Tạo hình vùng giữa mặt: Mục tiêu điều trị thẩm mỹ và các kỹ thuật

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Tạo hình vùng giữa mặt

Tác giả: Ada R. Trindade de Almeida, André Vieira Braz

Biên dịch: Bác sĩ Phạm Thị Lan Ninh

nhathuocngocanh.com – Để tải file PDF bài viết Tạo hình vùng giữa mặt, xin vui lòng click vào link ở đây.

Tóm tắt và ý chính

  • Lão hóa vùng mặt giữa là một quá trình bao gồm nhiều yếu tố cộng gộp như thay đổi ở xương, cơ, dây chằng giữ, mỡ và da.
  • Kiểu gen của mỗi cá thể và/hoặc các đặc trưng giải phẫu có thể ảnh hưởng tới sự biểu hiện sớm hay muộn của các dấu hiệu lão hóa.
  • Chất làm đầy tự phân rã sinh học là lựa chọn hàng đầu cho trẻ hóa mặt giữa không phẫu thuật bởi vì chúng hiệu quả, an toàn, có thể chỉnh sửa được và cho một vẻ ngoài trông tự nhiên.
  • Kiến thức giải phẫu vùng mặt giữa đầy đủ về các mốc xương, các túi mỡ, cơ biểu cảm, và vùng nguy hiểm đều liên quan mật thiết đến khả năng đạt được hiệu quả thẩm mỹ sau tiêm và phòng tránh biến chứng.
  • Vùng xương hàm trên và xương gò má nên là vùng đầu tiên cần điều trị, sau đó là vùng dưới má nếu cần thiết. Chỉnh hõm vùng trước tai sẽ giúp kết thúc quá trình tiêm trẻ hóa và tạo khung cho vùng mặt giữa.

Giới thiệu

Mặt giữa được xem là vùng từ mí dưới mắt cho tới góc miệng. Từ khoảng năm 2006, từ thực hành lâm sàng tới các nghiên cứu hình ảnh giải phẫu và chụp cắt lớp vi tính, sự hiểu biết về quá trình lão hóa vùng mặt giữa được hiểu biết đầy đủ hơn rất nhiều. Tới hiện nay nó được biết đến là hậu quả của một quá trình gồm nhiều yếu tố đóng góp như thay đổi lão hóa xương (tái cấu trúc), cơ (tăng sự thư giãn cơ hoặc teo cơ), các dây chằng giữ (dài ra), mỡ( teo và/hoặc di chuyển), và da( thay đổi màu sắc, nếp nhăn, teo da…). Kiểu gen của từng cá thể cũng như đặc điểm giải phẫu cũng có ảnh hưởng tới sự xuất hiện sớm hay muộn của các dấu hiệu lão hóa.

Một khuôn mặt trẻ trung và cuốn hút được đặc trưng bởi các đường nét gọn gàng, gò má có độ nhô vừa phải về phía trước, và có một sự chuyển dịch mô mềm mại với các mô vùng xung quanh khi biểu cảm ( không có ranh giới hay các nếp gấp rõ rệt giữa gò má và mí dưới, rãnh mũi má và jowl).

Cung xương gò má có mô bao phủ tương đối. Sự sụt giảm thể tích vùng này sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới lão hóa khuôn mặt do thay vì phải có độ cong vòng ra trước để bắt sáng và tạo khối sáng cho khuôn mặt, thì vùng mặt giữa lại trở nên bằng phẳng hay thậm chí là cong lõm xuống và tạo nên các khối tối cho khuôn mặt.

Sự ra đời của các chất làm đầy khuôn mặt đã thay đổi các phương thức trẻ hóa vùng mặt giữa, trở thành một công cụ an toàn và hiệu quả cho tái cấu trúc và tái tạo hình khuôn mặt không phẫu thuật.

Các lưu ý về giải phẫu

Lớp mỡ dưới da được chia thành các túi mỡ được phân cách bởi cách vách xơ ở cả lớp nông và lớp sâu, được phân cách ra bởi lớp SMAS và các cơ biểu cảm khuôn mặt.

