Những biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín

Những biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín

Tác giả: Christine Hamori, Paul Banwell, Red Alinsod

nhathuocngocanh.com – Bài viết Những biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín được trích từ chương 9 sách Phẫu thuật Thẩm mỹ vùng kín : Chỉ định, Kỹ thuật thực hiện và Áp dụng lâm sàng.

Những điểm chính

  • Biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín khá thấp, chỉ từ 2-4%.
  • Giảm môi bé là một phẫu thuật an toàn và hiệu quả. Các biến chứng thường xảy ra ở những người hút thuốc hoặc có BMI cao. Tách mép vết mổ là biến chứng phổ biến nhất của cả 2 kỹ thuật cắt thẳng và wedge.
  • Các khối máu tụ lớn hiếm khi gặp nhưng đều cần dẫn lưu để điều trị triệt để. Các khối máu tụ nhỏ hơn sẽ tự hết sau một thời gian nhưng thường gây bầm tím và đau.
  • Có thể xuất hiện nhiều biến chứng khác nhau như sẹo phì đại, thủng, “coin slot”, webbing, và mismatch sắc tố sau phẫu thuật bằng kỹ thuật wedge.
  • Các biến chứng của kỹ thuật trim bao gồm đường bờ viền không mềm mại, cắt cụt, và biến dạng hình dương vật.
  • Ghép mỡ và làm đầy có thể giúp phục hồi thể tích vùng gò mu và môi lớn nhưng có thể cần tới nhiều lần điều trị. Hoại tử mỡ thường hiếm khi xảy ra, tuy nhiên vẫn cần lưu ý tới chúng.
  • Biến chứng giảm môi lớn bao gồm sẹo sau mổ và cắt bỏ quá nhiều tổ chức. Do đó, việc cắt bỏ đủ lượng mô cần thiết, cùng với các đường khâu không chịu lực là chìa khóa để hạn chế những biến chứng kể trên.
Hình. 10-1 TK nông và sâu ở đáy chậu nữ.
Hình. 10-1 TK nông và sâu ở đáy chậu nữ.

Nhìn chung, các biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ âm hộ là thấp, từ 2% đến 4%. Các cấu trúc thần kinh khá sâu và được bảo tồn tốt (Hình. 10-1). Các biến chứng có đôi chút khác biệt tùy thuộc vào các quy trình. Bởi vì phẫu thuật tạo hình môi âm hộ là thủ thuật thẩm mỹ phổ biến nhất dành cho phụ nữ, thông tin về tỷ lệ biến chứng chủ yếu liên quan đến thủ thuật giảm môi. Trong một đánh giá về 407 giảm thiểu môi âm hộ, Alter đã báo cáo tỷ lệ phải mổ lại do tất cả các nguyên nhân là 2,9%.

Biến chứng phẫu thuật giảm môi bé

Biến chứng kỹ thuật wedge

Giảm môi bé là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả để giảm kích thước và độ lồi của môi bé. Tuy nhiên, các biến chứng có thể xảy ra và bác sĩ phẫu thuật phải thành thạo trong việc xử lý chúng. Các biến chứng của kỹ thuật wedge đòi hỏi phải phẫu thuật lại xảy ra trong 4% các trường hợp. Các biến chứng này bao gồm tụ máu, tách mép vết mổ, thủng, mismatch sắc tố và sẹo phì đại (Hình 10-2 đến 10-6). Những bệnh nhân có chỉ số BMI cao hoặc có tiền sử hút thuốc thì vết mổ sẽ lâu lành hơn. Kỹ thuật cắt thẳng (theo chiều dọc) có thể là lựa chọn tốt hơn ở những bệnh nhân này. Các biến chứng sau mổ do kỹ thuật cắt theo chiều dọc nói chung ít hơn.

