Nhathuocngocanh.com – Viên nhai là gì? Viên nhai có thành phần là gì, ưu nhược điểm ra sao? Mời độc giả cùng tìm hiểu với nhà thuốc Ngọc Anh qua bài viết sau đây nhé!
Viên nhai là gì?
Viên nhai là dạng thuốc được bào chế dưới dạng viên nén đặc biệt. Đặc điểm của viên nhai đó là cần phải nghiền nhỏ bằng răng trước khi nuốt. Dạng thuốc này thích hợp đối với người khó nuốt, trẻ em, người già trên 60 tuổi hoặc trong trường hợp không có nước sẵn để uống như khi di chuyển trên đường.
Mục đích khi sử dụng viên nhai đó là giúp tăng khả năng hấp thu thuốc, giúp người dùng dễ nuốt hơn thông qua hoạt động nghiền nhỏ chế phẩm ((Dược sĩ Lưu Anh, Viên Nhai, đăng ngày 6 tháng 3 năm 2018, Cảnh Giác Dược, Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021)).
Viên nhai có những thành phần nào?
Thông thường, tất cả thuốc được bào chế dưới dạng viên nhai có các thành phần như sau:
- Dược chất.
- Có thể có thêm một số tá dược như chất độn, chất làm ngọt, sáp hay chất tạo hương vị,…
- Vì thuốc đã được nghiền nhỏ bởi răng nên tá dược rã có thể thêm vào hoặc không có. Tác dụng của tá dược rã trong thuốc đó là giúp cho thuốc được nghiền mịn hơn và nhanh hơn, từ đó làm tăng khả năng hấp thu thuốc.
- Tá dược dính: Có thể có tỉ lệ khác nhau tùy chế phẩm, thường từ 30% – 60% phụ thuộc vào từng cơ sở sử dụng.
- Một số yếu tố khác như tính chịu nén, độ ổn định, tính chất organic,…
Một số lưu ý nhỏ về tá dược màu, hương vị của viên nhai:
- Hương vị của viên nhai phải phù hợp với màu của viên thuốc. Ví dụ như: viên nhai có màu cam thì nên có hương vị cam.
- Hàm lượng chất tạo ngọt Saccharin phải trong giới hạn cho phép. Nếu sử dụng quá nhiều Saccharin sẽ gây ra vị đắng sau khi có vị ngọt.
Xem thêm: Viên nén là gì? Các phương pháp bào chế, Quy trình sản xuất chuẩn
Ưu điểm, nhược điểm của viên nhai
Ưu điểm
Thuốc dạng viên nhai có một số ưu điểm nổi trội như:
- Do nhai giúp làm tăng sự phân rã của thuốc nên sự nghiền nhỏ của răng giúp thuốc hấp thu tốt hơn.
- Giảm bớt cảm giác nặng nề khi uống thuốc do có hương vị dễ uống, đặc biệt ở đối tượng trẻ em.
- Sự thuận tiện: Người bệnh không cần phải sử dụng nước vẫn có thể hấp thu thuốc tốt.
- So với thuốc dạng tiêm, thuốc đặt thì viên nhai ít tác dụng không mong muốn hơn, an toàn hơn.
- Không yêu cầu cần có kỹ thuật chính xác, tỉ mỉ như dung dịch tiêm.
- Sản phẩm dưới dạng viên nhai có tính chuyên biệt và tiềm năng cao thông qua việc giới thiệu sản phẩm thuyết phục.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, viên nhai cũng có một số nhược điểm. Những nhược điểm thường thấy rõ nhất ở những viên nhai có hương vị không thích hợp hoặc là dùng quá liều cho phép.
- Viên nhai thường có chứa sorbitol, đây là chất gây táo bón và đầy hơi. Do đó, chống chỉ định cho những người có hệ tiêu hóa kém.
- Chất tạo hương vị cho viên nhai có thể gây ra những vết loét trên khoang miệng.
- Người bệnh có thể bị đau cơ mặt nếu nhai quá lâu.
- Bảo quản thuốc là viên nhai khá khó khăn bởi vì thuốc có tính hút ẩm. Cũng do tính chất này nên trong bào chế, dược sĩ cần hết sức lưu ý đến nhiệt độ, độ ẩm.
- Để đạt được độ an toàn và ổn định, thuốc phải được đóng gói đúng cách.
- Viên nhai có độ bền cơ học không cao nên rất dễ bị vỡ, sủi bọt.
Một số vấn đề về công thức bào chế viên nhai
Muốn sản xuất một thuốc nào đó dưới dạng viên nhai thì cần phải có một bộ hồ sơ đầy đủ thông tin về dược chất, tá dược. Sản phẩm đó phải đảm bảo chất lượng và độ ổn định, lựa chọn tá dược phù hợp như chất tạo ngọt, chất mang, hương vị,…
Các thông tin có trong một bộ hồ sơ về công thức bào chế viên nhai nên có:
Tính chất vật lý:
- Mùi vị.
- Màu sắc.
- Vị giác.
- Hình dạng: dạng tinh thể, dạng bột hay dạng dầu, vô định hình rắn,…
- Phép đa hình.
- Nhiệt độ nóng chảy.
- Độ ẩm.
- Hoạt động ổn định thuốc.
- Độ tan.
Tính chất hóa học:
- Cấu trúc hóa học.
- Liều dùng.
- Một số hợp chất không tương thích chính.
- Các phản ứng chủ yếu.
- Tá dược trong chế phẩm.
Một số lưu ý về viên nhai không phải ai cũng biết
Viên nhai là dạng bào chế dễ bị hỏng hoặc giảm tác dụng nếu như không được bảo quản đúng cách.
- Nên để thuốc trong lọ kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Bởi lẽ, những bao bì thiết kế để đựng thuốc thường có tính hút ẩm, giúp bảo quản thuốc tốt hơn.
- Khi tay ướt hoặc bẩn thì tránh động vào thuốc.
- Khi phải đi xa nên đóng gói thuốc đúng cách, tránh để thuốc bên ngoài bao bì hay để trong cốp xe.
- Để xa tầm tay trẻ em vì thuốc nhai thường có mùi và hương thơm sẽ khiến trẻ nhầm tưởng là kẹo.
- Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hay bị sủi bọt hoặc có những điểm bất thường về màu sắc.
- Khi thấy thuốc bình thường nhưng bao bì không còn nguyên vẹn, có thể là bị phồng lên hay xẹp đi cũng không sử dụng thuốc nữa.
Trên đây là chia sẻ của bài viết về Viên nhai. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có kiến thức sâu hơn về viên nhai cũng như cách bảo quản viên nhai!
Xem thêm một số thuốc viên nhai như: Thuốc YSPBiotase: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Phương thức bào chế 1 viên nhai có khó không ạ?