Bài viết THANH CHÂU BẠCH HOÀN TỬ – Bài thuốc trục phong trừ đàm.
Tham khảo sách Những bài thuốc Cổ phương đặc hiệu, Phần 3 – Nhà xuất bản Y học – Tải file PDF Tại đây.
Tác giả: TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng.
LAI LỊCH BÀI THUỐC
Quyển 1 sách “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” nhà Tống.
THÀNH PHẦN CỦA BÀI THUỐC
Sinh bạch phụ tử 2 lạng.
Sinh xuyên ô 5 đồng cân.
Sinh nam tinh 3 lạng.
Sinh bán hạ 7 lạng.
4 vị thuốc nói trên có trọng lượng chung là 12 lạng 5 đồng cân.
=> Đọc thêm: TRI BÁ ĐỊA HOÀNG HOÀN – Bài thuốc tư âm giáng hỏa.
CÁCH CHẾ
Dạng viên hồ
Tán bột và trộn đều: Những vị thuốc nói trên cùng tán thành bột nhỏ, đựng vào túi vải lụa cho vào nước lọc lấy bột mịn, lọc đến hết thì thôi. Đổ vào trong chậu sành, gốm, ban ngày thì phơi, ban đêm để sương, mỗi ngày khuấy lên rồi thay một lần nước trong. Mùa Xuân thì 5 ngày, mùa Hạ thì 3 ngày, mùa Thu 7 ngày, mùa Đông 10 ngày. Gạn nước phơi khô, tán thành bột nhỏ.
Chế hồ: Lấy riêng lượng bột gạo nếp cho đủ, cho lượng nước lã vừa phải quấy thành hồ.
Làm viên: Lấy hồ và thuốc bột nói trên, cùng trộn đều thành nắm thuốc mềm dẻo, chia từng cục, vê thành thỏi, viên thành viên nhỏ, phơi khô trong râm.
Quy cách: Viên thuốc tròn bóng đều, đồng màu, mỗi lạng thuốc có chừng 600 viên, mỗi túi nặng 1 đồng cân.
Đóng gói: Đựng vào túi giấy bóng, cho vào hộp dán kín.
Bảo quản cất giữ: Để trong nhà nơi khô ráo râm mát.
CÔNG NĂNG
Trục phong trừ đàm.
CHỦ TRỊ
Phong đàm (đờm do phong) đầy tắc, nôn mửa nước dãi, bọt, miệng mắt méo xệch, tay chân tê liệt, trẻ nhỏ kinh phong (lên cơn sài giật do phong tà), đờm nhiều, ỉa chảy.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Ngày uống 4 đồng cân chia 2 lần uống trong ngày. Nếu trẻ dưới 2 tuổi giảm bớt liều dùng.
CẤM KỴ
Đờm thuộc nhiệt (nhiệt đàm) bế tắc ở trong thì cấm dùng.
=> Tham khảo: THÁI CỰC HOÀN – Bài thuốc thanh nhiệt, trấn kinh, tiêu đờm.