Hội chứng Apert (APERT SYNDROME)

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Các điểm chỉnh

Thuật ngữ

Acrocephalosyndactyly loại

Hình ảnh

  • Hình dạng hộp sọ bất thường, thường có trán dô. Dính các đường khớp vành ± các đường khớp khác, tạo thành hộp sọ dạng hình tháp
  • nón (conical tower skull shape)
  • Dính ngón tay và ngón chân nghiêm trọng trên siêu âm quý 2 (dính ngón dạng “găng tay đấu quyền anh”)
  • Thiểu sản vùng giữa mặt
  • Siêu âm 3D đánh giá các chi, mặt và xương sọ

Chẩn đoán phân biệt hàng đầu

Các hội chứng khác có dính khớp sọ sớm và dính ngón

  • Hội chứng Pfeiffer
  • Hội chứng Carpenter
  • Hội chứng Saethre-Chotzen

Bệnh học

  • Do các đột biến ở gen thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 2 (FGFR2). Phần lớn là do đột biến điểm hoạt hóa (activating point mutations)
  • Di truyền trội trên NST thường; hầu hết là đột biến mới
  • Liên quan với tuổi bố cao

Các vấn đề lâm sàng

  • Mắt lồi, hai mắt xa nhau
  • Sai khớp cắn (Malocclusion), bất thường răng
  • Dính ngón tay, ngón chân phức tạp
  • Có khả năng bị tổn thương đường thở khi sinh
  • Suy giảm trí tuệ (IQ 44-90), phổ biến
  • Vấn đề điều trị
    • Phẫu thuật dính ngón diện rộng/phức tạp với mục tiêu tăng cường chức năng
    • Phẫu thuật sớm dính khớp sọ sớm không ngăn ngừa được tình trạng suy giảm trí tuệ
Hình ảnh thai nhi và trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert
Hình ảnh thai nhi và trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert

(Trái) Hình ảnh siêu âm 3D của một thai nhi 33 tuần tuổi mắc hội chứng Apert cho thấy các đặc điểm đặc trưng trên khuôn mặt, bao gồm mắt lồi, mũi rộng miệng nhỏ với khóe miệng trễ xuống. (Phải) Trẻ sơ sinh (cùng một ca bệnh) mắc hội chứng Apert có hai mắt lồi xa nhau là và miệng nhỏ với khóe miệng trễ xuống. Thấy đường khớp trán nổi bật. Cũng lưu ý, dính ngón tay phức tạp.

Hội chứng Apert
Hội chứng Apert

(Trái) Hình ảnh tái tạo 3D từ bên của hộp sọ ở trẻ 3 tháng tuổi mắc hội chứng Apert cho thấy dính đường khớp vành hai bên, dẫn đến đầu cao, ngắn. Các đường khớp trán và đường khớp dọc mở rộng đặc trưng cũng như thiểu sản vùng giữa mặt và sống mũi lõm. (From SI: Temporal Bone.) (Phải) Bàn chân của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert cho thấy dính hoàn toàn mô mềm các ngón là cũng như ngón chân cái rộng, vẹo hướng vào trong. Ngoài ra, còn thấy thiểu sản móng.

Hội chứng Apert (APERT SYNDROME)

Thuật ngữ

Từ đồng nghĩa

Acrocephalosyndactyly loại I

Định nghĩa

Hội chứng dính khớp sọ sớm hiếm gặp đặc trưng bởi dính khớp sọ sớm, thiểu sản vùng giữa mặt và dính các ngón tay, ngón chân nghiêm trọng

Hình ảnh

Đặc điểm chung

Manh mối chẩn đoán tốt nhất. Hình dạng hộp sọ bất thường và dính các ngón tay, ngón chân nghiêm trọng trên siêu âm quý 2

Dấu hiệu trên siêu âm

  • Dính khớp sọ sớm với đầu cao, ngắn. Dính các đường khớp vành ± các đường khớp khác, tạo thành hộp sọ dạng hình tháp nón (conical tower skull shape).
  • Dính ngón dạng “găng tay đấu quyền anh”. Dính xương (thường gặp) và mô mềm diện rộng của các ngón tay và ngón chân.
  • Mắt lồi do hốc mắt nông.
  • Bất thường hệ thần kinh trung ương (60%). Giãn não thất, đầu to, bất sản thể chai, bất sản hộp vách trong suốt.
  • Dị tật tim (10%).
  • Dính khớp sọ sớm ảnh hưởng đến nhiều đường khớp.
  • Mắt lồi nặng với hai mắt xa nhau.

Bệnh học

Đặc điểm chung

  • Nguyên nhân: Đột biến gen tăng chức năng ở thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 2 (FGFR2 gây rối loạn điều hòa chức năng tạo cốt bào. Phần lớn do đột biến điểm S252W hoặc P253R.
  • Di truyền học: Di truyền trội trên NST thường; đa số là đột biến mới.

