Hướng dẫn xây dựng tủ thuốc gia đình đầy đủ – Bác sĩ Phạm Thanh Sơn

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hướng dẫn xây dựng tủ thuốc gia đình đầy đủ - Bác sĩ Phạm Thanh Sơn

Nhà thuốc Ngọc Anh – Bài này xin giới thiệu về cách xây dụng tủ thuốc gia đình của bác sĩ Phạm Thanh Sơn. Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn hơn bao giờ hết trong cuộc chiến chống lại dịch COVID – 19. Tủ thuốc gia đình có lẽ cũng không nên bỏ quên trong giai đoạn này. Trước hết, bạn hãy kiểm tra lại tủ thuốc của nhà mình, xem có những loại thuốc nào và hạn sử dụng. Hãy giữ lại những thuốc vỏ ngoài còn nguyên vẹn cùng hạn sử dụng nha. Ngoài ra hãy bổ sung thêm nếu tủ thuốc nhà bạn chưa có:

Hình ảnh: Các thuốc thiết yếu cần có trong tủ thuốc gia đình
Hình ảnh: Các thuốc thiết yếu cần có trong tủ thuốc gia đình

Dưới đây là danh sách các thuốc thiết yếu nên có trong tủ thuốc gia đình:

Paracetamol 500mg

Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen, là một thuốc rất thông dụng được sử dụng phổ biến. Ngoài tác dụng hạ sốt ra, Paracetamol còn là thuốc giảm đau hiệu quả trong đa số trường hợp. Trên thị trường dược phẩm hiện nay có các sản phẩm thuốc phổ biến có thành phần chính là Paracetamol như: Panadol của GSK, Efferalgan của Bristol Myers Squibb – PHÁP, Hapacol của Dược Hậu Giang, Lessenol Extra. Tylenol.

Nếu gia đình có trẻ nhỏ, hãy nhớ dự phòng cả liều lượng dành cho em bé của mình nhé!

Thuốc Panadol của hãng GSK
Thuốc Panadol của hãng GSK

Oresol 1g

Oresol có tác dụng bù điện giải bằng đường uống hiệu quả không kém nhiều so với đường truyền mà lại rất an toàn. Nếu sốt, hay đi ngoài, hãy pha Oresol đúng theo hướng dẫn.

Các loại Oresol phổ biến trên thị trường hiện nay như: Oresol 245 của Dược Hậu Giang sản xuất, Oresol 3B, Oresol New của Bidiphar. Đặc biệt có sản phẩm nước uống bù điện giải ZoZo rất tiện lợi sử dụng, thơm ngon được cá bé rất thích, các mẹ cũng có thể lựa chọn sản phẩm này cho các bé.

Loratadine 10mg

Loratadine là một thuốc kháng histamine thế hệ 2, được dùng để điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi do “cảm mạo” và các trường hợp dị ứng mức độ nhẹ, hay viêm mũi dị ứng.

Dưới đây là một vài sản phẩm thuốc phổ biến hiện nay trên thị trường dược phẩm có chứa thành phần chính là Loratadin:

  • Thuốc Clarityne của Bayer.
  • Thuốc loral 10mg của Ấn Độ.
  • Loratadin của Traphaco.
  • Thuốc Loratadine của TV.Pharm.
  • Thuốc Loratadin – US được sản xuất tại công ty TNHH US Pharma USA – Việt Nam.
  • Thuốc Loratadine của STADA.
  • Thuốc Airtaline của Korea United Pharm.
Hình ảnh thuốc Clarityne của Bayer
Hình ảnh thuốc Clarityne của Bayer

pantoprazole-40mg" class="ftwp-heading">Pantoprazole 40mg

Pantoprazole là thuốc ức chế bơm proton (PPIs), ngăn chặn việc sản xuất acid của dạ dày. Cũng giống như các chất ức chế bơm proton khác, Pantoprazol ngăn chặn enzym trong thành dạ dày tạo ra axit. Bằng cách ngăn chặn enzym, việc sản xuất axit sẽ giảm đi, và điều này cho phép dạ dày và thực quản lành lại. Đây sẽ là liều thuốc hiệu quả nhất trong trường hợp viêm dạ dày hay bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Danh sách các thuốc chứa hoạt chất Pantoprazole được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Thuốc Pantoloc 20mg của Takeda GmbH.
  • Thuốc Pannefia-40 của Công ty Brawn Laboratories., Ltd – Ấn Độ.
  • Thuốc Pantoprazol của công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hoà.
  • Thuốc Pantoprazol 40mg của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco.
  • Thuốc TV.Pantoprazol của TV.Pharma.
  • Thuốc Pantostad 40 của Stada.
Thuốc Pantoloc 20mg của Takeda GmbH
Thuốc Pantoloc 20mg của Takeda GmbH

Berberin

Đây là một thuốc quen thuộc với người dân Việt Nam, có tác dụng điều trị lỵ, tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột,..

Những sản phẩm Berberin phổ biến trên thị trường hiện nay, được nhiều người tin tưởng lựa chọn như: Berberin 50mg của TW3, Berberin của Mekophar, Berberin Đại y 5mg của Dược Đại y, Berberin của công ty Dược Phẩm Hà Nội,…

Berberin 50mg của công ty cổ phần Dược phẩm TW3
Berberin 50mg của công ty cổ phần Dược phẩm TW3

Kem bôi bỏng

Bỏng là tình trạng tổn thương da do nhiệt, hóa chất, điện hay bức xạ gây ra. Trong đó, thường gặp nhất là trường hợp bỏng do nhiệt. Kem bôi bỏng sẽ giúp cho vết bỏng nhanh khỏi, hạn chế được sự thâm sẹo hiệu quả.

Đừng quên bỏ vào tủ thuốc của bạn kem bôi bỏng để dự phòng cho bản thân nếu ở nhà nấu nướng có chẳng may bị bỏng. Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm kem bôi bỏng phổ biến sau: Kem bôi bỏng Bạc (Silver) sulfadiazine 1% của Ấn Độ, Neosporin của Mỹ, Panthenol EVO của Nga, Biafine Emulsion của Pháp, CurmagoldCare của CVI pharm,…

Kem bôi bỏng Bạc (Silver) sulfadiazine 1% của Ấn Độ
Kem bôi bỏng Bạc (Silver) sulfadiazine 1% của Ấn Độ

Betadine hoặc cồn sát khuẩn 70 độ

Nếu có vết thương, bạn hãy sát khuẩn bằng Betadine (hoặc cồn 70 độ) để đề phòng nhiễm khuẩn.

Các sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay như: Betadine Antiseptic Sol 10%, thuốc mỡ Betadine Ointment 10%, cồn 70 độ của Vĩnh Phúc, cồn 70 độ của Vinamask,…

Dung dịch sát khuẩn Betadine Antiseptic Solution 30ml
Dung dịch sát khuẩn Betadine Antiseptic Solution 30ml

Bông, băng dính, Urgo

Cuối cùng một thứ không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi nhà chính là bông, băng dính và Urgo để băng dính vết thương khi cần thiết.

Bạn cần cần lưu ý là ngoài các loại thuốc ở danh mục trên, tủ thuốc mỗi gia đình có thể khác nhau, thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý sẵn có của các thành viên trong gia đình.

Chúc mọi người giữ vững sức khỏe và chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng COVID.

Xem thêm: Tương tác thuốc – thuốc và tương tác thuốc – đồ ăn, đồ uống 

Tài liệu tham khảo

How to Take Oral Medications Properly, Verywell Health, truy cập ngày 3/6/2023.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here