Hình. 10-2 Bệnh nhân nữ 33 tuổi tiền sử hút thuốc với hình ảnh 8 tuần sau phãu thuật kiểu wedge. Bệnh nhân xuất hiện biến chứng webbing bên phải (tách một phần vết mổ).
Hình. 10-2 Bệnh nhân nữ 33 tuổi tiền sử hút thuốc với hình ảnh 8 tuần sau phãu thuật kiểu wedge. Bệnh nhân xuất hiện biến chứng webbing bên phải (tách một phần vết mổ).
Hình. 10-3 Bệnh nhân nữ 22 tuổi tiền sử hút thuốc, hình ảnh sau thực hiện kỹ thuật wedge 4 tháng, để lại 1 khối bất thường, kích thước tương đối lớn ở phía bên phải.
Hình. 10-3 Bệnh nhân nữ 22 tuổi tiền sử hút thuốc, hình ảnh sau thực hiện kỹ thuật wedge 4 tháng, để lại 1 khối bất thường, kích thước tương đối lớn ở phía bên phải.
Hình. 10-4 Nữ 18 tuổi tiền sử hút thuốc, sau thực hiện giảm môi kiểu wedge 8 tuần, xuất hiện biến chứng thủng.
Hình. 10-4 Nữ 18 tuổi tiền sử hút thuốc, sau thực hiện giảm môi kiểu wedge 8 tuần, xuất hiện biến chứng thủng.
Hình. 10-5 Bệnh nhân nữ 42 tuổi, với hình ảnh sau phẫu thuật giảm môi bằng kỹ thuật wedge, cho thấy sẹo phì đại và còn tồn tại tình trạng tăng sắc tố ở nửa dưới.
Hình. 10-5 Bệnh nhân nữ 42 tuổi, với hình ảnh sau phẫu thuật giảm môi bằng kỹ thuật wedge, cho thấy sẹo phì đại và còn tồn tại tình trạng tăng sắc tố ở nửa dưới.
Hình. 10-6 Bệnh nhân 25 tuổi tiền sử hút thuốc, với hình ảnh 4 tháng sau thực hiện kỹ thuật wedge kết hợp giảm môi lớn đồng thời, xuất hiện mismatch sắc tố, sẹo phì đại, tách bờ tự do môi âm hộ và hẹp lỗ âm đạo.
Hình. 10-6 Bệnh nhân 25 tuổi tiền sử hút thuốc, với hình ảnh 4 tháng sau thực hiện kỹ thuật wedge kết hợp giảm môi lớn đồng thời, xuất hiện mismatch sắc tố, sẹo phì đại, tách bờ tự do môi âm hộ và hẹp lỗ âm đạo.
Hình. 10-7 Ngày đầu tiên sau phẫu thuật của 2 bệnh nhân. A, Bầm tìm nhẹ. B, Bầm tím mức độ vừa.
Hình. 10-7 Ngày đầu tiên sau phẫu thuật của 2 bệnh nhân. A, Bầm tìm nhẹ. B, Bầm tím mức độ vừa.

Khối máu tụ và bầm tím

Vết bầm sau phẫu thuật thường gặp trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật tạo hình môi. Những người dễ bị bầm tím có thể dùng Arnica montana trong khoảng thời gian làm thủ thuật để giúp nhanh hồi phục. Khối máu tụ khá hiếm gặp sau phẫu thuật tầng sinh môn (Hình. 10-7). Các khối máu tụ nhỏ thường có biểu hiện đau, sưng cục bộ và căng tức. Bệnh nhân thường sợ hãi và lo lắng không biết có cần can thiệp phẫu thuật hay không. Sử dụng camera trên điện thoại di động, bệnh nhân có thể chụp nhanh khu vực đó và gửi cho bác sĩ phẫu thuật, và họ sẽ được hướng dẫn các bước xử lý tiếp theo. Các khối máu tụ nhỏ thường tự hấp thụ, nhưng đôi khi dịch tiết (sẫm màu) có thể chảy ra từ vết mổ vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau đó. Bệnh nhân nên được thông báo về khả năng này nếu xuất hiện khối máu tụ sau phẫu thuật. Các khối máu tụ nếu có ở môi bé thì thường chỉ có ở 1 bên, có thể gây lo ngại cho bệnh nhân về tình trạng mất đối xứng. BS nên trấn an bệnh nhân để giảm bớt nỗi lo về di chứng dị tật sau này. Chườm đá, băng ép và quan sát kỹ để theo dõi diễn biến tổn thương là những phương pháp điều trị cơ bản.

