Rối loạn dạng cơ thể: Cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Rối loạn dạng cơ thể

Tác giả: ThS. Đỗ Xuân Tĩnh

Bài viết Rối loạn dạng cơ thể: Cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị được trích trong sách Rối loạn lo âu của Nhà xuất bản Y học.

1. Khái niệm

Rối loạn dạng cơ thể là tình trạng bận tâm quá mức của bệnh nhân về các khiếm khuyết tưởng tượng của mình. Chúng là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng lâm sàng khó chịu, ảnh hưởng xấu đến các chức năng xã hội nghề nghiệp. Nếu có khiếm khuyết nhỏ về cơ thể bệnh nhân tin rằng đó là khiếm khuyết rất lớn.

2. Dịch tễ học

Rối loạn dạng cơ thể ít được nghiên cứu do bệnh nhân thường tìm đến bác sĩ da liễu, nội khoa, phẫu thuật thẩm mỹ… chứ ít khi chịu đến khám ở bác sĩ tâm thần.

Một nghiên cứu trên các sinh viên đại học ở Mỹ cho thấy có 25% số người có một mối bận tâm rõ ràng về cơ thể của mình. Theo DSM5, tỷ lệ rối loạn dạng cơ thể trong nhân dân là 2,4%.

Tuổi khởi phát của rối loạn dạng cơ thể thường gặp từ 15 đến 30, nữ nhiều hơn nam. Bệnh nhân thường là những người chưa kết hôn. Rối loạn dạng cơ thể hay phối hợp với một rối loạn tâm thần khác. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 90% số bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể có rối loạn trầm cảm trong cuộc đời, 70% có rối loạn lo âu và 30% có loạn thần.

3. Bệnh sinh

Nguyên nhân của rối loạn dạng cơ thể đến nay chưa được rõ. Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể có tỷ lệ cao phối hợp với trầm cảm. Bệnh nhân có tiền sử gia đình bị rối loạn cảm xúc và rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Do thuốc chống trầm cảm có tác dụng trên nhiều trường hợp nên người ta cho rằng serotonin đóng vai trò nào đó trong bệnh sinh của rối loạn dạng cơ thể.

Mặt khác, rối loạn dạng cơ thể được coi là phản ánh văn hóa, tôn giáo của gia đình bệnh nhân. Có ý kiến cho rằng rối loạn dạng cơ thể phận ánh mâu thuẫn về tình dục và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

4. Triệu chứng

Triệu chứng hay gặp nhất là các biến dạng trên khuôn mặt, đặc biệt là cái mũi. Đôi khi, cảm nhận của bệnh nhân là rất mơ hồ, khó giải thích. Bệnh nhân thường tập trung vào sự biến dạng ở một số vùng của cơ thể, các vùng hay bị than phiền nhất là tóc, ngực và bộ phận sinh dục. Đàn ông thường muốn phát triển cơ bắp hơn nữa để phù hợp với đời sống, công việc và cải thiện sức khỏe. Vùng cơ thể đặc biệt có thể bị cho là thay đổi tùy thuộc cảm xúc của bệnh nhân. Hoang tưởng liên hệ khá phổ biến ở các bệnh nhân này, họ tìm cách che dấu các khiếm khuyết Cơ thể bằng cách hóa trang hoặc bằng quần áo. Ảnh hưởng của bệnh trên cuộc sống của bệnh nhân là rất rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân tìm cách xa lánh xã hội hoặc nơi làm việc. Khoảng 1/3 số bệnh nhẫn chỉ dám ở nhà vì lo rặng sẽ bị chê cười các khiếm khuyết cơ thể của họ, gần 1/5 số bệnh nhân có hành vi tự sát.

Như đã nói trên, các rối loạn tâm thần phối hợp là rất phổ biến như trầm cảm, lọ âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, loạn thận và rối loạn nhân cách thể tự yêu mình.

5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt theo DSM-5

5.1. Chẩn đoán

A. Có ít nhất 1 triệu chứng cơ thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, hoặc làm gián đoạn cuộc sống hằng ngày.

B. Những hành vi, cảm giác hay ý nghĩ quá mức về các triệu chứng của cơ thể hay triệu chứng có liên quan đến sức khỏe của người bệnh, có thể nhận thấy qua một trong các biểu hiện sau:

(1) Những ý nghĩ xuất hiện dai dẳng và không có sự tương xứng về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

(2) Lo lắng quá mức về sức khỏe hay về các triệu chứng cơ thể.