Các vấn đề lâm sàng

Biểu hiện kiểu hình

  • Các dấu hiệu sau sinh
    • Sọ-mặt
      • Dính đường khớp vành hai bên, và các đường khớp khác cũng có thể bị dính.
      • Thiểu sản vùng giữa mặt, thiểu sản xương hàm trên
      • Mắt lồi, hai mắt xa nhau, khóe mắt ngoài hướng xuống (downslanting palpebral fissures), rãnh ngang trên ổ mắt
      • Sai khớp cắn, bất thường răng
    • Dính các ngón tay, ngón chân phức tạp: dính ngón dạng “găng tay đấu quyền anh”. Ngón cái rộng, ngắn ở tư thế vẹo ngoài (valgus position)
    • Hẹp động mạch phổi, thông liên thất.
  • Dị tật niệu-dục (10%). Thận ứ nước, bất thường müllerian, tinh hoàn ẩn (cryptorchidism)

Khuyến nghị về hình ảnh

Công cụ chẩn đoán hình ảnh tốt nhất

Siêu âm quý 2.

Siêu âm 3D/4D giúp xác định kiểu hình, tư vấn cho gia đình.

Chẩn đoán phân biệt

Hội chứng Pfeiffer

  • Dính khớp sọ sớm, nghiêm trọng; hộp sọ kleeblattschädel (hình cỏ ba lá), mắt lồi
  • năng
  • Ngón tay cái, ngón chân cái đoạn xa rộng, với dính ngón trung tâm

Hội chứng Carpenter

  • Dính nhiều đường khớp sọ sớm
  • Thừa ngón trước trục, dính mô mềm các ngón
  • Bất thường tim và thành bụng

Hội chứng Saethre-Chotzen

  • Dính đường khớp vành sớm
  • Hốc mắt nông, tại loạn sản
  • Dính một phần da ngón tay, ngón chân

Hội chứng Crouzon

  • Dính xương các ngón 2-4, dính khớp (symphalangisma)
  • Bao gồm cơ, gân và bó mạch thần kinh của bàn tay. Suy giảm trí tuệ (IQ 44-90), phổ biến

Dịch tễ học

  • Liên quan với tuổi bố cao
  • Tỷ lệ mắc: 1/65.000 ca sinh với nam:nữ=1:1

Diễn tiến tự nhiên và Tiên lượng

  • Phẫu thuật sớm dính khớp sọ sớm không ngăn ngừa được tình trạng suy giảm trí tuệ
  • Điếc do viêm tai mạn tính, cố định xương bàn đạp
  • Tổn thương đường thở trên và dưới có thể là nguyên nhân gây tử vong sớm

Điều trị

  • Phẫu thuật chỉnh hình dính khớp sọ sớm, tái tạo sọ-mặt
  • Phẫu thuật dính ngón diện rộng/phức tạp với mục tiêu tăng cường chức năng

Bảng kiểm chẩn đoán

Các điểm cần lưu ý

  • Có thể chẩn đoán vào quý 2 với hình dạng hộp sọ bất thường, dính ngón
  • Siêu âm 3D đánh giá các chi, mặt khi phát hiện hộp sọ bất thường
Bàn chân của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert
Bàn chân của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert

(Trái) Bàn chân của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert cho thấy dính da phức tạp cả các ngón chân, cũng như ngón chân cái vẹo hướng vào trong. Ngoài ra, còn dính cả xương. Móng tay bị thiểu sản và loạn sản. (Phải) Bàn chân của bà mẹ cùng một trẻ sơ sinh cho thấy dính hoàn toàn xương và da của tất cả các ngón E). Bàn tay cũng bị ảnh hưởng tương tự. Móng tay bị loạn sản . Vì tình trạng này di truyền trội trên NST thường, nên mỗi lần mang thai của cô ấy đều có 50% nguy cơ di truyền từ mẹ sang con.

Hình ảnh bàn chân bị mắc hội chứng Apert
Hình ảnh bàn chân bị mắc hội chứng Apert

(Trái) Hình ảnh ghép đôi của một đứa trẻ chết lưu mắc hội chứng Apert cho thấy dính ngón dạng “găng tay đấu quyền anh”. Siêu âm bàn tay vào quý 2 cho thấy rõ không có các ngón. Thực tế, các ngón ngắn và hợp nhất với nhau. (Phải) Hình ảnh siêu âm cùng với hình ảnh lâm sàng của bàn chân ở cùng một trường hợp cho thấy dính hoàn toàn các ngón chân. Cũng lưu ý, rõ ràng không có nếp nhăn ở lòng bàn chân bình thường trên hình ảnh lâm sàng. Dính ngón chân rất khó phát hiện trên siêu âm trước sinh và thường bị bỏ sót.

Phim chụp X-quang trước-sau của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert
Phim chụp X-quang trước-sau của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert

(Trái) Phim chụp X-quang trước-sau của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert cho thấy các gờ trên ổ mắt nổi bật, thiểu sản xương hàm trên và xương hàm dưới , và các đường khớp vành xơ hóa, hợp nhất . (Phải) Phim chụp X-quang nghiêng của cùng một trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert cho thấy hình dạng hộp sọ rất đặc biệt. (hộp sọ hình tháp). Thiểu sản vùng giữa mặt nghiêm trọng . Đường khớp vành xơ hóa, và hợp nhất.