Các khối máu tụ lớn thường hình thành trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật (Hình. 10-8). Theo kinh nghiệm của tôi, máu tụ do phẫu thuật xảy ra thường xuyên hơn sau các thủ thuật giảm môi lớn. Cân đáy chậu và khoang ảo của âm hộ cho phép tích tụ một lượng lớn máu trước khi xuất hiện tình trạng chèn ép (Hình 10-9). Những trường hợp này cần được điều trị kịp thời với gây mê toàn thân. Sau khi đã cầm máu và loại bỏ phần máu đông ra ngoài, nên đặt ống dẫn lưu để ngăn ngừa tái hình thành khối máu tụ.

Hình. 10-8 A, BN nữ 24 tuổi này xuất hiện khối máu tụ lớn sau 8 giờ phẫu thuật giảm môi lớn. B, Hai tuần sau khi dẫn lưu khối máu tụ lớn.
Hình. 10-8 A, BN nữ 24 tuổi này xuất hiện khối máu tụ lớn sau 8 giờ phẫu thuật giảm môi lớn. B, Hai tuần sau khi dẫn lưu khối máu tụ lớn.
Hình. 10-8 Cơ đáy chậu và các khoang ảo
Hình. 10-8 Cơ đáy chậu và các khoang ảo

Tách mép môi âm hộ

Biến chứng thường gặp nhất đối với kỹ thuật wedge là tách mép môi hoặc bục chỉ vết mổ. Những biến chứng này thường gặp nhất ở những bệnh nhân hút thuốc và béo phì. Tư vấn cẩn thận trước phẫu thuật về tình trạng hút thuốc (ngừng hút thuốc hoàn toàn 8 tuần trước khi phẫu thuật) và quản lý cân nặng nên là một phần của việc quản lý trước phẫu thuật của bệnh nhân phẫu thuật tạo hình môi.

Tách mép hoặc bục chỉ thường xảy ra ở mép xa nhất của đường khâu (bờ tự do) (xem Hình. 10-3). Các mép niêm mạc có xu hướng lộn vào trong, do đó cần khâu đóng phần dưới niêm mạc tốt để mép niêm mạc có thể liền tốt. Chỉ khâu 4-0 Monocryl mối rời, khâu vùi khâu trong lớp niêm mạc sẽ giúp hạn chế biến chứng tách mép hoặc bục chỉ. Đường khâu phải chịu lực là 1 căn nguyên khác dẫn tới tách mép; do đó việc cắt bỏ vừa đủ tổ chức là điều tối quan trọng. Trong khi khâu đóng mặt trước và mặt sau, đều phải cảm nhận lực đóng vết mổ, tốt nhất là đường khâu không chịu lực. Một đường khâu đệm dọc 5-0 Monocryl chạy dọc theo bờ tự do sẽ hạn chế tình trạng tách mép hoặc bục chỉ.

Đối với những bệnh nhân có vấn đề về lành vết mổ, chẳng hạn như bệnh nhân hút thuốc và bệnh nhân béo phì, nên thực hiện kỹ thuật trim thay vì wedge. Cắt kiểu trim không ‘đi sâu’ vào môi bé như kiểu wedge. Do đó, nếu các vấn đề về chữa lành vết thương phát triển, thì việc xử lý cũng dễ dàng hơn, sẹo để lại cũng nhỏ hơn. Tách mép sau kỹ thuật wedge thường được điều trị bằng cách cắt bỏ phần bờ tự do (cắt bớt các đoạn nhô ra để phù hợp với đường cơ sở của phân đoạn bị tách mép).