Lớp mỡ nông vùng mặt giữa được chia thành túi mỡ vùng mũi môi và 3 túi mỡ vùng má: túi trung tâm, túi trung gian và túi thái dương bên, trong khi đó các túi mỡ sâu được chia thành hai phần nằm dưới cơ vòng mắt (trung gian và dưới cơ vòng mắt bên(SOOF) hay là túi mỡ trước gò má), và túi mỡ má sâu trung gian và bên. (Hình 19.1 A và B)

Sự hiểu biết về giải phẫu của các túi mỡ vùng mặt giữa là rất cần thiết bởi vì điều trị bù thể tích vào các túi mỡ sâu sẽ tạo ra được sự nâng đỡ cấu trúc cho trẻ hóa vùng mặt giữa.

Một trong những cấu trúc quan trọng của vùng này là các dây chằng giữ, ví dụ dây chằng giữ nhãn cầu, các vách má, dây chằng gò má da, dây chằng vòng gò má hoặc khối cơ gò má. Sự sụt giảm thể tích do lão hóa làm dây chằng bị kéo dài ra. Các động mạch mặt chạy dọc dưới bờ của các túi mỡ nông. Động mạch mặt là mạch cấp máu chính cho vùng mặt giữa trực tiếp hoặc gián tiếp qua các nhánh nhỏ, tuy nhiên có vài biến thể giải phẫu đường đi của động mạch mặt đã được ghi nhận gần đây trong y văn.

Thông thường nguyên ủy bắt đầu từ động mạch cảnh ngoài, chạy vắt qua bờ dưới của xương hàm dưới về phía trước tới cơ cắn, và tiếp tục chạy từ ngoài vào trong từ dưới lên trên hướng về phía mũi, trên đường đi chúng chia ra vài nhánh nhỏ (nhánh môi trên và môi dưới, nhánh mũi bên). Từ góc miệng tới rãnh mũi má, động mạch mặt được gọi là động mạch góc, chạy ở mặt phẳng dưới da và trên cơ biểu cảm khuôn mặt. Từ đây chúng phân bố rất nông và có thể có những nhánh nối với động mạch sống mũi, động mạch dưới ổ mắt và động mạch mặt ngang, nối tiếp hệ thống mạch cảnh ngoài và mạch cảnh trong.

Do đặc điểm phân bố giải phẫu và nhánh nối với các mạch lân cận, động mạch góc là một động mạch dễ bị tổn thương nhất trong tiêm filler vùng mặt giữa, rãnh mũi má và vùng quanh mắt (Hình 19.2)

Hình 19.1 Các túi mỡ má nông và sâu của khuôn mặt. Hình 19.1 Các túi mỡ má nông và sâu của khuôn mặt. Figure 19.2 Động mạch góc.. Figure 19.2 Động mạch góc..

Kinh nghiệm 1:

Động mạch góc là một động mạch dễ bị tổn thương nhất trong tiêm filler vùng mặt giữa, rãnh mũi và vùng quanh mắt

Phân bố thần kinh cảm giác vùng mặt giữa được chi phối bởi nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (nhánh V2), trong khi chi phối vận động bởi nhánh thái dương và nhánh gò má của thần kinh mặt..

Mục tiêu điều trị thẩm mỹ

Một đường nét lý tưởng của vùng má là có những đường cong hình chữ S mềm mại. Đường cong hình chữ S này đã được mô tả nhiều năm về trước và được hình thành từ đường cong chạy từ mí dưới tới gò má (bao gồm má hoặc ụ xương gò má, và chạy trượt mềm mại xuống hõm má dưới. Bảo tồn được đường cong này sẽ giúp duy trì được vẻ trẻ đẹp tự nhiên của vùng mặt giữa.

