chất, dược chất hấp thu qua hệ thống mạch máu và tĩnh mạch dưới lưỡi, đi đến cơ quan đích, hạn chế được quá trình chuyển hóa lần đầu ở gan và sự phân hủy của enzyme dịch vị trong dạ dày. Do đó viên ngậm dưới lưỡi không được dùng để uống. Bệnh nhân uống dạng thuốc này sẽ làm giảm hiệu quả và công dụng của thuốc, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, với những thành phần dược chất có độ ổn định kém, khi vào hệ tiêu hóa có thể bị phân hủy thành chất khác, không còn tác dụng như hoạt chất ban đầu.

Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản về dạng viên ngậm dưới lưỡi. Mong rằng qua bài viết, độc giả sẽ có những kiến thức hữu ích và hiểu hơn về cách sử dụng dạng viên này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Viên sủi là gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc dạng viên sủi

Nguồn tham khảo: How to Use Nicotine Lozenges, CDCgov, truy cập ngày 4/5/2023.

1 thoughts on “Viêm ngậm dưới lưỡi là gì? Ưu nhược điểm và cách sử dụng

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here