Sẹo lớn/phì đại

Các vết sẹo trong tạo hình môi kiểu wedge thường lành tốt. Tuy nhiên, nếu vết mổ căng quá mức, sẹo có thể phì đại hoặc dày lên (Hình. 10-10). Việc cắt bỏ sẹo là không khả thi, vì điều này vô tình làm đường khâu sau chịu lực nhiều hơn. Sẹo dày, rất hiếm khi xảy ra ở môi âm hộ, có thể được điều trị bằng cách tiêm steroid liều thấp.

Hình. 10-10 Bệnh nhân 24 tuổi sau 8 tuần phẫu thuật giảm môi lớn xuất hiện sẹo phì đại.
Hình. 10-10 Bệnh nhân 24 tuổi sau 8 tuần phẫu thuật giảm môi lớn xuất hiện sẹo phì đại.

Thủng

Vị trí lỗ thủng thường nằm ở đầu gần, dọc theo đường khâu đóng khi thực hiện kỹ thuật wedge. Biến chứng này có thể xảy ra khi phần tổ chức dưới niêm mạc được loại bỏ bởi kỹ thuật wedge cắt toàn bộ (Hình. 10-11). Tuy nhiên tình trạng thủng cũng xảy ra trong trường hợp chỉ khử biểu mô. Các nguyên nhân khác gây thủng bao gồm các vết khâu quá chặt trong quá trình đóng vết thương dẫn tới làm tắc mạch. Các mối chỉ phải được thắt tương đối lỏng, chỉ đủ để hai mép áp sát vào nhau, tránh đường khâu chịu áp lực. Để ngăn ngừa các biến chứng, nên loại bỏ phần tổ chức dưới niêm tối thiểu và căn chỉnh sao cho mép da sát nhau. Ngoại lệ duy nhất là trường hợp môi âm hộ rất dày, nên cần giảm lượng lớn tổ chức (bao gồm cả lớp dưới niêm mạc thừa) để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt (Hình 10-12 và 10-13).

Hình. 10-11 Bệnh nhân 30 tuổi xuất hiện biến chứng thủng sau 8 tuần phẫu thuật giảm môi.
Hình. 10-11 Bệnh nhân 30 tuổi xuất hiện biến chứng thủng sau 8 tuần phẫu thuật giảm môi.
Hình. 10-12 Bệnh nhân 49 tuổi có phần niêm mạc bờ tự do dày và thừa tổ chức dưới da nhiều.
Hình. 10-12 Bệnh nhân 49 tuổi có phần niêm mạc bờ tự do dày và thừa tổ chức dưới da nhiều.

Các lỗ thủng nhỏ, còn đủ tổ chức có thể khâu đóng lại ngay. Các lỗ thủng lớn hơn có thể điều trị bằng cách áp dụng kỹ thuật trim để cắt bỏ phần niêm mạc chứa lỗ thủng (Hình. 10-14). Phần viền được chỉnh sửa lại này có thể làm giảm đáng kể sự nhô ra của môi bé nhưng có thể không áp dụng được trong trường hợp lỗ thủng quá lớn hoặc quá xa bờ tự do. Nếu đường mổ bị tách hoàn toàn, có thể cần các vạt tại chỗ từ phần môi âm hộ còn lại hoặc chuyển vạt từ mũ âm vật.