Sự khác biệt về đặc điểm giới cần được xem xét tỉ mỉ khi lên kế hoạch điều trị vùng mặt giữa bằng filler để không làm nữ tính hóa các nét của nam giới. Đối với nữ giới thì vùng mặt giữa cần có điểm nhấn hơn vùng mặt dưới, trong khi nam giới lại ngược lại, vùng mặt dưới cần có điểm nhấn và đường nét hơn vùng mặt giữa

Kinh nghiệm 2:

Đối với nữ giới thì vùng mặt giữa cần có điểm nhấn hơn vùng mặt dưới, trong khi nam giới lại ngược lại, vùng mặt dưới cần có điểm nhấn và đường nét hơn vùng mặt giữa.

Theo Remington và Swift, má nữ giới dạng vòm với đỉnh tạo góc và nằm ở điểm cao nhất vùng mặt giữa, nằm dưới bên của góc mắt ngoài. Trong khi má của nam giới có nền rộng hơn, đỉnh phẳng hơn, nằm ở thấp hơn và phía trung gian hơn so với gò má của nữ. Với cả hai giới, từ vị trí đường nối mí dưới- gò má tới mặt giữa, cũng như từ gò má tới mặt dưới thì nên là phẳng và đều mà không có thay đổi thiếu hụt, lồi lõm mô.

Vùng điều trị

Vùng má

Để làm đầy được vùng má bị lõm và tái tạo đường nét tự nhiên, thường sẽ bắt đầu từ các túi mỡ má bởi vì nó vừa giúp cải thiện vùng má mí dưới và phần trên của rãnh mũi má.

Trước điều trị, tẩy trang sạch sẽ, da được làm sạch với 4% chlohexidine gluconate, và bôi kem ủ tê để tăng cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân. Vẽ đánh dấu những cái vùng tốt nhất để điều trị bồi phụ thể tích là bước đầu tiên cần làm. Để điều trị vùng này, chúng ta đi theo hai đường: đường nối giữa góc mắt ngoài và góc miệng.

Figure 19.3 Khác biệt vùng mặt giữa hai phái. Nữ giới có mặt giữa ưu thế hơn mặt dưới. (A) Nam giới thì ngược lại (B). Figure 19.3 Khác biệt vùng mặt giữa hai phái. Nữ giới có mặt giữa ưu thế hơn mặt dưới. (A) Nam giới thì ngược lại (B). Hình 19.4 Đánh dấu vùng má trước khi tạo hình với filler HA. Hình 19.4 Đánh dấu vùng má trước khi tạo hình với filler HA. Hình 19.5 Giải phẫu tiêm nông và sâu vùng má trước. Hình 19.5 Giải phẫu tiêm nông và sâu vùng má trước. Figure 19.6. A, Before and B, after cheek augmentation Figure 19.6. A, Before and B, after cheek augmentation

Và đường thứ 2 nối từ gờ bình tai đến chân cánh mũi. Tại giao điểm của hai đường này chúng ta đánh dấu điểm thứ nhất, tạo ký hiệu là AB. Điểm AB này là ranh giới giữa vùng má hay lồi xương gò má với xương hàm trên (Hình 19.4, Vòng tròn xanh nước biển).

Từ đây tạo một đường cong lõm theo hướng lên trên, dọc theo giới hạn dưới của lãnh lệ và được giới hạn bởi gờ xương ổ mắt (xem hình 19.4 đường màu đen ở dưới). Đường cong thứ 2 bắt đầu từ điểm AB đi xuống dưới, dọc theo bờ sau dưới của xương hàm trên. ( Xem hình 19.4 đường bên màu xanh lá cây). Và cuối cùng, một đường cong lồi nối ba góc tự do của hai đường cong lõm vừa tạo ra, tạo nên giới hạn phía trước của vùng má mất thể tích ( xem hình 19.4 đường phía trước màu nâu). Độ lồi của đường này tỉ lệ thuận với vùng mất thể tích.

Để xác định vùng cần tiêm chúng tôi ưu tiên dùng kim canula 22-25G dài 40mm tiêm theo chiều 3D với loại filler có độ nhớt cao và độ nâng cao có lidocaine.

Một cách khác, có thể trộn filler với lidocaine theo cách dùng đầu nối xilanh đẩy qua rút lại để trộn lẫn đều.

