LỤC THẦN HOÀN – Bài thuốc cổ phương giúp tiêu sưng giải độc

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết LỤC THẦN HOÀN – Bài thuốc cổ phương giúp tiêu sưng giải độc.

Tham khảo sách Những bài thuốc Cổ phương đặc hiệu, Phần 3 – Nhà xuất bản Y học – Tải file PDF Tại đây.

Tác giả: TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng.

LAI LỊCH BÀI THUỐC

Bài thuốc của Lôi Thị (xem “Trung Quốc y học đại từ điển” của Tạ Quan).

THÀNH PHẦN CỦA BÀI THUỐC

Xạ hương

Ngưu hoàng

Băng phiến

Trân châu (chế với đậu phụ)

Thiềm tô (mủ cóc chế)

Minh hùng hoàng

1 đồng cân 5 phân

1 đồng cân 5 phân

1 đồng cân 5 phân

1 đồng cân 5 phân

1 đồng cân

1 đồng cân

6 vị thuốc nói trên có trọng lượng chung là 7 đồng cân 5 phân.

=> Đọc thêm: THANH NINH HOÀN – Trừ bỏ được chất uế trọc thấp nhiệt trong ngũ tạng.

CÁCH CHẾ

Dạng viên nước

Tán bột: Những vị thuốc nói trên trừ Thiềm tô ra, đem Minh hùng hoàng, Xạ hương, Ngưu hoàng, Băng phiến, lần lượt tán thành bột nhỏ, Trân châu tán thành bột cực mịn.

Trộn đu pha màu: Lấy 1 đồng cân bột Minh hùng hoàng, cho vào trong bát (cối) nghiền, rồi lần lượt cho 4 đồng cân bột Xạ hương, Ngưu hoàng, Băng phiến, dùng cách trộn màu tiếp tục tán nhỏ, trộn đều qua rây.

Làm viên: Trước hết giã nát Thiềm tô, lấy riêng 2 đồng cân rượu cho vào làm tan ra (ở Quảng Châu người ta dùng sữa bò) liệu cho thêm vừa phải nước lã đun sôi để nguội, phun rẩy vào thuốc bột nói trên làm thành viên cực nhỏ.

Bọc lót làm áo: Lấy 7 đồng cân 5 phân thuốc viên khô, lấy riêng 1 đồng cân 5 phân Bách thảo sương nghiền thành bột nhỏ để làm áo bọc lót bên ngoài thuốc viên.

Quy cách: Tròn bóng đều, ngoài mặt đen bóng, mỗi lạng thuốc chừng 10.000 viên (một vạn), mỗi lọ đựng 20 viên.

Đóng gói: Đóng vào lọ nhúng kín sáp, đóng vào hộp kín.

Bảo quản ct giữ: Để trong nhà nơi khô ráo râm mát.

CÔNG NĂNG

Tiêu sưng giải độc.

CHỦ TRỊ

Lạn hầu đơn sa1, Hầu phong nhũ nga2, cổ họng sưng đau, ung nhọt độc

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG

Mỗi lần uống 10 viên, trẻ nhỏ 1 tuổi uống 1 viên, từ 4 đến 8 tuổi uống từ 5 đến 6 viên, từ 9 đến 15 tuổi uống 8 viên. Mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lần ngậm cho tan ra hoặc uống với nước sôi để ấm, đắp bên ngoài, có thể lấy 10 viên dùng nước sôi hoặc một ít dấm thanh hoà tan như dạng hồ, mỗi ngày bôi đắp lần.

CẤM KỴ

Phụ nữ có thai cấm uống, kiêng thuốc lá, rượu và các thứ cay nóng. Mụn loét có mủ không được bôi đắp ở ngoài.

GHI CHÚ

[1] Lạn hầu đơn sa: Tên một loại bệnh. Còn gọi là Lạn hầu sa, hầu sa, dịch hầu sa, dịch sa. Bệnh này thường phát sinh vào 2 mùa Đông Xuân. Phần nhiều do tà độc của khí dịch lệ thời tà, từ miệng mũi đi vào phế vị, rồi lên gãy bệnh ở yết hầu. Triệu chứng cho thấy sưng đau rất đau, tiếp đó là hạch lở loét, ở trên mủ lớp màng giả dễ lau sạch, rất đau, uống nước khó nuốt vào, sót nóng, rét rất dữ, khắp người đau ê ẩm. toàn thân có những nốt nhỏ lờ mờ như hạt cát, vì chữ xa có nghĩa là cát, mọc đỏ vẩn lên thuộc phế, còn thành từng mảng nổi lên là đơn. Đơn có nghĩa là màu đỏ, hoặc ẩn ở dưới bì phu, phần nhiều ở tay chân, trên mình, sau lưng, thuộc tỳ, vì tỳ chủ về cơ nhục.

Nhũ nga: Tên một loại bệnh. Còn gọi là Nga tử, đơn song nhục nga. Chủ yếu là do phế vị uẩn tích nhiệt lại cảm nhiễm phong tà, phong nhiệt cùng giao tranh theo đường kinh đi lên họng gãy bệnh, phát sinh ở 2 bên hạnh họng, hoặc bên trái hoặc bên phải, hoặc cả 2 bên, sưng đỏ đau. Nếu chỉ có 1 bên gọi là Đơn nga, có cả 2 bên gọi là song nga. Bởi vì chỗ sưng đau ấy giống như bụng con ngài (nga là con ngài), cho nên mới gọi như vậy. Triệu chứng cho thấy một bên họng hay cả hai bên đều sưng đỏ đau giống như viêm a mi đan cấp tính. Xin tham khảo “Trung y đại từ điển” trang 1152 và 945 cho cả 1 và 2 trong phần ghi chú. ND.

=> Đọc thêm: LÔ HỘI HOÀN – Bài thuốc cổ truyền giúp tiêu cam sát trùng.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here