Hình.  10-13  Bệnh nhân 22 tuổi có phần tổ chức dưới niêm mạc dày, không đối xứng và kết nối với nhau ở mép môi sau.
Hình. 10-13 Bệnh nhân 22 tuổi có phần tổ chức dưới niêm mạc dày, không đối xứng và kết nối với nhau ở mép môi sau.
Hình.  10-14 A, Bệnh nhân 29 tuổi được phẫu thuật giảm môi bằng kỹ thuật wedge, sau phẫu thuật gặp phải biến chứng thủng, đã được cắt bỏ phần tổ chức chứa lỗ thủng, B, Hình ảnh sau 8 tuần phẫu thuật.
Hình. 10-14 A, Bệnh nhân 29 tuổi được phẫu thuật giảm môi bằng kỹ thuật wedge, sau phẫu thuật gặp phải biến chứng thủng, đã được cắt bỏ phần tổ chức chứa lỗ thủng, B, Hình ảnh sau 8 tuần phẫu thuật.
Hình. 10-15 Bệnh nhân nữ 30 tuổi với hình ảnh coin slot sau khi được phẫu thuật tạo hình môi kiểu wedge, mũ âm vật bị kéo về phía sau.
Hình. 10-15 Bệnh nhân nữ 30 tuổi với hình ảnh coin slot sau khi được phẫu thuật tạo hình môi kiểu wedge, mũ âm vật bị kéo về phía sau.

Coin Slot (Khe đồng tiền)

Việc cắt bỏ quá mức niêm mạc môi bé có thể dẫn tới âm hộ bị ‘hẹp’ lại rất nhiều, tạo ra hình ảnh khe đồng tiền (coin slot) (Hình. 10-15). Hình ảnh này phổ biến ở các bang ven biển như California và Florida. Phụ nữ trong ngành công nghiệp giải trí dành cho người lớn thường yêu thích “ Barbie look” (xem CHƯƠNG 5). Những người khác cho rằng coin slot là 1 vẻ ngoài không tự nhiên. Tuy nhiên, việc cắt bỏ phần môi bé quá nhiều có thể dẫn tới việc kéo nắp âm vật về phía sau, che phủ quy đầu âm vật. Điều này có thể làm giảm độ nhạy cảm của âm vật. Có thể điều trị bằng cách cắt dọc mặt lưng mũ âm vật 1 hình chữ V ngược, do đó rút ngắn chiều dài và khôi phục độ phủ âm vật thích hợp.

Webbing

Webbing phía sau có thể là kết quả của kỹ thuật wedge ở những bệnh nhân có môi bé hợp nhất ở mép môi sau (xem Hình 10-13). Bệnh nhân có thể cảm thấy cọ xát và khó chịu khi giao hợp do phần lỗ âm đạo phía sau bị hẹp (Hình. 10-16). Điều trị bằng cách rạch giải phóng mép môi sau. Lưu ý biến thể giải phẫu này trước khi phẫu thuật và thực hiện thủ thuật rạch ngay tại thời điểm thực hiện xong đường khâu wedge. Bệnh nhân cần được tư vấn trước phẫu thuật về vị trí của sẹo có thể có sau phẫu thuật. Vị trí này liền vết mổ lâu hơn và thường gây khó chịu nhiều hơn so với đường rạch môi bé trong kỹ thuật wedge.

Hình. 10-16 Web hình thành sau khi khâu nối trong kỹ thuật wedge. Những bệnh nhân có phần môi bé hội tụ lại mép môi sau dễ bị đau khi giao hợp do phần lỗ âm đạo bị hẹp lại. Để ngăn chặn tình trạng này, thực hiện 1 đường rạch dọc sau khi khâu nối, để hình thành hai môi bé riêng biệt, không hội tụ với nhau ở phía sau.
Hình. 10-16 Web hình thành sau khi khâu nối trong kỹ thuật wedge. Những bệnh nhân có phần môi bé hội tụ lại mép môi sau dễ bị đau khi giao hợp do phần lỗ âm đạo bị hẹp lại. Để ngăn chặn tình trạng này, thực hiện 1 đường rạch dọc sau khi khâu nối, để hình thành hai môi bé riêng biệt, không hội tụ với nhau ở phía sau.