Hình ảnh lâm sàng của một trẻ sơ sinh đủ tháng mắc hội chứng Apert
Hình ảnh lâm sàng của một trẻ sơ sinh đủ tháng mắc hội chứng Apert

(Trái) Hình ảnh lâm sàng của một trẻ sơ sinh đủ tháng mắc hội chứng Apert cho thấy đầu cao, ngắn do dính đường khớp vành, mắt lồi do hốc mắt nông và tai đóng thấp. (Phải) Nhìn khuôn mặt từ bên của cùng một trẻ sơ sinh cho thấy trán dô đáng kể với thiểu sản vùng giữa mặt, sống mũi lõm và mắt lồi . Tai đóng thấp và gờ luân dày.

Mặt cắt dọc của thai nhi mắc hội chứng Apert
Mặt cắt dọc của thai nhi mắc hội chứng Apert

(Trái) Mặt cắt dọc (siêu âm trong quý 2) của thai nhi mắc hội chứng Apert cho thấy vùng giữa mặt bị thiểu sản và trán dô. Hình dạng hộp sọ bất thường do dính đường khớp vành. (Phải) Phim chụp X-quang bàn tay của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert cho thấy các đặc điểm cổ điển của dính hoàn toàn xương và da phức tạp các ngón tay . Lưu ý, ngón tay cái đoạn xa rộng . Xương cổ tay chưa cốt hóa là bình thường ở độ tuổi này.

Hình ảnh lâm sàng tay của một trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert
Hình ảnh lâm sàng tay của một trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert

(Trái) Hình ảnh lâm sàng bàn tay của một trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert cho thấy dính mô mềm và xương diện rộng và rõ ràng thiếu ngón. Móng tay rất khác thường, có vẻ to và sâu . Có thể thường thấy móng tay hợp nhất với nhau. Cũng thấy rõ ngón tay cái rộng, với biến dạng vẹo ngoài. (Phải) Hình ảnh lâm sàng mặt mu của cùng một bàn tay cho thấy dính da các ngón tay diện rộng dạng “găng tay đấu quyền anh của trẻ sơ sinh mắc hội chứng Apert.

Hội chứng Apert (26 tuần tuổi)
Hội chứng Apert (26 tuần tuổi)

Hình 13.15 Hội chứng Apert (26 tuần tuổi). (A) Mặt cắt ngang đầu thai nhi cho thấy khớp vành đóng sớm và lõm xuống (đầu mũi tên). Cũng lưu ý, bóng lưng che khuất các cấu trúc não ở phần trán; (B) xác nhận đầu nhọn (acrocephaly) khi khám nghiệm tử thi; (C) Siêu âm 3D lát cắt dày (VCD) với chế độ tối đa cho thấy bàn tay có thành phần xương hỗn loạn và dính ngón tay (đầu mũi tên); (D) xác nhận khi khám nghiệm tử thi. Lưu ý, bàn tay có hình dạng “găng tay đấu quyền anh” điển hình; (E) dính ngón chân (đầu mũi tên); (F) xác nhận khi khám nghiệm tử thi (đầu mũi tên).

Hội chứng Apert
Hội chứng Apert

Hình 13.16 Hội chứng Apert. Các đặc điểm khác. (A) Các đốt sống cổ hợp nhất (mũi tên); (B) VSD (LA: tâm nhĩ trái; RV: tâm thất phải); (C) bất thường thận (thận móng ngựa, trong trường hợp này).

Hội chứng Apert (22 tuần tuổi)
Hội chứng Apert (22 tuần tuổi)

Hình 13.17 Hội chứng Apert (22 tuần tuổi). (A) Mặt cắt ngang đầu thai nhi. Lưu ý, không thấy khe hở của khớp vành và có bóng lưng (mũi tên). Tuy nhiên, đường viền hộp sọ vẫn chưa bất thường (so sánh với Hình 13.15A); (B) hai mắt xa nhau; (C) một dấu hiệu kín đáo đó là các đốt sống cổ hợp nhất (mũi tên), có thể thấy rõ hơn trên hình ảnh 3D cột sống; (D) mặt cắt dọc khuôn mặt cho thấy đầu cao (turricephaly) và mũi hình yên ngựa (saddled nose); (E) dính ngón chân trên hình ảnh 2D; (F) dính ngón tay trên hình ảnh 3D; (G) Hình ảnh 3D với chế độ tối đa cho thấy đường khớp trán bất thường hình chữ U (mũi tên); (H) Hình ảnh 3D với chế độ tối đa cho thấy đường khớp vành đã cốt hoá hoàn toàn (mũi tên); (I) Hình ảnh 3D khuôn mặt thai nhi cho thấy đầu cao/đầu nhọn + mũi hình yên ngựa (mũi tên); (J) xác nhận khi khám nghiệm tử thi

Tài liệu tham khảo

  1. Tan AP et al: Apert syndrome: magnetic resonance imaging (MRI) of associated intracranial anomalies. Childs Nerv Syst. 34(2):205-16, 2018
  2. Faro C et al: Metopic suture in fetuses with Apert syndrome at 22-27 weeks of gestation. Ultrasound Obstet Gynecol. 27(1):28-33, 2006
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here