Nhathuocngocanh – Ung thư vú là loại ung thư rất hay gặp ở phái nữ. Trong các yếu tố gây ung thư vú thì tiền sử gia đình có người bị ung thư vú là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Phát hiện sớm và điều trị chính là biện pháp hàng đầu, để hạn chế những biến chứng về sau của bệnh. Vậy ung thư vú là gì? và phương phẫu thuật cắt tuyến vú và tạo hình đồng thời điều trị ung thư vú giai đoạn sớm như thế nào? Trong bài viết này Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc này.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là một dạng u ác tính ở tuyến vú của nữ giới. U vú thường là các khối u ở hệ thống biểu mô liên quan đến ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy. Hầu hết những bệnh nhân bị ung thư vú thường không có các biểu hiện cụ thể và chỉ phát hiện khi thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc chẩn đoán khi chụp X-quang và được chẩn đoán chính xác lại bằng việc sinh thiết. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể di căn vào xương và các bộ phận khác, gây ra những cơn đau đớn khủng khiếp cho người bệnh thậm chí là tử vong.
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ ung thư vú
Những yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới bao gồm:
Độ tuổi: Yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vú cao nhất là tuổi tác, tuổi của bệnh nhân càng cao thì càng dễ có nguy cơ bị ung thư vú, theo ước tính độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là khoảng 60 tuổi.
Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú: Nếu gia đình có người thân ở bậc một bị ung thư vú thì sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư vú lên từ hai đến 3 lần. Nếu có từ hai người thân có quan hệ bậc một bị chẩn đoán là ung thư vú thì nguy cơ này có thể cao hơn từ 5 cho đến 6 lần.
Đột biến Gen: Có từ 5% cho đến 10% nữ giới mắc ung thư vú có đột biến gen trong bộ gen BRCA1 hoặc là BRCA2. Ở những bệnh nhân bị đột biến ở gen BRCA1 thì nguy cơ phát triển ung thư vú ở tuổi 80 lên đến 72%. Ngoài ra những nữ giới bị đột biến ở gen này cung có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng nên đến 44%. Đối với nữ giới có bất thường ở gen BRCA2 thì tỷ lệ mắc ung thư vú là khoảng 69%, còn ung thư cổ tử cung là 17%. Nữ giới không có người thân bậc nhất bị ung thư vú thì không cần làm sàng lọc đột biến gen BRCA1 và BRCA2, và ngược lại. Ở nam giới có đột biến ở gen BRCA vẫn có từ 1% đến 2% bị phát triển thành ung thư vú suốt đời. Nữ giới có đột biến ở gen BRCA1 và BRCA2 cần phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa, kiểm tra chuyên sâu bằng chụp nhũ ảnh và MRI hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú để giảm thiểu nguy cơ.
Mắc ung thư từ trước đó: Nếu bệnh nhân bệnh nhân đã có tiền sử bị ung thư vú tại chỗ hoặc xâm lấn sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư vú tiến triển sang bên đối diện kể cả sau khi đã tiến thành phẫu thuật. Nguy cơ ung thư vú tiến triển sang bên đối diện là khoảng 0,5% đến 1% trên một năm.
Từng mắc các bệnh lý phụ khoa: Nữ giới có kinh sớm nhưng thời gian mãn kinh trễ, mang thai lần đầu quá muộn cũng có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư vú. Đặc biệt những người mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ cao hơn những người khác.
Những thay đổi bất thường ở vú từ trước đó: Nữ giới đa phần đều có nhiều khối u vú nhưng nếu tiến hành xác nhận không có nguy cơ cao thì không đnags lo. Những tổn thương lành tính từ trước đó có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư vú bao gồm: khối u xơ nang phức tạp, quá sản tuyến vú, phì đại ở tuyến vú hoặc bị u nhí. Những người có tiền sử bị những tổn thương này có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao hơn gấp 4 đến 5 lần những bệnh nhân tăng sản ống tuyến vú, và cao hơn 10 lần có bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú. Tình trạng bệnh sẽ được quan sát trên chụp nhũ ảnh tầm soát.
Bệnh nhân bị ung biểu mô thùy tại chỗ: Người mắc bệnh lý này có nguy cơ cao phát triển thành ung thư vú xâm lấn ở cả hai thùy từ 7 cho đến 12 lần. Nguy cơ tiến triển của bệnh tăng từ 1% đến 2% trên 1 năm.
Dùng các loại thuốc tránh thai đường uống: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các thuốc tránh thai đường uống liên tục có thể gia tăng nguy cơ gây ung thư vú.
