Bài viết Thiềm Tô Hoàn – Bài thuốc Tiêu giải nhọt độc
Nguồn tham khảo: Phần 2 sách Những bài thuốc Cổ phương đặc hiệu – Nhà xuất bản Y học – Tải file PDF Tại đây
Tác giả: TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng
Dạng viên nước thuốc
LAI LỊCH BÀI THUỐC
Quyển 2 sách “Ngoại khoa chính tông” của Trần Cồng Thực nhà Minh.
THÀNH PHẦN BÀI THUỐC
Đởm phàn (phèn đen) | 1 đồng cân |
Một dược (chích giấm) | 1 đồng cân |
Đồng lục (dỉ đồng xanh) | 1 đồng cân |
Hàn thủy thạch | 1 đồng cân |
Khô phàn | 1 đồng cân |
Hạt oa ngưu (con sên sống) | 21 con |
Nhũ hương (chích giấm) | 1 đồng cân |
Minh hùng hoàng | 2 đồng cân |
Thiềm tô (chế) | 2 đồng cân |
Xạ hương | 1 đồng cân |
Khinh phấn | 5 phân |
Chu sa | 3 đồng cân |
12 vị thuốc nói trên có trọng lượng chung là lạng 4 đồng cân 5 phân |
==>> Xem thêm: Thất Bảo Đơn – Tiêu đàm, hành ứ trệ, tiết ngược (cắt cơn sốt rét)
CÁCH CHẾ
Tán bột: Trước hết tán Khô phàn (phèn chua phi) thành bột nhỏ, qua rây, hàng năm vào mùa Hạ, mùa Thu đi bắt con Sên sống trộn với bột Khô .phàn rồi giã nát, đem phơi khô, rồi lại tán nhỏ, qua rây. Chu sa, Khinh phấn lần lượt tán riêng từng vị một thành bột cực mịn, Xạ hương, Minh hùng hoàng cũng lần lượt tán riêng thành bột nhỏ, qua rây. Những vị còn lại trừ Thiềm tô ra, đem 5 vị trong đó có Đởm phàn cùng tán thành bột nhỏ, trộn đều, qua rây.
Trộn đều pha màu: Cho 3 đổng cân bột Chu sa vào trong bát (cối) nghiên, lần lượt cho 2 đồng cân bột Minh hùng hoàng, 1 đồng cân bột Xạ hương, 5 phân bột Khinh phấn cùng với bột Oa ngưu (bột sên), Đởm phàn, dùng cách pha mầu tiếp tục tán lẫn với nhau, trộn đều, qua rây.
Làm viên: Lấy riêng 4 đổng cân rượu trắng, giã nát Thiềm tô, cho vào rượu cho tan ra, liệu cho thêm nước lã đun sôi để nguội, phun rẩy vào thuốc bột nói trên, làm thành viên nhỏ, phơi khô trong râm.
Quy cách: Viên thuốc tròn bóng đều, đồng màu, mỗi lạng thuốc có chừng 170 viên, mỗi túi đựng 5 viên.
Đóng gói: Đựng vào lọ, nhúng kín nút sáp, cho vào hộp dán kín.
Bảo quản cất giữ: Để trong nhà nơi khô ráo râm mát.
CÔNG NĂNG
Tiêu giải nhọt độc.
CHỦ TRỊ
Tất cả các loại ung nhọt độc, nhọt đầu đinh.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Mỗi lần uống 1 viên, uống với nước hành củ cho thêm một ít rượu vào, uống rồi đắp chăn cho ra mồ hôi.
CẤM KỴ
Kiêng ăn đổ cay nóng, mỡ ngấy.
Viên sáp là sáp ong đun chảy ra để làm chất keo dính, rồi cho thuốc bột vào làm thành viên thuốc, gọi là viên sáp (Lạp hoàn). Tức là dùng sự tan hóa chậm của sáp ong để làm cho thuốc ngấm từ từ, kéo dài hiệu quá điều trị.
Cách chế của viên sáp và cách chế của viên mật cơ bản giống nhau, dùng sáp ong tinh chế làm chất keo dính (hộp dính). Nói chung chia ra các bước: Sáp ong tinh chế, đun chảy sáp rồi trộn thuốc, làm viên, phơi khô.
Sáp ong tinh chế: Chọn lấy loại sáp ong sạch, không hôi, không có mùi vị khác cho vào trong nồi, cho thêm lượng nước lã thích hợp (chừng 50%) đun sôi lên. Toàn bộ sáp ong đã tan chảy ra nhân lúc còn nóng cho lọc để loại bỏ tạp chất, lại để yên cho lắng đọng, lấy lớp nước sáp trong ở trên, cho vào nước sôi quấy dều, sau khi đã nguội, lấy lớp sáp đã đông đặc ở lớp trên để chuẩn bị sử dụng.
Đun chảy sáp trộn với thuốc: Nói chung lượng thuốc viên chế với sáp tương đối ít. Khi sáp tan chảy ra, cố thể đổ vào trong nồi đồng hoặc gang, liễn sành sứ, đun cách thủy cho sáp chảy tan ra, để sáp nguội dần (chừng 60 độ C), nước sáp bát đầu đông đặc, trên mặt có một lớp màng mỏng, quấy lên như dạng hồ loãng, thì đổ ngay thuốc bột vào, quấy đảo nhanh tay, nhào trộn đều, không tan là được.
Làm viên: Lấy khối thuốc đã nhào trộn xong, nhân lúc còn nóng, lăn vê làm viên. Nếu là viên to dùng khuôn làm màu để làm viên.
Phơi khô: Sau khi viên sáp chế xong, phơi ở nơi râm mát cho khô, thông gió, mới phơi thuốc được phơi mát, không dính tay là được.
Làm áo bọc lót bên ngoài: Mục đích cũng làm như loại thuốc viên nước, viên mật, như “Hổ phách lạp hoàn hoàn”, dùng bột Chu sa tàm áo bọc lót bên ngoài.
Những việc cần chứ ý trong khi làm thuổc viên sáp:
- Khi dún sáp tan chảy ra, cho vào đun cách thủy là thích hợp. để tránh không bị bốc cháy gây nên sự cố.
- Khi trộn thuốc nhiệt độ của nước sáp nên vừa phải, nếu nóng quá thì dễ làm hỏng những vị thuốc có tính dễ bay bức thăng hoa, hoặc làm hỏng vị thuốc có tính keo dính của nhựa cây, nếu nhiệt độ qua thấp thì không dễ làm thành viên (tạo hình).
- Khi sản xuất với khối lượng lớn tốt nhất chia ra từng nồi để làm (mỗi lần chừng 6-7 cân) để tiện nắm vững được nhiệt độ của sáp.
- Lượng sáp ong sử dụng, quyết định theo yêu cầu của bài thuốc, nhiều nhất 92,7% như thuốc “Tam hoàng bảo lạp hoàn”, ít nhất dến 8.1 % như thuốc “Thử mễ thốn kim đen”.
==>> Xem thêm: Thần Hiệu Hoạt Lạc Hoàn – Thư giãn gân cốt, thông lợi kinh lạc, trừ phong tiêu đàm