Thăm khám bệnh nhân Shock trong hồi sức cấp cứu ICU

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Thăm khám bệnh nhân Shock trong hồi sức cấp cứu ICU  – Tác giả: Thạc sĩ bác sĩ Hồ Hoàng Kim

Bảng 14.1 Dấu hiệu lâm sàng của shock
● Mạch động mạch quay nhanh, yếu và mỏng

● Giảm tưới máu mô ngoại via

● Da nổi bôngb

● Thiểu niệuc

● Thay đổi trạng thái tinh thần, trí giácd

● Lạnh, vã mồ hôi (ví dụ: trán)

aĐánh giá ở chi trên; dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên là da lạnh và ẩm, thời gian đổ đầy mao mạch kéo dài (> 3 giây), ngón tay lạnh hoặc tím ngoại biên [đổi màu hơi xanh của các ngón tay (đầu)]

bĐánh giá các chi dưới bằng cách sử dụng điểm số đánh giá tình trạng da nổi bông (Hình 14.1)

cĐược xác định là lượng nước tiểu < 0,5 mL/ kg/ giờ

dKhởi phát mới và không được giải thích rõ ràng bằng các lý do khác ngoài việc giảm tưới máu não

Shock là một tình trạng đe dọa tính mạng, mà nhìn chung đến từ việc suy tuần hoàn cấp làm cho việc sử dụng oxy không đủ bởi các tế bào [1]. Nhiều bác sĩ lâm sàng vẫn còn tồn tại một sai lầm rằng sự hiện diện của hạ huyết áp động mạch là điều kiện cần thiết để chẩn đoán shock. Mặc dù hạ huyết áp động mạch thường (nhưng không phải luôn luôn) là một dấu hiệu lâm sàng của shock (nặng), một tỷ lệ phần trăm đáng kể bệnh nhân bị shock có giá trị huyết áp động mạch bình thường hoặc thậm chí tăng huyết áp. Do đó, việc nhận biết shock là chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng (Bảng 14.1). Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, hai biểu hiện đặc trưng có thể được phân biệt: (1) lưu lượng máu toàn thân không đủ (giảm thể tích máu, suy tim, tắc nghẽn) và (2) duy trì hoặc tăng lưu lượng máu toàn thân (giãn mạch quá mức) (Bảng 14.2). Một cuộc thăm khám từ đầu đến chân có tính cấu trúc là yếu tố để phân biệt giữa các loại shock này và cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của phản ứng giảm tưới máu mô (Hình 14.1, 14.2 và Bảng 14.3).

Hình 14.2 Thăm khám cấu trúc từ đầu đến chân để xác định loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của sốc
Hình 14.2 Thăm khám cấu trúc từ đầu đến chân để xác định loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của sốc

Shock phải nghi ngờ nếu có hai hoặc nhiều trong số các dấu hiệu lâm sàng này hiện diện. Hãy nhớ rằng hạ huyết áp động mạch chỉ là một dấu hiệu muộn của shock và làm nổi bật sự mất bù tim mạch mà thôi! Trong khi nhiều bệnh nhân bị shock tim, giảm thể tích hoặc shock tắc nghẽn là bình thường, một số bệnh nhân bị hạ huyết áp do dãn mạch không có dấu hiệu lâm sàng shock! Đôi khi, các phản ứng thực vật (ví dụ do sụp đổ, buồn nôn/ nôn, v.v.) có thể bắt chước hình ảnh lâm sàng của shock nhưng (ngược lại với shock) đảo ngược nhanh chóng và tự phát.

==>> Xem thêm: Thăm khám bệnh nhân thần kinh trong hồi sức tích cực ICU

 Bảng 14.2 Phân biệt lâm sàng giữa các trạng thái shock
Lưu lượng máu hệ thống không đầy đủ Dãn mạch quá mức
Giảm thể tích (giảm trở hồi lưu tĩnh mạch, cung lượng tim thấp, sức cản mạch máu cao) Do tim (sung huyết tĩnh mạch, cung lượng tim thấp, sức cản mạch máu cao) Tắc nghẽn (sung huyết tĩnh mạch nghiêm trọng, cung lượng tim thấp, sức cản mạch máu cao) Giãn mạch

(giảm/ bình thường hồi lưu tĩnh mạch, cung lượng tim bình thường/ cao, sức cản mạch máu

thấp)