Liệu pháp hormone sau mãn kinh: Bệnh nhân sử dụng Estrogen cộng với Progestin để hạn chế tình trạng tiền mãn kinh có thể làm gia tăng nguy cơ gây ung thư vú nếu thời gian dùng trên 3 năm. Việc sử dụng Estrogen đơn chất không làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hàng ngày có thể góp phần làm gia tăng tình trạng ung thư vú, những nữ giới ở tuổi tiền mãn kinh bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng còn lại.
Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia có thể góp phần gia tăng nguy cơ ung thư vú. Trong các nghiên cứu liên quan nhóm bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu và thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhóm người không dùng. Do đó trong quá trình điều trị cần khuyến cáo bệnh nhân bỏ rượu, thuốc lá.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Ung thư vú: Dấu hiệu cảnh báo, phương pháp điều trị
Các triệu chứng điển hình của ung thư vú
Các triệu chứng toàn thân của bệnh
Giai đoạn sớm của bệnh thì các triệu chứng toàn thân thường không rõ ràng, bệnh nhân thường có biểu hiện sút cân, người mệt mỏi, ăn uống kém hoặc chán ăn. Khi bệnh lan rộng và di căn thì các triệu chứng toàn thân sẽ rõ ràng hơn lúc này bệnh nhân sẽ sụt cân rất nhiều một số người có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.
Các triệu chứng thực thể
Khối u vú: Có đến 90% người bệnh có triệu chứng ban đầu là xuất hiện khối u ở vú, vị trí thường gặp là ở khoảng ¼ ở bên ngoài. Với giai đoạn sớm khối u thường sẽ nhỏ, bệnh nhân thường không để ý và bỏ sót các triệu chứng ban đầu, đặc biệt ở những bệnh nhân có tuyến vú lớn. Về sau khối u sẽ phát triển dần kích thước, khi ấn vào thấy cứng và chắc, ở giai đoạn đầu khối u có thể di chuyển, về sai sẽ xâm lấn ra các mô xung quanh.
Thấy những thay đổi bất thường về da ở vị trí có khối u: Dính da là một dấu hiệu nhận biết phân biệt giúp chẩn đoán ung thư vú. Ở giai đoạn sau khi khối u đã xâm lấn ra xung quanh có thể khiến vùng da đó sưng nề, tấy đỏ đôi khi thấy cả mô vú bị sưng đỏ hoặc tạo thành những mảng sần hình da cam.
Núm vú bị thay đổi hình dạng: Nếu bệnh nhân có khối u ở gần núm vú thì có thể bị xâm lấn gây dính, biến dạng lệch núm vú. Một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư vú còn có các biểu hiện như loét núm vú, tình trạng này thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh chàm.
Chảy dịch bất thường ở đầu vú: Một số bệnh nhân ung thư vú sẽ có biểu hiện chảy dịch ở núm vú, thường là dịch máu hoặc dịch không màu, nhày. Khi tiến hành làm sinh thiết các tế bào từ núm vú sẽ thấy có các tế bào ung thư.
Xuất hiện hạch ở nách, kèm sưng và đau: Đôi khi bệnh nhân có thể xuất hiện hạch ở nách. Hạch này có thể sưng to gây đau đớn và khó chịu, đây cũng có thể là triệu chứng đầu tiên để phát hiện ung thư vú. Ở bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm khi thăm khám sẽ thấy hạch ở nách với kích thước nhỏ, di động khi ấn không đau, Ở giai đoạn muộn, thăm khám có thấy nhiều hạch lổn nhổn ở nách, ấn thấy đau.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Nhũ ảnh và ung thư Vú là gì? Cách nhận biết và điều trị ra sao?
Các triệu chứng cận lâm sàng
Các phương án cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh là:
- Khi tiến hành chụp X quang tuyến vú hoặc sinh thiết tuyến vú sẽ thất xuất hiện những tổn thương ở hệ thống mô.
- Chụp cộng hưởng từ tuyến vú nhằm đánh giá kích thước của khối u cũng như mức độ xâm lấn của khối u.
- Chọc hút các tế bào bị tổn thương bằng kim nhỏ sau đó tiến hành sinh thiết kim để đưa ra được kết quả chính xác nhất.
- Nếu nghi ngờ có di căn thì cần chụp x quang phổi, siêu âm ổ bụng hoặc chụp CT bụng, phổi để có thể đánh giá mức độ di căn của khối u lên phổi và gan. Cho bệnh nhân làm xạ hình xương để đánh giá mức độ di căn xương.
- PET-CT: phương pháp này có thể giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá được những tổn thương sâu hoặc tổn thương gây ra do di căn mà phương pháp CT hay MRI chưa cho kết quả rõ ràng.
