Natri Fluoride (NaF)
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Sodium florua / Natri fluoride
Tên danh pháp theo IUPAC
Sodium florua
Sodium fluoride là chất gì?
Natri fluoride là gì? Natri fluoride là khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa sâu răng
Mã ATC
A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất
A01 – Chế phẩm nha khoa
A01A – Chế phẩm nha khoa
A01AA – Thuốc dự phòng sâu răng
A01AA01 – Natri florua
A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất
A12 – Bổ sung khoáng chất
A12C – Bổ sung khoáng chất khác
A12CD – Florua
A12CD01 – Natri florua
Mã UNII
8ZYQ1474W7
Mã CAS
7681-49-4
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
NaF
Phân tử lượng
41.9881724 g/mol
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro nhận: 1
Số lượng nguyên tử nặng: 2
Liên kết cộng hóa trị: 2
Tính chất
- Natri fluoride tồn tại dưới dạng chất rắn kết tinh không màu hoặc bột màu trắng
- NaF có tan trong nước không? Natri fluoride hòa tan trong nước.
- Natri fluoride không cháy được, có khả năng ăn mòn nhôm
- Natri fluoride không mùi, độ hòa tan tối đa là 4,2 g trên 100g nước ở nhiệt độ phòng
- NaF có tính gì? Natri fluoride là muối của Na và F không có tính acid, cũng không có tính base.
Dạng bào chế
Dung dịch
Viên nén
Viên sủi
Dung dịch tiêm truyền
Sản xuất
Natri fluoride được điều chế bằng cách trung hòa axit hexafluorosilicic hay axit hydrofluoric với natri hydroxit và natri cacbonat theo phản ứng:
HF + NaOH → NaF + H2O
Từ dung dịch chứa HF, natri florua kết tủa dưới dạng muối biflorua natri biflorua, sau đó chất này được đun nóng chảy để tạo ra NaF, giải phóng HF theo phản ứng:
HF + NaF ⇌ NaHF2
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Hợp chất sodium fluoride có tác dụng củng cố men răng, ngăn ngừa sâu răng do vi khuẩn, bảo vệ răng khỏi quá trình khử khoáng bằng axit. Tuy nhiên việc xúc quá nhiều florua trong quá trình khoáng hóa răng, đặc biệt ở trẻ 1-3 tuổi, có thể gây ra tình trạng răng có các đường trắng, rỗ hoặc đổi màu do bệnh nhiễm fluor làm men răng thay đổi. Khi sử dụng một lượng kem đánh răng có fluoride bằng cỡ hạt gạo ở trẻ dưới 3 tuổi thì nguy cơ nhiễm fluor có thể giảm.
- Natri fluoride ngăn ngừa sâu răng do nhiều cơ chế khác nhau. Natri fluoride tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng như lactobacilli , Streptococcus mutans thông qua cơ chế can thiệp vào các hoạt động trao đổi chất của các vi khuẩn này dẫn đến hình thành axit lactic. Các ion florua gây ức chế quá trình các enzyme, glycolytic liên quan đến quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Nó cũng có khả năng làm giảm độ pH trong tế bào chất của vi khuẩn, thay đổi tính thấm của màng tế bào, giảm độ axit liên quan đến sâu răng. Natri fluoride tái khoáng hóa những răng đã được khử khoáng và ngăn cản quá trình khử khoáng của men răng khỏe mạnh. Natri fluoride thay đổi độ hòa tan của tinh thể apatit do đó làm cho răng có khả năng chống khử khoáng tốt hơn.
Dược động học
Hấp thu
90% Natri fluoride được hấp thu qua đường tiêu hóa trong đó hấp thu ở đoạn gần ruột và dạ dày lần lượt là 77%, 25%. Tốc độ hấp thu Natri fluoride thay đổi tùy theo pH dạ dày. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống 20-60 phút với Cmax= 848 ± 116 ng/mL sau khi dùng Natri fluoride 20mg. Khi dùng lúc đói sinh khả dụng đạt tới 100%.
Chuyển hóa
Quá trình chuyển hóa Natri fluoride bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mức hematocrit, tình trạng nội tiết tố, khuynh hướng di truyền, nhịp sinh học, rối loạn cân bằng axit-bazơ, mức độ hoạt động thể chất,chức năng thận.
Phân bố
Natri fluoride phân phối vào nước bọt, răng, xương và 1 ít trong sữa mẹ và mồ hôi. Sau khi uống nước uống có Natri fluoride, các ion florua sẽ phân phối vào tế bào máu, huyết tương. Nồng độ florua tìm thấy trong tế bào máu bằng ½ trong huyết tương.
Thải trừ
Natri fluoride được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu một cách nhanh chóng và 10% được bài tiết qua phân.
Ứng dụng trong y học
Sodium fluoride có tác dụng gì?
