Tải sách Triệu chứng học Nội khoa tại đây.
Giới thiệu về sách Triệu chứng học Nội khoa
Sách Triệu chứng học Nội khoa là sách được biên soạn bởi các thạc sĩ, phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ thuộc bộ môn Nội trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Sách được chủ biên bởi Phó giáo sư, tiến sĩ Châu Ngọc Hoa – Chủ nhiêm Bộ môn Nội.
Sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Y học thuộc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012, tái bản lần thứ 2 với mục đích cung cấp kiến thức liên quan đến nội khoa cho sinh viên chuyên ngành Y khoa về nội dung liên quan đến triệu chứng học nội khoa.
Sách đã nhận được rất nhiều sự tiếp nhận của sinh viên chuyên ngành Y khoa trên cả nước. Bài viết trong sách sẽ đưa ra cách để tiếp cận người bệnh nhờ việc hỏi thăm bệnh sử và các cách để khai thác triệu chứng cơ bản, phân biệt và chẩn đoán bệnh sao cho chính xác nhất. Cùng vưới việc dọc kết quả xét nghiệm và khai thác này để có các phương hướng xửu trí phù hợp.
Tóm tắt nội dung sách
Bài 1: Bệnh án nội khoa
Tại đây, tác giả sẽ giải thích ý nghĩ và đưa ra các bước để làm một bệnh án nội khoa chính xác nhất cho sinh viên y, mở đầu cho việc khai thác bệnh lý trên người bệnh.
Bài 2: Khám hệ thống động mạch tĩnh mạch
Nội dung phần này là về ỹ nghĩa và phương pháp để khám các động mạch, một số điều cần chú ý khi tiến hành đo huyết áp cho người bệnh. Ngoài ra, ý nghĩa của việc khám tĩnh mạch, phương pháp khám và một số triệu chứng bất thường cũng được đưa ra.
Cùng với đó là thông tin về nghiệm pháp để đánh giá chức năng các van trên tĩnh mạch.
Bài 3: Khám tim
Các biện pháp khám và cần để ý khi có dấu hiệu bất thường khi khám được tác giả nhắc đến. Các bước để nghe tim, xác định âm thổi, tiếng tim và tính chất của từng âm được đề cập tại bài này.
Bài 4: Triệu chứng cơ năng tim mạch
Các tính chất và nguyên nhân gây ra đau ngực được đưa ra. Cùng đó là các dấu hiệu của khó thở trong từng bệnh lý, nguyên nhân và các vấn đề gây ra phù, ngất, ho ra máu ở người cũng được nhắc đến.
Bài 5: Khám phổi
Tại bài này, sinh viêm sẽ được hướnh dẫn trình tử để khám phổi, cách để nghe, xác định phổi khi bình thường và khi có các dấu hiệu bất thường.
Bài 6: Triệu chứng cơ năng hô hấp
Tác giả đã nhắc lại các tính chất và nguyên nhân gây ra vấn đề liên quan đến hô hấp, các bệnh sử để xác định được nguyên nhân và dấu hiệu bệnh lý cụ thể.
Bài 7: Các hội chứng lâm sàng hô hấp
Nội dung bài này là về cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân và các biểu hiện về các bệnh hô hấp trên lâm sàng. Cùng đó là các cách khám và biện luện về các vấn đề biểu hiện trên hô hấp khi mắc bệnh lý.
Bài 8: Xét nghiệm cận lâm sàng hô hấp
Tại đây, sinh viên được cung cấp kiến thứuc về các chỉ định trên từng đối tượng với các bước tiến hành cận lâm sàng phù hợp và ý nghĩa, cách đọc sao cho chính xác nhất, hỗ trợ chẩn đoán bệnh một cách chuẩn xác hơn.
Bài 9: Khám bụng
Các nguyên tắc khi tiến hành khám vùng bụng được nhắc đến cùng các cách để phân chia, phân khu, các bước để thực hiện các kỹ năng khám tại đó.
Bài 10: Triệu chứng cơ năng tiêu hóa
Sinh viên sẽ biết các phân biệt các triệu chứng đau bụng cấp và mạn trong trường hợp nàu, các nguyên nhân gây ra biểu hiện nôn, khó nuốt hay phân biệt các vấn đề liên quan đến táo bón cấp và mạn.
Bài 11: Chẩn đoán gan to
Nội dung bài cung cấp thông tin liên quan đến triệu chứng, các nguyên nhân và phương pháp để chẩn đoán được nguyên nhân gây ra gan to trên người bệnh.
Bài 12: Hội chứng vàng da
Thông tin liên quan đến vấn đề vàng da trên người được đưa ra, các các xác định, chẩn đoán và phác đồ để tiếp cận trên người bệnh khi được xác định vàng da.
Bài 13: Cổ trướng
Cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân, triệu chứng và các xét nghiệm được tác giả cung cấp đến các sinh viên về bệnh lý cổ trướng tại bài này.
Bài 14: Tiêu chảy và táo bón
Cũng như bài 13, bài sẽ cung cấp cho sinh viên các thông tin liên quan để chẩn đoán bệnh lý và cách để tiếp cận khi xác định người bệnh bị tiêu chảy hay táo bón.
Bài 15: Xét nghiệm chức năng gan
Ý nghĩa của từng chỉ số xét nghiệm gan được cung cấp tại đây với các dấu hiệu bất thường để đánh giá chức năng gan.
Bài 16: Tiểu nhiều- tiểu ít-vô niệu-tiểu đạm
Các cơ chế, nguyên nhân và cách để xác định bất thường nước tiểu được nhắc đến tại bài này. Cùng đó, tác giả cũng đưa ra sơ để hướng dẫn tiếp cận bệnh lý này cho sinh viên.
Bài 17: Các xét nghiệm cơ bản trong thận học
Hướng dẫn sinh viên các thời điểm lấy mẫu và các phân tích chỉ số , đặc điểm liên quan đến nước tiểu để đánh giá được chức năng thận.
Bài 18: Khám khớp
Các triệu chứng và phương pháp để khám từng vùng khớp được đưa ra để sinh viên biết cách thực hiện cho đúng nhất.
Bài 19: Chẩn đoán phù
Sinh lý bệnh và các vấn đề liên quan đến phù được tác giả nhắc lại. Cùng đó, tác giả cũng đưa ra cách dể chẩn đoán, xác định và phân biệt, nguyên nhân gây ra phù trong các trường hợp.
Bài 20: Cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn
Các bước để chẩn đoán ngừng hô hấp, kỹ thuật để cấp cứu người bệnh trong trường hợp này. Cùng đó là sơ đồ tóm tắt các bước hồi sinh cơ bản trên đối tượng người lớn sinh viên cần nắm vững.