Mismatch sắc tố

Có sự khác biệt lớn về sắc tố ở vùng đáy chậu. Tuy nhiên, môi bé thường là vùng có sắc tố đậm nhất, đặc biệt là ở phần bờ tự do. Đường cắt trong kỹ thuật wedge (thân trên và thân dưới) phải tính toán sao cho khi nối lại thì hai bên có sắc tố tương tự nhau. Mismatch sắc tố có thể dẫn tới hiện tượng thay đổi sắc tố đột ngột hoặc hình thành dải sắc tố (Hình. 10-17). Nếu tình trạng bất thường sắc tố làm bệnh nhân không hài lòng, tốt nhất nên thực hiện kỹ thuật trim thay vì wedge. Sự kết hợp giữa kỹ thuật trim và wedge nên được áp dụng khéo léo để hạn chế tối đa biến chứng mismatch. Nói chung, phần lớn mismatch có thể tự hết, nhưng có thể phải mất từ 6 đến 12 tháng.

Hình. 10-17 Bệnh nhân 23 tuổi, với hình ảnh chụp 2 tuần sau phẫu thuật wedge, với 1 sọc sắc tố chạy dọ theo đường khâu.
Hình. 10-17 Bệnh nhân 23 tuổi, với hình ảnh chụp 2 tuần sau phẫu thuật wedge, với 1 sọc sắc tố chạy dọ theo đường khâu.

Có thể nói, mismatch sắc tố hoặc dải sắc tố thường khó điều trị. Tẩy trắng bằng hydroquinone hiếm khi đạt được hiệu quả lâu dài. Có thể cần phải cắt bỏ thêm phần rìa môi bé và vùng không phù hợp sắc tố.

Biến chứng kỹ thuật trim

Cắt cụt

Các thủ thuật loại bỏ phần bờ tự do (trim) về mặt kỹ thuật dễ thực hiện hơn nhưng có thể xảy ra tương đối nhiều biến chứng. Vấn đề phổ biến nhất là tình trạng cắt bỏ quá mức tổ chức. Cắt quá mức có thể dẫn đến cắt cụt hoàn toàn môi bé. Cụ thể, một phần ba trên cùng của môi bé rút lại nhiều hơn rất nhiều so với hai phần ba phía dưới, do đó, lúc đánh dấu nên cân đối lượng cắt ở từng khu vực để phần còn lại không bị cụt. Bác sĩ phẫu thuật cần tránh dùng clamp để kẹp lên vùng môi âm hộ trước khi cắt vì việc này có thể làm sai lệch tính toán của họ (clamp đã che mất 1 phần tổ chức), đặc biệt trong trường hợp không đánh dấu. Niêm mạc màu hồng, ẩm ướt phía bên trong môi bé thường ngắn hơn phần mô tăng sắc tố và sừng hóa, bắt đầu từ phía ngoài đi vào phía trong. Khi thực hiện kỹ thuật trim, việc cắt bỏ 1 phần bờ tự do có thể làm lộ phần niêm mạc phía trong này, dẫn tới khô âm đạo và khó chịu khi giao hợp.

Biến dạng hình dương vật

Bệnh nhân có mũ âm vật lớn trải qua các thủ thuật cắt mép có thể dẫn tới mũ ‘nhô’ ra quá nhiều sau phẫu thuật (Hình. 10-18). Bệnh nhân có thể nói rằng họ nhìn thấy “dương vật” ở khu vực này khi họ nhìn vào gương, vì kỹ thuật trim không làm giảm độ nhô của mũ âm vật mà thậm chí còn làm chúng nhô ra nhiều hơn, một cách tương đối. Do đó tình trạng này nên được giải quyết ngay sau khi kết thúc các bước của kỹ thuật trim.

Hình.  10-18 Bệnh nhân 41 tuổi xuất hiện biến dạng hình dương vật  sau  10  tháng  phẫu  thuật bằng kỹ thuật trim.
Hình. 10-18 Bệnh nhân 41 tuổi xuất hiện biến dạng hình dương vật sau 10 tháng phẫu thuật bằng kỹ thuật trim.

