nhathuocngocanh.com – Tình trạng xuất hiện các dấu hiệu bất thường sinh lý ở nam và nữ đều là điều đáng lo ngại. Thông thường, ở nữ giới việc có khí hư, huyết trắng sẽ gây nên những bệnh lý phụ khoa. Để biết cách phòng tránh, chữa trị và phát hiện bệnh kịp thời khi xuất hiện huyết trắng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Huyết trắng là hiện tượng gì?
Thông thường, ở nữ giới gặp tình trạng tiết dịch nhầy từ âm đạo được gọi là huyết trắng. Chất dịch này có tác dụng duy trì độ ẩm, cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Đồng thời có khả năng ngăn ngừa, phòng chống một số loại bệnh lý đường sinh dục cho phụ nữ. Đối với cơ thể khỏe mạnh, huyết trắng sẽ ở dạng màu trắng trong suốt, không mùi, không kết dính, hơi lỏng, không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vùng âm đạo. Tuy nhiên trong thời gian trước và sau khi bị hành kinh lượng huyết trắng tiết ra có thể thay đổi ít hoặc nhiều hơn một chút.
Huyết trắng bất thường hay gọi là huyết trắng bệnh lý. Đây là trường hợp huyết trắng khi ra ngoài môi trường có mùi hôi nồng, khó chịu, màu trắng đục, kết dính dạng keo. Nếu gặp phải biểu hiện này, các chị em cần thăm khám sớm nhất để phát hiện những căn bệnh viêm nhiễm cổ tử cung và có phương pháp chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân xuất hiện huyết trắng
Huyết trắng bắt đầu tiết ra ở độ tuổi dậy thì khi buồng trứng đã phát triển hoàn toàn, lượng nội tiết tố estrogen và progesteron được sản sinh theo các chu kỳ. Do đó, huyết trắng ra nhiều hay ít phụ thuộc vào hàm lượng chất nội tiết tố được tiết ra.
Trong trường hợp huyết trắng ở trạng thái không bình thường là do những nguyên nhân như:
- Do vi khuẩn, tạp trùng gây nhiễm khuẩn vùng âm đạo. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ.
- Nhiễm trùng từ vi khuẩn nấm Candida albicans: Loại nấm này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể do vệ sinh đồ lót không sạch sẽ, nơi phơi ẩm ướt, người bệnh dùng nhiều kháng sinh trong thời gian dài, phụ nữ có thai hoặc người có biểu hiện suy giảm hệ miễn dịch.
- Do nhiễm trùng roi Trichomonas; nhiễm trùng qua đường tình dục do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae. Bệnh huyết trắng xuất hiện do những hành động thiếu hiểu biết sau quan hệ tình dục như tự ý thụt rửa sâu vào âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập vào từ môi trường bên ngoài.
- Một số bệnh lý về tử cung: Bệnh phụ khoa là nguyên nhân không thể nhắc đến khi xuất hiện huyết trắng bất thường như viêm nhiễm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến,…
- Ngoài ra, những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính chất và màu sắc của huyết trắng. Đặc biệt, do thói quen mặc quần con kém chất lượng, quần áo chật, ôm sát vào cơ thể, không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không thay băng vệ sinh sau 4 tiếng,…khiến cơ thể bị đổ mồ hôi, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Vài thói quen xấu như thức khuya tới sáng, công việc căng thẳng dẫn đến stress, tâm lý không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện huyết trắng.
Biểu hiện của bệnh huyết trắng
Bệnh huyết trắng có biểu hiện rõ rệt nếu người bệnh mắc phải những bệnh lý liên quan đến phụ khoa, cụ thể như sau:
- Đối với nhiễm khuẩn do nấm Candida: Huyết trắng có mùi hôi nhẹ, màu trắng ngà, cấu trúc đặc, mềm hay lợn cợn từng đám nhỏ. Đặc biệt là biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu thường xuyên vùng âm đạo.
- Đối với nhiễm khuẩn do trùng roi Trichomonas: Huyết trắng ở dạng lỏng, màu sắc trắng hoặc hơi ngả sang màu vàng, mùi hôi khó chịu, đôi khi có bọt khí dính lại trên quần con.
- Xuất hiện huyết trắng do tạp khuẩn: Lượng huyết trắng có nhiều hơn mỗi ngày, màu xám nhạt, mùi hôi nồng. Điều này dễ nhận biết nếu mặc quần con sáng màu.
