Bài viết KIM Y BẢO LONG HOÀN – Thanh nhiệt, giảm sốt cao, trấn kinh, hóa đàm.
Tham khảo sách Những bài thuốc Cổ phương đặc hiệu, Phần 3 – Nhà xuất bản Y học – Tải file PDF Tại đây.
Tác giả: TTND. BS Nguyễn Xuân Hướng.
LAI LỊCH BÀI THUỐC
Quyển 10 sách “Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương” nhà Tống.
THÀNH PHẦN CỦA BÀI THUỐC
Đởm nam tinh (chưng rượu) 4 lạng.
Thiên trúc hoàng 1 lạng.
Cam thảo 1 lạng.
Chu sa 5 đồng cân.
Hùng hoàng 5 đồng cân.
Xạ hương 1 đồng cân.
6 vị thuốc nói trên có trọng lượng chung là 7 lạng 1 đồng cân.
=> Đọc thêm: THANH KHÍ HÓA ĐÀM HOÀN – Thanh phế chữa ho, giáng nghịch khí, tiêu đờm.
CÁCH CHẾ
Dạng viên mật
Tán bột: Trước hết tán Chu sa thành bột cực mịn, Hùng hoàng, Xạ hương, lần lượt tán riêng thành bột mịn, qua rây. 3 vị còn lại trong đó có Đởm nam tinh cùng tán thành bột nhỏ, trộn đều, qua rây.
Trộn đều pha màu: Lấy 5 đồng cân bột Chu sa cho vào trong bát nghiền (tán) thuốc, rồi lần lượt cho 5 đồng cân bột Hùng hoàng, 1 đồng cân bột Xạ hương 6 lạng nhóm thuốc bột như Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng, Cam thảo, dùng cách pha màu tiếp tục tán với nhau, trộn đều, qua rây.
Làm viên: Lấy mật canh (cứ 1 lạng 6 đồng cân thuốc bột, dùng chừng 1 lạng 3 đồng cân mật canh) trộn đều với thuốc bột nói trên, thành nắm thuốc mềm dẻo, chia từng cục, vê thỏi, làm viên.
Bọc lót bên ngoài: Sau khi thuốc viên đã để nguội, lấy riêng Kim bạc cho vào thuốc lăn bọc lót làm áo bên ngoài.
Quy cách: Mỗi viên thuốc nặng 5 phân (trong đó có chừng 2 phân 8 ly thuốc bột).
Đóng gói: Cho vào quả sáp đóng kín, đựng vào hộp hoặc lọ đậy kín.
Bảo quản cất giữ: Để trong nhà nơi khô ráo râm mát.
CÔNG NĂNG
Thanh nhiệt, giảm sốt cao, trấn kinh, hoá đàm (dẹp yên kinh sài, tiêu đàm).
CHỦ TRỊ
Trẻ nhỏ nóng trong kinh phong (lên cơn sài), nhức đầu mình nóng, sốt cao, ho suyễn nhiều đờm, thở gấp, vật vã không ngủ được.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày uống 2 lần, uống với nước sôi để ấm. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi giảm bớt liều theo hướng dẫn của thầy thuốc.
GHI CHÚ
Sách “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” nguyên tên là bài Tiểu bảo long hoàn.
=> Tham khảo: HƯƠNG QUẤT ĐƠN (TIỂU NHI HƯƠNG QUẤT ĐƠN) – Điều lý tỳ, chỉ khát, kiện vị tiêu thực.