Phần tiếp giáp của mũ âm vật và hãm âm vật là một khu vực giải phẫu phức tạp về mặt thẩm mỹ, và cần phải chú ý nhiều đến việc can thiệp vào phần chuyển tiếp này. Điều trị dự phòng bằng cách cố định mũ âm vật và môi bé ngay trong quá trình thực hiện kỹ thuật trim.

‘Chỉnh sửa’ mũ âm vật là kết quả của kỹ thuật trim mở rộng, bao gồm việc giảm mũ âm vật và di chuyển phần mũ ra sau để về đúng vị trí giải phẫu. Có thể kết hợp chỉnh mũ âm vật trong kỹ thuật wedge nếu môi bé ‘dư thừa’ 1 lượng vừa đủ lớn, là đủ hoặc bằng cách ‘chuyển’ phần tiếp nối của mũ âm vật và môi bé lùi về phía sau.

Biến chứng ghép mỡ và thủ thuật làm đầy

Ghép mỡ dưới gò mu và môi âm hộ có thể giúp tái tạo vùng này, mang lại vẻ ngoài trẻ trung hơn. Cũng như các vùng khác của cơ thể, sự tích hợp và ‘tuổi thọ’ của chất béo có thể khác nhau. Bs nên giải thích kỹ với bệnh nhân rằng có thể cần tới 1 đợt ghép mỡ thứ hai sau khoảng 6 đến 8 tháng. Hoại tử mỡ dẫn đến u và nang ít gặp nếu sử dụng đúng kỹ thuật (đó là Kỹ thuật Coleman, dùng các canuyn nhỏ và tiêm chậm). Trong trường hợp hoại tử và viêm nhiễm tổ chức mỡ dai dẳng, có thể phải chỉ định phẫu thuật cắt bỏ mô ghép.

Chất làm đầy axit hyaluronic và chất làm đầy chứa canxi có hiệu quả trong việc ‘làm phồng’ môi âm hộ. Các phương pháp điều trị này có thể tốn kém vì cần nhiều ‘nguyên liệu’ (ba đến tám ống tiêm). Các biến chứng bao gồm bầm tím và đau khi tiêm. Tình trạng không cân xứng sau khi tái hấp phụ chất làm đầy có thể là một vấn đề và cần phải tiêm thêm để điều chỉnh. Chất làm đầy axit hyaluronic có lợi, vì chúng có thể được giáng hóa bởi hyaluronidase nếu quá nhiều HA được tiêm vào trong cơ thể. Không có trường hợp thuyên tắc chất làm đầy nào được báo cáo, nhưng các mạch lớn dưới da sâu đến lớp hạ bì có thể gặp rủi ro.

Biến chứng phẫu thuật giảm môi lớn

Hình thành sẹo

Sẹo lồi/phì đại sau phẫu thuật, có thể nhìn thấy bằng mắt thường dường như là vấn đề phổ biến nhất với giảm môi lớn (Hình. 10-19). Vị trí sẹo rất quan trọng để có được kết quả thẩm mỹ đẹp. Phần da mang lông bắt đầu ngay ở phía ngoài rãnh gian môi.

Hình. 10-19 A Hình ảnh trước phẫu thuật giảm môi lớn. B, Sau phẫu thuật xuất hiện sẹo.
Hình. 10-19 A Hình ảnh trước phẫu thuật giảm môi lớn. B, Sau phẫu thuật xuất hiện sẹo.
Hình. 10-20 Trường hợp phẫu thuật môi lớn thành công. A, Trước phẫu thuật tạo hình môi. B, Ngay sau phẫu thuật. C, Kết quả cuối cùng.
Hình. 10-20 Trường hợp phẫu thuật môi lớn thành công. A, Trước phẫu thuật tạo hình môi. B, Ngay sau phẫu thuật. C, Kết quả cuối cùng.