(3) Tốn nhiều công sức và thời gian cho các triệu chứng được kể trên hay các vấn đề có liên quan đến sức khỏe.

C. Mặc dù các triệu chứng cơ thể đã kết thúc, nhưng trạng thái mà các triệu chứng gây ra vẫn kéo dài dai dẳng ở người bệnh (thường ít nhất 6 tháng).

Biệt định nếu:

– Triệu chứng đau có trước: dành cho các cá nhân có triệu chứng dạng cơ thể bao gồm cả triệu chứng đau;.

– Sự dai dẳng: khi các triệu chứng nghiêm trọng kéo dài ít nhất 6 tháng. Biệt định theo mức độ hiện tại:

– Nhẹ: chỉ 1 triệu chứng trong tiêu chuẩn B.

– Vừa: ít nhất 2 triệu chứng trong tiêu chuẩn B.

– Nặng: ít nhất 2 triệu chứng trong tiêu chuẩn B, kèm theo bệnh nhân phàn nàn rất nhiều (hoặc chỉ cần 1 triệu chứng rất nghiêm trọng).

5.2. Chẩn đoán phân biệt

– Bệnh thực tổn: đau xơ cơ, hội chứng ruột kích thích, đái tháo đường, bệnh tim. Bệnh nhân có các bằng chứng cho thấy có một bệnh thực tổn, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu.

– Rối loạn hoảng sợ: bệnh nhân có các cơn hoảng sợ kịch phát với cường độ rất mạnh, bệnh nhân có thể có ám ảnh sợ khoảng trống.

– Rối loạn lo âu lan tỏa: bệnh nhân có các triệu chứng lo lắng quá mức, kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.

– Rối loạn trầm cảm: bệnh nhân phải có 5 triệu chứng của trầm cảm, trong đó có 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm, mất hứng thú và sở thích.

– Rối loạn lo âu do bệnh cơ thể: bệnh nhân có lo lắng quá mức và rối loạn thần kinh thực vật rõ. Tuy nhiên, các kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm khẳng định bệnh nhân có một bệnh thực tổn.

– Rối loạn ám ảnh cưỡng bức: bệnh nhân có các ám ảnh và có hành vi cưỡng bức. Nội dung của ám ảnh thường tập trung vào sự hoàn hảo, sợ bẩn, đếm…

6. Tiến triển và tiến lượng

Tuổi khởi phát của rối loạn dạng cơ thể đến nay chưa rõ. Nhìn chung, bệnh thường khởi phát ở tuổi vị thành niên, nhưng cũng có thể khởi phát muộn hơn.

Bệnh khởi phát từ từ hoặc đột ngột, tiến triển dao động với một số quãng thời gian hết hẳn các triệu chứng; tuy nhiên, vị trí phải bận tâm trên cơ thể bệnh nhân không thay đổi

7. Điều trị

Điều trị cho bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể bằng phẫu thuật, làm lại răng, da liễu hoặc các thuốc khác cho kết quả không rõ ràng.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và pimozide cho kết quả tốt trên nhiều trường hợp. Các thuốc chống trầm cảm tác động mạnh trên hệ thống serotonin như clomipramine, fluoxetin có hiệu quả làm giảm ít nhất 50% số triệu chứng của bệnh nhân.

Các rối loạn tâm thần phối hợp với rối loạn dạng cơ thể như trầm cảm, lo âu, loạn thần cần được điều trị thích hợp bằng thuốc.

Đến nay, người ta chưa biết cần phải điều trị củng cố bao lâu sau khi các triệu chứng rối loạn dạng cơ thể đã hết.

Phác đồ thường dùng là:

Clomipramin 25mg x 4 viên/ngàỵ.

Họặc:

Fluoxetin 20mg x 2 viên/ngày.

8. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

– Rối loạn dạng Cơ thể không phải do một bệnh thực tổn gây ra; yì thế, không thể điều trị bằng phẫu thuật, điều chỉnh răng, da liễu…

– Các triệu chứng rối loạn dạng cơ thể gây ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng lao động, công tác của bệnh nhân.

– Rối loạn dạng cơ thể hay phối hợp với các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, lo âu… nên dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán.

– Rối loạn dạng cơ thể thường phát triển mạn tính, có thể có các quãng thời gian khỏi bệnh gần như hoàn toàn.

– Bệnh nhân cần được khám và điều trị tại các bác sĩ .chuyên khoa tâm thần càng sớm, càng tốt.

– Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm giúp bệnh nhân cải thiện rõ ràng các triệu chứng của bệnh.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here