- Nếu cần thì có thể làm các xét nghiệm khác như công thức máu, sinh hóa máu,…
Chẩn đoán xác định ung thư vú
Tiêu chuẩn để xác định ung thư vú là giải phẫu bệnh học, trên lâm sàng có thể chẩn đoán bệnh thông qua thăm khám lâm sàng, tế bào học và chụp thăm khám tuyến vú. Nếu có nghi ngờ bệnh nhân sẽ được tiến hành làm sinh thiết.
Phương pháp điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn hàng đầu trong điều trị cho bệnh nhân bị ung thư vú. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn khối u, hạn chế tối đa nguy cơ di căn hoặc xâm lấn. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật ung thư ví như cắt tuyến vú vét hạch ở nách, cắt tuyến vú tiết kiệm da, phẫu thuật bảo tồn cùng với việc kết hợp kỹ thuật tái tạo,…
Phương pháp phẫu thuật bảo tồn tuyến vú
Một trong những phương án hàng đầu trong điều trị ung thư vú là tiến hành phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, loại bỏ toàn bộ các khối vi các tính cũng như những mô bị xâm lấn xung quanh. Nhưng vẫn đảm bảo được hình dáng, kích thước gần như tương đương so với ban đầu. Sau khi loại bỏ được khối u ác tính cũng như những mô bị xâm lấn, bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.
Phương pháp phẫu thuật này được chỉ định khi bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và kích thước của khối u còn nhỏ. Thủ thuật này có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lan rộng của khối u ác tính, vừa giúp người bệnh tự tin hơn do không phải cắt bỏ hoàn toàn bầu ngực như phương án phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến vú. Phương án phẫu thuật này sẽ rút ngắn thời gian phẫu thuật cũng như phạm vi can thiệp, từ đó hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn sau quá trình phẫu thuật.
Tạo hình và tái tạo lại tuyến vú cho bệnh nhân đã làm phẫu thuật: Đây là nhu cầu cấp thiết của rất nhiều người bênh, việc làm này không chỉ giúp giữ thẩm mỹ mà còn tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh. Biện pháp tái tạo tuyến vú sử dụng chất liệu độn kết hợp với các vạt da cơ có cuống hau da cơ tự do. Việc chỉ định loại phẫu thuật này cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa đồng thời đã có tiên lượng về diễn biến của bệnh cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú
Phương pháp cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú còn được gọi với tên khác là phẫu thuật đoạn nhũ tận gốc. Đây là phương pháp loại bỏ hoàn toàn vô vú kết hợp với việc nạo vét hạch. Phương pháp này là lựa chọn duy nhất cho những bệnh nhân có khối u ở vú với kích thước lớn, hoặc khối u ở riêng rx xâm lấn hoặc phân tán toàn bộ bầu vú. Ở phương pháp này bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú, việc làm này có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh. Phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân sẽ phải trả qua một cuộc phẫu thuật kéo dài, thời gian hồi phục lâu đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sau phẫu thuật hơn. Ở bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú vẫn có thể làm tạo hình và tái tạo lại tuyến vú bị cắt bỏ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án điều trị
Dù hiệu quả điều trị của hai phương pháp là tương đương nhưng trong một số trường hợp bác sĩ sẽ cần cân nhắc để lựa chọn ra phương án phẫu thuật phù hợp nhất. Một số yếu tố khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật là:
Tiền sử bệnh cũng như kết quả thăm khám: Việc làm này sẽ đánh giá được tổng quát tình trạng của bệnh nhân. Tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ xác định được kích thước, tình trạng di căn và xâm lấn của khối u để từ đó đưa ra lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc bảo tồn tuyến vú.
Nhu cầu và nguyện vọng của bệnh nhân: Bệnh nhân cần đưa ra các nguyện vọng của bản thân. Bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc giữa nguyện vọng của người bệnh và hiệu quả đem lại của hai phương pháp để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng. Khi cân nhắc bác sĩ cần tiến hành đánh giá những khía cạnh như: thời gian sống của bệnh nhân hậu phẫu thuật, di chứng tại chỗ tâm lý, thời gian điều trị.
Điều trị ung thư vú là sự phối hợp điển hình giữa nhiều phương pháp điều trị tại chỗ (phẫu thuật, xạ trị) và toàn thân (hóa trị, nội tiết, miễn dịch). Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi, bên cạnh điều trị triệt căn bệnh ung thư thì việc tạo hình vú sau mổ đóng vai trò quan trọng nhằm tăng tính thẩm mỹ, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo
1.Patient-derived Xenograft (PDX) Models In Basic and Translational Breast Cancer Research, nguồn NCBI, truy cập ngày 18/4/2023.
2.Breast cancer early detection: a phased approach to implementation, nguồn NCBI, truy cập ngày 18/4/2023.