- Bệnh viêm nhiễm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, u xơ cổ tử cung giai đoạn đầu: Huyết trắng ra có mùi hôi tanh, màu vàng đậm dần hoặc màu trắng đục, đi kèm với triệu chứng rát khi đi tiểu, ngứa ngáy khi mặc quần áo.
- Bệnh viêm âm đạo: Huyết trắng mùi hôi nặng, màu nâu nhạt và hơi có vẩn, xuất hiện ở đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt.
- Đối với một số trường hợp cần thận trọng khi thấy triệu chứng huyết trắng ra có lẫn dịch máu lỏng, mùi hôi mà không trong thời gian hành kinh. Điều này là biểu hiện cho các bệnh lý u xơ tử cung, ung thư tử cung, viêm nhiễm nặng vùng âm đạo,…đi kèm với cảm giác đau bụng bất thường trong thời gian ngắn.
- Bên cạnh đó, huyết trắng cũng có thể do các nguyên nhân khác như: Không vệ sinh vùng kín đúng cách, dùng băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san không sạch sẽ, mặc quần áo quá chật gây đổ mồ hôi nhiều,…
Phương pháp chữa trị bệnh huyết trắng hiệu quả
Để có thể loại bỏ các dấu hiệu bất thường của huyết trắng nên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp phù hợp với từng giai đoạn cũng như các triệu chứng biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh huyết trắng hiệu quả, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Chấm dứt tình trạng ra huyết trắng với muối hạt
Từ xa xưa, muối hạt hay muối tinh có rất nhiều công dụng trong ngành nông nghiệp. Không chỉ vậy, muối còn là một sự lựa chọn trong làm đẹp, sức khỏe nhờ tính kháng khuẩn, khử khuẩn tốt. Cách sử dụng muối tốt nhất thường được dùng để xông hơi giúp tiêu diệt vi khuẩn, tạp khuẩn, bụi bẩn và giảm bớt mùi cô bé gây khó chịu. Tuy nhiên hãy lựa chọn loại muối tinh sạch, đảm bảo chất lượng để không gây hại đến cơ thể.
Các bước thực hiện:
- Pha loãng muối và nước sạch ở tỷ lệ 1 muối, 10 nước. Có thể dùng nước ấm để muối nhanh được hòa tan.
- Đun hỗn hợp nước muối đến khi sôi lăn tăn rồi tắt bếp. Đợi nước nguội bớt từ 2 – 3 phút để hạn chế khả năng bị bỏng.
- Xông hơi nước muối từ 7 – 10 phút.
- Duy trì thực hiện mỗi tuần 2 lần để mang lại kết quả tốt nhất.
Phương pháp xông nước muối phù hợp với những người đang gặp triệu chứng huyết trắng có mùi hôi, lượng huyết trắng ra nhiều, cảm giác ngứa ngáy khi mặc quần áo bó sát.
Cách dùng lá trầu không đơn giản trị bệnh huyết trắng
Tinh dầu có trong lá trầu không với công dụng kháng khuẩn, loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn nấm, mồ hôi tiết nhiều mỗi ngày. Nhờ đó, vùng âm đạo được sạch sẽ, không có mùi hôi khó chịu. Đôi khi còn giúp vùng kín trở nên se khít, giảm thâm và hồng hào hơn.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu không (Lá bánh tẻ, không quá non hay quá già) từ 5 – 7 lá.
- Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn, màng nhện (nếu có) dưới vòi nước sạch và sau đó để khô tự nhiên.
- Đun nước sôi và cho lá trầu vào. Đun tiếp 5 phút nữa và cho thêm 1 thìa muối hạt vào rồi tắt bếp.
- Để nước nguội và xông từ 5 – 7 phút. Chú ý, không ngâm trong nước, tránh để vi khuẩn, tạp khuẩn bám lại vào vùng âm đạo.
- Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần để trị huyết trắng dứt điểm.
Dùng đậu bắp chữa trị bệnh huyết trắng
Đậu bắp được sử dụng khá phổ biến với tác dụng chữa trị những bệnh lý về vấn đề phụ khoa. Đậu bắp có chứa thành phần làm giảm mùi hôi khó chịu khi huyết trắng ra nhiều. Nguyên liệu này dễ dàng có sẵn tại các siêu thị, gian hàng hoa quả, vì thế có thể trị bệnh huyết trắng một cách đơn giản hơn khi chế biến cùng các món ăn.