Đường rạch phía trong chỉ nên được đặt ở bên trong một chút so với đường mang tóc. Cắt bỏ cẩn thận và đảo ngược hoặc cuộn nhẹ mép vạt trong bằng chỉ khâu da giúp che giấu vết sẹo vào phía trong môi lớn (Hình. 10-20).

Cắt quá nhiều tổ chức

Việc cắt bỏ quá nhiều tổ chức dẫn đến tình trạng ‘lộ’ các cơ quan phía bên trong và hiện tượng khô âm đạo (Hình. 10-21).

Hình. 10-21 Cắt quá mức môi lớn. A, Trước và B, sau khi cắt
Hình. 10-21 Cắt quá mức môi lớn. A, Trước và B, sau khi cắt
Hình. 10-22 Đường rạch kiểu váy Hawaii
Hình. 10-22 Đường rạch kiểu váy Hawaii

Có thể ngăn ngừa việc cắt bỏ quá mức bằng cách đánh dấu đường gian môi lệch vào trong 1 chút, sau đó rạch ở phía ngoài để tạo vạt. Khi đã cắt bỏ phần bên đường rạch đầy đủ, việc cắt đoạn da được thực hiện bằng cách chia đôi vạt da ở ngay ngoài vị trí đường rạch mặt trong. Các đoạn vạt hình tam giác phía trước và phía sau được cắt bỏ (cắt bỏ váy Hawaii), và đường rạch rãnh gian môi được đóng lại (Hình. 10-22).

Hình. 10-23 A và B, Bệnh nhân 42 tuổi, với hình ảnh trước khi ghép mỡ vào vùng gò mu và môi lớn. Bệnh nhân được tiêm 18 cc vào vùng gò mu và 12 cc được tiêm vào mỗi bên môi lớn. C và D, Hình ảnh sau phẫu thuật 4 tháng.
Hình. 10-23 A và B, Bệnh nhân 42 tuổi, với hình ảnh trước khi ghép mỡ vào vùng gò mu và môi lớn. Bệnh nhân được tiêm 18 cc vào vùng gò mu và 12 cc được tiêm vào mỗi bên môi lớn. C và D, Hình ảnh sau phẫu thuật 4 tháng.

Một môi lớn trẻ trung là môi có sự đầy đặn và tròn trịa (Hình. 10-23), không phẳng hoặc lồi lõm. Vì vậy, nên cố gắng cắt bỏ vừa đủ tổ chức.

Thủ thuật bổ sung

Những bệnh nhân đã được phẫu thuật môi có thể bị biến dạng sau phẫu thuật do sẹo. Đánh giá cẩn thận toàn bộ âm hộ là điều cần thiết trước khi tiến hành can thiệp phẫu thuật. Phần tổ chức môi âm hộ còn lại rất quan trọng và thường cần phải sửa đổi để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Ví dụ, trong trường hợp tách mép vết mổ sau kỹ thuật wedge, nên kết hợp giữa cắt bỏ sẹo và trim các đoạn còn lại của môi âm hộ để phục hồi thẩm mỹ môi.

Sẹo phì đại nói chung hiếm gặp trong phẫu thuật thẩm mỹ âm hộ. Các vết sẹo ở môi lớn có thể trở nên rộng hơn, đặc biệt nếu quá trình đóng vết mổ, đường mổ này phải chịu lực. Có thể dùng triamcinolone liều thấp để làm phẳng những vết sẹo này. Các lựa chọn khác để điều trị sẹo có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sẹo phì đại là xăm để ngụy trang khu vực hoặc tái tạo bề mặt từng phần để phục hồi sắc tố. Một lựa chọn khác là phẫu thuật cắt bỏ các vết sẹo và thực hiện đóng theo lớp để giảm thiểu sức căng cho đường khâu.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here