Tiêm rải filler một lượng nhỏ bắt đầu từ phần trên của vùng được đánh dấu, dùng kỹ thuật tiêm rải rút ngược và sau đó massage nhẹ nhàng tạo hình. Chúng ta có thể tiêm cả ở lớp mỡ sâu và lớp mỡ nông nếu cần thiết. ( Xem hình 19.5) cách dùng kim Canula được mô tả ở trên giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương mạch máu ở vùng dưới mắt. Tiêm vào túi mỡ má sâu giúp cải thiện cấu trúc nâng đỡ vùng má trước, còn tiêm nông giúp cải thiện độ căng đầy tự nhiên.

Lượng filler cần tiêm vào tùy thuộc vào mức độ mất thể tích, trung bình là từ 0,5 đến 2 ml mỗi bên ( Hình 19.6 A trước tiêm B sau tiêm).

Vùng xương gò má

Theo tiến trình lão hóa xương hàm trên sụt xuống và mất thể tích, mặc dù lượng thể tích mất đi ít hơn lượng mỡ má.

Hình 19.7 Hình giải phẫu minh họa vị trí filler dọc theo cung gò má. Hình 19.7 Hình giải phẫu minh họa vị trí filler dọc theo cung gò má.

Chúng ta vẫn có thể điều trị được để tái lập vẻ ngoài tự nhiên và tươi mới. Để đánh dấu được vùng điều trị bồi phụ thể tích tối ưu, kỹ thuật của chúng tôi bắt đầu từ việc sờ lồi xương gò má. Bắt đầu từ điểm AB đã mô tả trước đó tương ứng với vùng lồi xương hàm trên, chúng tôi vẽ hai đường trên và dưới xương gò má dọc theo gờ xương gò má, filler được tiêm vào giới hạn giữa hai đường này. Tiêm sâu sát màng xương sử dụng kim nhọn hoặc caluna, dọc theo chiều xương gò má và kết thúc ở một điểm tương ứng với đuôi lông mày. ( Xem hình 19.7, xương gò má xác tươi). Khi tiêm ở lớp trên màng xương, filler được đặt giữa xương và các túi mỡ má.

Thông qua hiệu ứng nâng của filler ở vùng này chúng ta có thể quan sát thấy sự cải thiện vùng dưới mắt.(Hình. 19.8).

Vùng má dưới

Mục tiêu điều trị thẩm mỹ vùng này là vẫn duy trì được các khối tự nhiên vùng mặt giữa để làm nổi bật lên đỉnh xương gò má và duy trì một đường cong lồi. Các trường hợp thông thường sẽ tự cải thiện khi điều trị những vùng má khác nhưng ở những trường hợp mà rất hóp, đặc biệt là vận động viên thể thao thì chúng ta cần tiêm bồi phụ thể tích. Một vấn đề cần quan tâm vùng này nữa là rãnh cười sâu.

Figure 19.8 Zygomatic area markings Figure 19.8 Zygomatic area markings

Làm đầy vùng má dưới cũng giúp cải thiện và nâng 1/3 dưới của lãnh cười. Lưu ý là tiêm bù thể tích vùng này không quá nhiều để tránh mất tự nhiên hoặc trông nặng mặt hoặc tạo ra khuôn mặt tròn thay vì khuôn mặt hình oval lý tưởng đang muốn hướng đến.

Vùng này rất dễ bầm. Và để tạo ra sự mượt mà liên tục với má trên, lựa chọn tối ưu là tiêm HA filler vào mặt phẳng mỡ nông theo kỹ thuật fanning. Ở một vài đối tượng hóp má rất nhiều ví dụ như vận động viên điền kinh, thì chúng ta cần tiêm cả mặt phẳng mỡ sâu để bồi phụ thiếu hụt thể tích. Nên dùng kim canula 25-27G tiêm mặt phẳng mỡ nông, tiêm các đường thì dùng kim nhọn 27-30G. Để tiêm các đường có thể dùng kỹ thuật rải tới hoặc rải thụt lùi, tiêm rải từng điểm liên tiếp hoặc tiêm rẻ quạt. Nên ưu tiên kỹ thuật rải tới hoặc rải thụt lùi với Kim nhọn hoặc canula bởi vì chất làm đầy mềm giúp mở rộng mô mềm và rải đều lidocain giúp giảm đau tốt hơn khi tiêm cũng như giảm nguy cơ đâm kim vào mạch máu.