Ngoài ra, chị em phụ nữ còn dùng đậu bắp theo cách sau:
- Chuẩn bị 70- 100 gram đậu bắp.
- Đem rửa sạch với nước và để ráo.
- Đun sôi nước sau đó bỏ đậu bắp vào. Đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
- Dùng nước đậu bắp uống hàng ngày, mỗi ngày 1 – 1,5 lít.
- Duy trì thực hiện 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
Uống gì để loại bỏ hiện tượng huyết trắng ra nhiều
Bài viết gợi ý một số loại cây và cách thức sử dụng dùng uống trực tiếp để trị bệnh huyết trắng:
Sắc nước trinh nữ hoàng cung giúp giảm lượng huyết trắng tiết ra
Trinh nữ hoàng cung là loại cây có công dụng khá lớn với việc điều trị các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Nếu kiên trì sắc nước lá cây trinh nữ hoàng cung uống trong vòng 4 – 6 tuần, huyết trắng có mùi hôi, vón cục sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm với những loại thảo dược để hiệu quả bài thuốc được nâng cao.
Uống nước ngải cứu trị bệnh huyết trắng
Ngải cứu được biết đến là một loại cây thuốc nam thiết yếu, được sử dụng rộng rãi để chữa nhiều bệnh như đau đầu, cảm cúm, viêm họng, đau dây thần kinh, đau cột sống… Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng bổ ích với khả năng kháng viêm, sát trùng tốt. Vì thế ngải cứu thường được sử dụng trong việc điều trị vùng kín các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lá ngải cứu một lượng vừa đủ.
- Rửa sạch, không vò nát lá ngải cứu rồi để khô tự nhiên.
- Đem sắc nước với lá ngải cứu đến khi nước cạn bớt thì dừng lại.
- Sử dụng nước ngải cứu bằng cách uống trực tiếp và chia nhỏ nhiều lần trong ngày.
- Duy trì uống từ 1- 2 tuần các triệu chứng bệnh huyết trắng sẽ thuyên giảm dần.
- Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước ngải cứu, tránh trường hợp gây nóng, nổi mụn li ti trên da, đặc biệt là những người da nhạy cảm.
Rau diếp cá loại bỏ tình trạng ra huyết trắng
Rau diếp cá được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Ngoài ra, diếp cá cũng được các chị em phụ nữ truyền tai nhau trị liệu các vấn đề bất thường hay gặp với vùng kín. Cách chế biến đơn giản nhất và có thể thực hiện tại nhà đó chính là xay nhuyễn và uống nước diếp cá.
Các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị rau diếp cá đã rửa sạch và để ráo nước.
- Có thể dùng máy xay sinh tố cho thêm một chút nước lọc và xay nhuyễn. Dùng hỗn hợp uống trực tiếp hoặc gạn bã lọc lấy nước trong.
- Nếu không có máy xay, bạn nên giã nát diếp ra rồi vắt lấy nước cốt uống trực tiếp và sử dụng trong ngày.
- Dùng 1 – 2 cốc mỗi ngày để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh huyết trắng.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh huyết trắng
Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?
Khi bị mắc bệnh huyết trắng, hoàn toàn không nguy hại đến mạng sống. Tuy nhiên nếu chủ quan không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tái phát nhiều lần, có nguy cơ nặng và gây biến chứng nhanh hơn. Bên cạnh đó, huyết trắng ra nhiều, bất thường gây ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý, hoạt động sinh hoạt thường ngày của chị em phụ nữ. Vì thế, cần chăm sóc, vệ sinh vùng kín một cách thường xuyên và sạch sẽ.
Có huyết trắng là bị bệnh gì ?
Huyết trắng bình thường đảm nhiệm vai trò quan trọng trong vấn đề chăn gối vợ chồng, đồng thời là dịch tiết nhầy bảo vệ cô bé khỏi những tác nhân gây hại ngoài môi trường. Trường hợp huyết trắng có mùi, lẫn máu hay vón cục là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung,…do vi khuẩn, tạp khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Huyết trắng gây trễ kinh hay báo hiệu sắp có kinh?
Thông thường, đối với việc trễ kinh nhưng vẫn ra huyết trắng là biểu hiện của vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Trong khoảng thời gian gần đây, bạn thường thức khuya, làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi đầu óc sẽ dẫn đến hiện tượng này.