Nhịp tim nhanh
Đổ đầy mao mạch Kéo dài Kéo dài Kéo dài Bình thường/ nhanh
Tưới máu mô Giảm Giảm Giảm Tăng/ bình thường
Mạch

ngoại biên

Nhanh nhẹ Nhanh nhẹ Nhanh nhẹ Nhanh, rộng, giới hạn
Da nổi bông Thường gặp Rất thường gặp Rất thường gặp Vắng mặt
Lạnh ẩm Thường gặp Rất thường gặp Rất thường gặp Vắng mặt
Màu da Nhợt, trắng (nếu xuất huyết) Bình thường / hơi xanh Xanh, tím tái, sung huyết Bình thường
Tĩnh mạch cổ Không nhìn thấy Căng phồng Căng phồng Bình thường
Tri giác Bức rứt/kích động Bức rứt/kích động Bức rứt/kích động Bình thường/ thờ ơ
Ran 2 đáy khi nghe phổi Vắng mặt Có (suy tim trái)

Vắng mặt (suy tim phải)

Vắng mặt Vắng mặt
Nước tiểu Giảm Giảm Vắng mặt Giảm
Khác Nguồn mất nước/ xuất huyết Thường xuyên liên quan đến đau ngực TKMP hoặc chèn ép màng ngoài tim Thường

==>>> Xem thêm: Thăm khám bệnh nhân chấn thương nặng trong hồi sức cấp cứu ICU

Bảng 14.3 Các dấu chứng lâm sàng phổ biến và giải thích cấu trúc từ đầu đến chân để xác định loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của shock (Hình 14.2)
Bước Thăm khám Dấu chứng thường gặp Giải thích
1 Cái nhìn toàn trạng
Trạng thái tinh thần, tri giác Tỉnh, định hướng tốt Tưới máu não đủ
Bức rức (bao gồm các chuyển động không có mục đích), kích động (ví dụ: liên tục kéo mặt nạ oxy ra) Giảm tưới máu não (cung lượng tim thấp), shock
Nhìn chằm chằm, thờ thẫn Dấu hiệu tiền triệu! Dự kiến ngừng tim sẽ xảy ra sớm
Màu sắc da Màu xanh, sung huyết Shock tắc nghẽn (tràn khí màng phổi, chèn ép màng ngoài tim, thuyên tắc mạch phổi)
Xanh tái, màu trắng như một tờ giấy Thiếu máu, shock mất máu, giảm tưới máu nặng
Nhịp thở, kiểu thở Thở nhanh Xem xét (nghiêm trọng) shock
Thở hổn hển Dấu hiệu tiền triệu! Dự kiến ngừng tim sẽ xảy ra sớm hoặc đã xảy ra
2 Lạnh, vã mồ hôi Có hiện diện Giảm tưới máu mô nặng, giảm cung lượng tim thấp
3 Màu sắc da Trắng bệt Thiếu máu
4 Màu nướu Xanh tái Thiếu máu nặng
5 Màu sắc đầu cổ/ngực trên Màu xanh, sung huyết Shock tắc nghẽn (tràn khí màng phổi, chèn ép màng ngoài tim, thuyên tắc mạch phổi).
6 Tĩnh mạch