Sau tiêm nên massage đều bề mặt da cũng như phần bên trong miệng để phân tán đều filler vào mô. (Xem hình Fig. 19.7A and B).

Pearl 3:

Reflation of the submalar region also helps to efface and lift the lower third of the NLF.

Preauricular or lateral cheek region

Mặt phẳng cần tiêm là túi mỡ má bên nông và/hoặc da. Ờ những bệnh nhân mất thể tích vùng này sẽ biểu hiện vùng lõm phía trước tai. ( hình 19.10)

Những cấu trúc liên quan cần ghi nhớ đó là tuyến nước bọt mang tai, ống tuyến nước bọt mang tai, động tĩnh mạch quặt ngược, tất cả nằm bên dưới lớp SMAS là một lớp rất dày ở vùng này.

HA filler độ nhớt cao hoặc thấp đều có thể dùng bù thể tích vùng này. Mặt phẳng tiềm tốt nhất là dưới da và nên dùng canula để giảm thiểu các tổn thương cấu trúc lân cận nằm dưới lớp SMAS cũng như tránh lồi lõm bề mặt. Điểm vào canula ở trước tay và nên tiêm theo kỹ thuật fanning rải hạt nhỏ như hình một ngôi sao ( star lift)( Hình 19.9 và 19.11) với mục đích không chỉ làm đầy đơn thuần mà còn tạo ra hiệu ứng nâng vùng mặt bên. Kết nối với vùng mặt trước. Một số hõm rất khó làm đầy do sự cứng chắc của cân tuyến nước bọt mang tai, nên massage nhẹ nhàng có thể giúp phân tán sản phẩm vào đều trong các mô cũng như tạo ra một bề mặt phẳng không bị lồi lõm.

Tác giả cho rằng sau khi bồi phụ thể tích vùng trung tâm má và chỉnh sửa vùng trước tai giúp tạo nên khung má, tạo ra vẻ ngoài tự nhiên cũng như là hiệu ứng trẻ hóa vùng mặt giữa (Hình 19.12)

Conclusion

Lão hóa vùng mặt giữa là kết quả của nhiều quá trình cộng gộp mà biểu hiện điển hình là sự thiếu hụt thể tích. Filler tự phân rã sinh học là lựa chọn tối ưu để điều trị vì ,hiệu quả, an toàn, sự linh hoạt có thể chỉnh sửa và kết quả dài lâu. Những đào tạo phù hợp cho phép tinh chỉnh kỹ thuật để làm đầy duy trì được kết quả đẹp tự nhiên, giảm thiểu biến chứng và độ hài lòng cao của bệnh nhân và thầy thuốc.

Figure 19.9 Only left cheek was treated showing improvement of left lid–cheek junction and left nasolabial fold, compared with untreated right side. Figure 19.9 Only left cheek was treated showing improvement of left lid–cheek junction and left nasolabial fold, compared with untreated right side. Figure 19.10 A, Before and B, after submalar filling. Figure 19.10 A, Before and B, after submalar filling. Figure 19.11 The HA filler is deposited in a fanning technique, forming a “star,” that helps to lift the lateral midface (star lift). Figure 19.11 The HA filler is deposited in a fanning technique, forming a “star,” that helps to lift the lateral midface (star lift).

Figure 19.12 A 60-year-old lady (A) before (B) after midface rejuvenation with fillers. Improvement in lid–cheek junction, shortening of NLF, and lifting of lateral cheek. Figure 19.12 A 60-year-old lady (A) before (B) after midface rejuvenation with fillers. Improvement in lid–cheek junction, shortening of NLF, and lifting of lateral cheek.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here