- Natri florua trong kem đánh răng thường được dùng phổ biến để duy trì sức khỏe răng miệng vì ion florid có tác dụng hình thành fluorapatite, tăng cường độ chắc khỏe của răng
- Sodium Fluoride trong nước súc miệng cũng có khả năng duy trì sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa sâu răng.
- Ngoài ra Natri fluoride còn dùng trong quá trình khử muối trong tổng hợp hữu cơ, để sản xuất fluorocarbon thông qua phản ứng Finkelstein, chất độc dạ dày cho côn trùng ăn thực vật, sử dụng trong lò phản ứng muối nóng chảy hạt nhân, thêm vào dung dịch đệm ly giải protein để ức chế phosphatase nội sinh, được sử dụng làm chất tẩy rửa
Tác dụng phụ
Natri fluoride có thể gây các tác dụng phụ như chóng mặt nghiêm trọng, phát ban, khó thở, ngứa/sưng
Sodium fluoride có độc không?
- Natri fluoride có thể gây độc nếu dùng đường uống: liều gây chết người ước tính là 5–10 g đối với một người nặng 70 kg. Natri fluoride độc hại khi hít phải và nuốt phải. Với liều lượng đủ cao, Natri fluoride có ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn. Natri fluoride không được phân loại theo khả năng gây ung thư cho con người. Tuy nhiên Natri fluoride có thể gây cản trở sự chuyển hóa canxi, vận chuyển điện tử vì vậy bổ sung nhiều Natri fluoride có thể hạ canxi máu nặng dẫn đến rối loạn nhịp tim gây tử vong dog, việc hấp thu quá mức gây cứng xương, vôi hóa dây chằng, kích ứng hoặc ăn mòn mắt, da và màng mũi.
- Ở liều cao hơn Natri fluoride sử dụng để điều trị chứng loãng xương tuy nhiên nó có thể gây kích ứng dạ dày, đôi khi nghiêm trọng có thể gây loét dạ dày tá tràng.
- Ở liều lượng thấp hơn, Natri fluoride gây nhiễm fluor răng, tác hại là gây thay đổi hình dáng bên ngoài của răng trẻ em trong quá trình phát triển răng (tác dụng phụ này thường nhẹ và không gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài thẩm mỹ hoặc sức khỏe)
- Uống 1 ppm florua trong nước uống và việc tiếp xúc với nồng độ 1,7 ppm có thể gây ra các vết lốm đốm trên răng
Tương tác với thuốc khác
Natri fluoride hiện nay được dùng theo đường súc miệng và ngoài da vì vậy chưa có ghi nhận về tương tác của Natri fluoride.
Lưu ý khi sử dụng
- Không dùng Natri fluoride lên mắt
- Natri fluoride khi dùng đường bôi không gây độc hay các triệu chứng quá liều.
- Natri fluoride dùng súc miệng tốt nhất trước khi đi ngủ và đảm bảo không ăn hoặc uống ít nhất 15 phút sau khi dùng natri florua
- Các nghiên cứu về việc dùng Natri fluoride cho phụ nữ có thai và cho con bú còn hạn chế khi dùng đường uống và tiêm, nếu dùng đường súc miệng thì Natri fluoride an toàn cho nhóm đối tượng này.
Một vài nghiên cứu của Natri florua trong Y học
Tác dụng của natri florua đối với hệ vi sinh vật khi dùng đường uống và tác dụng khử khoáng men răng
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích kiểm tra bằng mô hình màng sinh học in vitro Zurich trên nướu về tác dụng của florua trong công thức NaF đối với hệ vi sinh vật và quá trình khử khoáng. Nghiên cứu tiến hành trên màng sinh học bao gồm Fusobacter nucleatum, Streptococcus oralis, Veillonella dispar, Actinomyces oris, Candida albicans và Streptococcus sobrinus được nuôi cấy yếm khí trên các đĩa cho tiếp xúc với 200, 400 và 1400 ppm NaF, hoặc 0,1% chlorhexidine. Để màng sinh học sau 64 giờ và CFU được đánh giá tổng số vi khuẩn. Kết quả cho thấy NaF không ảnh hưởng đến số lượng vi khuẩn, mất khoáng chất men răng ở mức 1400 và 400 ppm florua, trong khi độ pH của môi trường xung quanh lần lượt tăng lên 5,5 và 5,0; thể tích EPS của màng sinh học cũng giảm đáng kể. Từ đó cho thấy NaF đã ngăn chặn hoàn toàn quá trình khử khoáng mà không ảnh hưởng đến thành phần và sự phát triển của màng sinh học.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Sodium Fluoride , pubchem. Truy cập ngày 25/09/2023.
- Thomas Thurnheer , Georgios N Belibasakis (2018) Effect of sodium fluoride on oral biofilm microbiota and enamel demineralization ,pubmed.com. Truy cập ngày 25/09/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Italia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Cộng hòa Séc
Xuất xứ: Tây Ban Nha
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: Việt Nam