Tang Cúc Ẩm – giải biểu sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Tang Cúc Ẩm – giải biểu sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái – Tác giả: Bác sĩ Trịnh Văn Cường

Cách nhớ

1.”Tang Liên Cát Cúc Bạc hà Hạnh nhân, Cam thảo cùng nhà Lô căn

2.“Tang diệp Cát cánh Cúc hoa Lô căn Cam thảo Bạc hà Hạnh Liên”

Thành phần

Gồm có 8 vị: Tang diệp, Hạnh nhân, Cúc hoa, Cát cánh, Liên kiều, Lô căn, Bạc hà, Cam thảo.

Cách dùng

Sắc uống, ngày có thể uống 2 thang.

Công dụng

Giải biểu sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Chủ trị chữa cảm mạo phong nhiệt và ôn bệnh thời kỳ sơ khởi: Ho, sốt ít, miệng hơi khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác

==>> Xem thêm: Cửu Vị Khương Hoạt Thang – chữa các chứng phong hàn thấp tà

PHẦN TÍCH

Tang diệp và Cúc hoa là cặp đôi quân dược, và được gọi thành tên bài thuốc, cúc HOA vị cay đắng tính hàn có tác dụng sơ thông tiêu tán trừ phong nhiệt TANG DIỆP vị ngọt đắng tính hàn vào can phế trừ phong nhiệt. Tang diệp và Cúc hoa khi kết hợp với nhau tạo thành cặp đôi có sức phát tán phong nhiệt rất mạnh, đặc biệt là phong ôn giai đoạn đầu. Tà bó chặt vệ khí, làm phế mất chức năng thăng giáng dẫn đến ho rát họng, nặng thì đàm suyễn, khó thở,… Cặp đôi Tang diệp và Cúc hoa chuyên về phát tán phong nhiệt, nhanh chóng đẩy tà ra ngoài qua đường mồ hôi.

Hạnh nhân và Cát cánh là một cặp đôi đều vị cay đắng vào kinh phế. HẠNH NHÂN thì thiên giáng khí, giáng khí hòa đàm để chỉ suyễn. CÁT CÁNH thiên về thăng, đưa thuốc lên trên vào thẳng kinh Phế làm tuyên thông phế khí lợi yết hầu, tiêu đàm dịch mủ. Hạnh nhân và Cát cánh là một cặp 1 giáng 1 thăng để xử lý các vấn đề mà phong ôn xâm nhập gây ra các triệu chứng ở tạng phế. Cặp Hạnh nhân và Cát cánh là thần dược hỗ trợ giúp đỡ bổ sung cho cặp Tang diệp, Cúc hoa để xử lý gốc nguyên nhân.

LIÊN KIỀU và LÔ CĂN là cặp có tác dụng chuyển thấu nhiệt tà ra ngoài. Trong trường hợp nhiệt tà xâm nhập sâu vào phần biểu vệ thì cặp Liên kiều và Lô căn có tác dụng chuyến nhiệt ra ngoài để cho cặp tang diệp, cúc hoa phát tán. Tuy nhiên trong trường hợp này cặp Liên kiều và Lô căn chỉ đóng vai trò thứ yếu, mang tính hỗ trợ, bài Ngân kiều tán mới chính là bài sử dụng hay nhất tác dụng của cặp Liên kiều, Lô căn. Bởi vì cặp Liên kiều, Lô căn thiên về thanh nhiệt giải độc, nghĩa là nhiệt đã ở sâu hơn so với tác dụng của cặp tang diệp, cúc hoa. Liên kiều thanh nhiệt giải độc, Lô căn thanh nhiệt sinh tân chỉ khát.

Bạc hà và Cam thảo: BẠC HÀ tính cay mát mùi thơm có tác dụng phát tán phong nhiệt, hỗ trợ cho cặp tang diệp, cúc hoa, tuy nhiên tác dụng của bạc hà khá hòa hoãn, sức thuốc không quá mãnh liệt. CAM THẢO là một trong số ít vị thuốc đi được vào cả 12 đường kinh nên thường được dùng dưới vai trò điều hòa bài thuốc, mặt khác cam thảo vị ngọt làm cho thang thuốc trung hòa dễ uống, nên gần như trong mọi các bài thuốc thang đều hay dùng Cam thảo. Chung quy lại bài Tang cúc ẩm là bài dùng hay nhất với trường hợp phong ôn giai đoạn đàu, tà chưa có biếu hiện xâm nhập sâu bên trong, có thể gặp trong các bệnh lý như bệnh truyền nhiễm, viêm họng, viêm màng tiếp hợp cấp, đau mắt đỏ,… Ngoài dùng uống trong nên kết hợp với xông (chỉ dùng đơn thuần lá dâu đun sôi lên xông là được), hiệu quả rất tuyệt vời.

==>> Xem thêm: Quế Chi Thang – bài thuốc giải cơ phát biểu, điều hoà dinh vệ

SO SÁNH ” TANG CÚC ẨM” VÀ “NGÂN KIỀU TÁN”

Điểm giống nhau

  • Đều có: Liên kiều, Cát cánh, Cam thảo, Bạc hà, Lô căn.
  • Đều trị ngoại cảm phong nhiệt, tà ở phế vệ: sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác.

Khác nhau

  • Tang cúc ẩm dùng Tang diệp, Cúc hoa làm quân, phối với Hạnh nhân để tuyên thông phế khí, giảm ho tăng tác dụng giải biểu thanh nhiệt.
  • Là thuốc tân ôn giải biểu nhẹ, đặc điểm tà ít, bệnh nhẹ mà ho, kèm cơ thể hơi sốt, miệng hơi khát.
  • Ngân kiều tán dùng Kim ngân hoa, Liên kiều làm quân, phối với Kinh giới, Đậu xị, Ngưu bàng tử, Trúc diệp.
  • Là bài thuốc mạnh hơn so với Tang cúc ẩm về tác dụng thanh nhiệt giải độc khi nhiệt độc quá nhiều gây sốt, họng đau, khát.
  • Về phương diện sơ phong giải biểu và thanh nhiệt giải độc thì “Tang cúc ẩm” so với “Ngân kiều tán” là nhẹ hơn, nhưng lại mạnh hơn về mặt lợi Phế chỉ khái.
  • Ngô Thúc Công nói: ” Chứng thái âm phong ôn, chỉ có ho, mình không nóng lắm, hơi khát nước, thì dùng thuốc tân lương nhẹ, lấy bài “Tang cúc ẩm” làm chủ”.  Giống như bệnh nhẹ mà dùng đến thuốc nặng như “Ngân Kiều tán” nên lập ra bài thuốc này nhẹ hơn.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here