cổ

Không nhìn thấy, không có mạch đập tĩnh mạch Giảm thể tích
Căng phồng, lên đến dái tai (Phải) suy tim, shock tắc nghẽn
Mạch đập tĩnh mạch đỉnh đôi Nhịp xoang
7 Mạch cảnh Hiện diện Tuần hoàn tăng động
8 Nghe phổi Không các loại ran Không có khả năng suy tim trái
Ran toàn/ cuối thì hít vào 2 đáy Suy tim trái, tăng thể tích
9 Sờ vùng trước tim (nhịp đập mỏm tim) Mạnh mẽ, rõ, trung đòn giữa Suy tim trái khó xảy ra, tuần hoàn tăng động
Kéo dài, nặng nề, lệch chỗ Dãn thất trái
Nẩy cạnh ức trái Dãn thất phải
Rút lõm trước trung đòn Viêm màng ngoài tim co thắt
10 Nghe tim Các tiếng tim mờ xa xăm Cung lượng tim thấp, tràn dịch màng tim
Tiếng S1 to Suy tim trái khó xảy ra, tuần hoàn tăng động
Ngựa phi S3 Suy tim trái
Tiếng thổi tâm trương/ tâm thu Bệnh van tim
11 Mạch dưới mũi kiếm xương ức Hiện diện Tăng động tuần hoàn, phì đại / suy tim phải
12 Mạch đập của gan Mạch đập gan Trào ngược nặng van ba lá hoặc van động mạch chủ
Đau khi sờ Xung huyết gan cấp tính (ví dụ do suy tim phải cấp tính)
13 Phản ứng bụng – cảnh Tĩnh mạch cổ không nhìn thấy hoặc thoáng qua sau khi ấn bụng Suy tim phải không có khả năng, khả năng đáp ứng dịch truyền
Tĩnh mạch cổ phình to kéo dài sau khi ấn bụng Rối loạn chức năng tim phải, đáp ứng dịch truyền không có khả năng
14 Nhanh, mảnh Thể tích nhát bóp thấp
Mạch ngoại biên Rộng, rõ ràng Thể tích nhát bóp duy trì/tăng
Nhanh, rộng, rõ ràng Tăng động tuần hoàn
Chậm, rõ ràng Nhịp chậm (xem xét block nhĩ thất)
Cứng, lăn tròn Xơ vữa mạch máu nặng
Loạn nhịp hoàn toàn Rung nhĩ, nhịp nhĩ lang thang
Không đều Nhịp ngoại lai
Mạch luân phiên Suy tim trái
Mạch nghịch Xem Phần II Chương. 6, Bảng 6.1
15 Đổ đầy tĩnh mạch ngoại biên Đổ đầy tốt Giảm thể tích là không có khả năng
16 Nước tiểu (Sẫm màu) thiểu niệu Giảm tưới máu thận
> 0.5 mL/kg/giờ Tưới máu thận đủ (trừ khi có lợi tiểu!)
17 Tưới máu mô ngoại biên Bàn tay / ngón tay hoặc bàn chân / ngón chân lạnh Cung lượng tim thấp, giảm tưới máu toàn thân
Xanh tím ngoại biên Cung lượng tim cực kỳ thấp, thuốc vận mạch quá mức, DIC
Giường móng trắng Thiếu máu
18 CRT < 2 s (đổ đầy nhanh) Tuần hoàn tăng động
> 4–5 s Cung lượng tim thấp, giảm tưới máu toàn thân
19 Da nổi bông 1 điểm Giảm tưới máu toàn thân
2–3 điểm Giảm tưới máu toàn thân, tụt huyết áp và thiểu niệu
4–5 điểm Giảm tưới máu toàn thân nặng, tăng lactate máu và thiểu niệu rất có khả năng
20 Phù (đối xứng) Trước xương chày Rò rỉ mao mạch, suy tim, quá tải dịch
Tay, mặt Rò rỉ mao mạch nặng, quá tải dịch
Toàn thân (“anasarca”) Quá tải dịch, bệnh nặng mãn tính, giảm proteine máu

 

Hình 14.1 Điểm da nổi bông
Hình 14.1 Điểm da nổi bông

Điểm da nổi bông: 0 điểm, không có da nổi bông; 1 điểm, mảng nổi bông bằng đồng xu trên đầu gối; 2 điểm, da nổi bông nhưng không vượt quá xương bánh chè; 3 điểm, da nổi bông kéo dài đến giữa đùi; 4 điểm, da nổi bông kéo dài đến giữa đùi nhưng không vượt quá háng; 5 điểm, da nổi bông kéo dài ra ngoài háng. Trong shock nhiễm trùng sớm, da nổi bông có liên quan đáng kể đến lượng nước tiểu, nồng độ lactate động mạch và mức độ nghiêm trọng của rối loạn chức năng cơ quan [2].

Tài liệu tham khảo

  1. Cecconi M, De Backer D, Antonelli M, Beale R, Bakker J, Hofer C, Jaeschke R, Mebazaa A, Pinsky MR, Teboul JL, Vincent JL, Rhodes A (2014) Consensus on circulatory shock and hemodynamic monitoring. Task force of the European Society of Intensive Care Medicine. Intensive Care Med 40:1795–1815
  2. Ait-Oufella H, Lemoinne S, Boelle PY, Galbois A, Baudel JL, Lemant J, Joffre J, Margetis D, Guidet B, Maury E, Offenstadt G (2011) Mottling score predicts survival in septic shock. Intensive Care Med 37:801–807
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here