Huyết trắng không phải dấu hiệu báo sắp có kinh. Bởi đôi khi trước những ngày bắt đầu hành kinh, nhiều người không tiết dịch nhầy hoặc không ra huyết trắng.
Xuất hiện huyết trắng là dấu hiệu có thai ?
Ở cơ thể khỏe mạnh, bình thường, nữ giới không có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thì việc trễ hành kinh 10 – 14 ngày có thể đang trong quá trình thụ thai, với điều kiện quan hệ tình dục trước đó không sử dụng các biện pháp phòng tránh. Khi mang thai, phụ nữ sẽ tiết ra huyết trắng với biểu hiện như ra nhiều, lỏng, không có mùi hôi hoặc có thể chuyển sang màu hồng nhạt và kết dính. Đây cũng có thể coi là dấu hiệu báo phụ nữ đang có thai khi trễ kinh quá lâu. Điều này do hàm lượng hormone trong cơ thể tiết ra nhiều khi thụ thai được hoàn tất. Để chắc chắn hơn, phụ nữ có thể dùng que thử thai trực tiếp hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm thử máu để khẳng định chính xác nhất.
Mặt khác, nguyên nhân gây chậm kinh bất thường bắt nguồn từ dấu hiệu bệnh viêm nhiễm, u xơ, ung thư cổ tử cung. Có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Chính vì thế, nếu thấy hiện tượng huyết trắng ra nhiều mà chưa đến kỳ kinh, bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý khi trị bệnh huyết trắng
Một số lưu ý cần thiết chị em phụ nữ cần nắm rõ nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh huyết trắng:
- Thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện uy tín khi gặp một trong những dấu hiệu như:
- Màu sắc của huyết trắng đục hay xám nhạt hoặc có thể hơi hồng.
- Huyết trắng có mùi tanh, hôi khó chịu.
- Ngứa rát vùng kín, có thể đau khi đi tiểu.
- Xuất hiện máu bất thường khi quan hệ tình dục.
- Đau bụng, đau vùng chậu kéo dài.Các phương pháp như xông hơi, uống nước lá không hoàn toàn phù hợp và có tác dụng điều trị với tất cả mọi người. Vì thế, nếu chọn sắc nước lá uống hoặc xông hơi thực hiện trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để tham khảo ý kiến tốt nhất.
- Khi xuất hiện huyết trắng, hãy bình tĩnh và tìm hiểu xem mình đang trong giai đoạn và trường hợp nào để có phương pháp điều trị hiệu quả.
- Không tự ý mua hay sử dụng thuốc phụ khoa của người khác, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến căn bệnh đang mắc phải.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, có thể sử dụng thêm các loại dung dịch vệ sinh phù hợp với cơ địa của từng người.
- Tránh thụt rửa vào sâu bên trong khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
- Không tùy ý mua các dụng cụ y tế bên ngoài để tự mình trị liệu mà không có chuyên môn. Điều này rất nguy hiểm.
Mẹo phòng tránh bệnh huyết trắng
Ngoài các phương pháp, lưu ý cần thiết khi phát hiện bệnh huyết trắng, chị em phụ nữ cũng nên lưu giữ cho mình một vào bí kíp phòng tránh sau:
- Vệ sinh cô bé hàng ngày đảm bảo sạch sẽ kể cả trong những ngày có kinh nguyệt hay thời gian trước và sau đi quan hệ nam nữ.
- Chú ý không dùng dung dịch vệ sinh có quá nhiều bọt hay các loại xà phòng không chuyên dụng.
- Không nên thụt rửa vào sâu bên trong khiến cho các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập.
- Có thể dùng nước ấm hay nước sạch để vệ sinh cơ thể mỗi ngày.
- Không nên mặc quần lót quá chật hay gây ngứa dị ứng, nên chọn loại vải cotton mềm, co dãn khi sử dụng.
- Sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ tình dục.
- Hãy đi khám phụ khoa định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Kết hợp với chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích.
- Duy trì tâm lý ổn định, lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress hay thức quá khuya.
- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và đều đặn để các hormon được điều tiết tốt.
Trên đây, nhà thuốc Ngọc Anh đã cung cấp tới độc giả những thông tin, phương pháp chữa trị và cách phòng tránh bệnh huyết trắng. Hy vọng những thông tin này có ích với mọi người!
Xem thêm:
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Jenna Fletcher, Is thick, white discharge normal?, Medical News Today, đăng ngày 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.