Rifapentine
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
[(7S,9E,11S,12R,13S,14R,15R,16R,17S,18S,19E,21Z)-26-[(E)-(4-cyclopentylpiperazin-1-yl)iminomethyl]-2,15,17,27,29-pentahydroxy-11-methoxy-3,7,12,14,16,18,22-heptamethyl-6,23-dioxo-8,30-dioxa-24-azatetracyclo[23.3.1.14,7.05,28]triaconta-1(29),2,4,9,19,21,25,27-octaen-13-yl] acetate
Rifapentine thuốc nhóm nào?
Rifapentine là thuốc gì? Thuốc điều trị bệnh lao
Mã ATC
J – Thuốc chống nhiễm trùng để sử dụng toàn thân
J04 – Thuốc kháng khuẩn
J04A – Thuốc điều trị bệnh lao
J04AB – Thuốc kháng sinh
J04AB05 – Rifapentin
Mã UNII
XJM390A33U
Mã CAS
61379-65-5
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C47H64N4O12
Phân tử lượng
877.0 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Rifapentine là một N-alkylpiperazine, một N-iminopiperazine và là thành viên của rifamycins.
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 6
Số liên kết hydro nhận: 15
Số liên kết có thể xoay: 6
Diện tích bề mặt cực tôpô: 220
Số lượng nguyên tử nặng: 63
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 9
Liên kết cộng hóa trị: 1
Dạng bào chế
Viên nang cứng: thuốc Rifapentine 150mg
Nguồn gốc
- Năm 1965, lần đầu tiên Rifapentine được tổng hợp.
- Tháng 6 năm 1998, Rifapentine được FDA phê duyệt
Dược lý và cơ chế hoạt động
Rifapentine là một loại kháng sinh phụ thuộc DNA trong các tế bào nhạy cảm có khả năng ức chế hoạt động RNA polymerase. Rifapentine không ức chế enzyme của động vật có vú nhưng lại tương tác với RNA polymerase của vi khuẩn vì vậy Rifapentine có tính diệt khuẩn và có phổ hoạt động rất rộng chống lại hầu hết các sinh vật gram âm/ gram dương và đặc biệt là Mycobacteria bệnh lao. Rifapentine hoạt động thông qua sự ức chế RNA polymerase phụ thuộc DNA, dẫn đến ức chế tổng hợp RNA và làm chết tế bào.
Dược động học
Hấp thu
Rifapentine sau khi uống được hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa
Chuyển hóa
Rifapentine được chuyển hóa tại gan.
Phân bố
Rifapentine có thể tích phân bố khoảng 70,2 ± 9,1 L
Thải trừ
Với liều 600mg Rifapentine duy nhất cho thấy 87% tổng lượng rifapentine được tìm thấy trong nước tiểu (17%) và phân (70%).
Ứng dụng trong y học
Rifapentine được dùng để điều trị bệnh lao phổi.
Tác dụng phụ Rifapentine
Các tác dụng phụ thường gặp của Rifapentine bao gồm lở da, triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm, sưng nướu, đau miệng, đau khi nuốt, tiểu máu và tăng axit uric máu, tiểu mủ, phản ứng dị ứng, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, khó tập trung, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, giảm bạch cầu, nước tiểu sẫm màu, ho, khó thở, hồng cầu thấp, phân màu đất sét, vàng da, tăng transaminase, thiếu máu.
Chống chỉ định
Bệnh nhân bị dị ứng với nhóm thuốc rifamycin
Độc tính ở người
Khi dùng Rifapentine lâu dài có liên quan đến sự tăng nhẹ, thoáng qua nồng độ aminotransferase. Tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng do rifapentine chưa được báo cáo.
Tương tác với thuốc khác
- Rifapentine có thể làm giảm nồng độ codeine, medroxyprogesterone, atorvastatin, naproxen, levonorgestrel trong máu có thể làm cho codeine, levonorgestrel, naproxen, medroxyprogesterone, atorvastatin kém hiệu quả hơn trong việc điều trị bệnh.
- Sử dụng rifapentine cùng với ergocalciferol, cholecalciferol có thể làm giảm tác dụng của ergocalciferol, cholecalciferol.
Lưu ý khi sử dụng
- Trước khi dùng Rifapentine, bệnh nhân nên báo cáo với bác sĩ nếu gặp các tình trạng sau:
- Bệnh nhân bị bệnh gan.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin
- Nếu trước đây bệnh nhân đã sử dụng rifampin hoặc isoniazid nhưng không đem lại hiệu quả điều trị lao.
- Đã tiếp xúc với người mắc bệnh lao mà không thể điều trị bằng rifampin hoặc isoniazid.
- Rifapentine có thể làm thuốc tránh thai kém hiệu quả vì vậy bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang đang trong giai đoạn còn có thể sinh đẻ.
- Không nên dùng Rifapentine cho phụ nữ có thai và cho con bú vì hiện nay chưa biết Rifapentine có gây hại cho thai nhi hay đi vào sữa m,mẹ hay không.
Một vài nghiên cứu của Rifapentine trong Y học
Nghiên cứu 1
Phác đồ Rifapentine bốn tháng có hoặc không có Moxifloxacin cho điều trị bệnh lao
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, nhãn mở, có đối chứng, giai đoạn 3, ở 2516 người tham gia được phân ngẫu nhiên mắc bệnh lao phổi mới được chẩn đoán được tiến hành so sánh chế độ điều trị với rifapentine trong 4 tháng với chế độ điều trị 6 tháng tiêu chuẩn bao gồm pyrazinamide, rifampin, isoniazid và ethambutol (đối chứng), Trong một phác đồ 4 tháng, rifampin được thay thế bằng rifapentine, ethambutol bằng moxifloxacin, rifampin được thay thế bằng rifapentine. Kết quả dựa trên tỷ lệ sống sót không mắc bệnh lao sau 12 tháng. Kết quả 2343 người có kết quả nuôi cấy dương tính với Mycobacteria lao không kháng fluoroquinolones, isoniazid, rifampin; 784 trong nhóm rifapentine, 768 người trong nhóm đối chứng, 791 người trong nhóm rifapentine-moxifloxacin. Trong đó 194 người bị đồng nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Rifapentine với moxifloxacin không kém hơn so với đối chứng. Từ đó kết luận phác đồ điều trị dựa trên rifapentine trong 4 tháng có chứa moxifloxacin không thua kém so với phác đồ tiêu chuẩn 6 tháng trong điều trị bệnh lao.
Nghiên cứu 2
Phác đồ 4 tháng rifapentine có hoặc không có moxifloxacin cho bệnh lao
Vấn đề lâm sàng: Phác đồ kháng sinh hàng ngày dựa trên rifamycin kéo dài 6 tháng hiện là điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lao phổi nhạy cảm với thuốc. Một phác đồ mạnh hơn thông qua tăng tiếp xúc với rifamycin có thể rút ngắn thời gian điều trị, cải thiện tuân thủ, giảm biến cố có hại và chi phí.
Thử nghiệm lâm sàng:
Thiết kế: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, nhãn mở, không thua kém so sánh hai phác đồ 4 tháng chứa rifapentine với phác đồ tiêu chuẩn 6 tháng chứa rifamycin trong điều trị bệnh lao nhạy cảm với thuốc.
Can thiệp: 2516 người tham gia từ 12 tuổi trở lên mới được chẩn đoán lao được chỉ định ngẫu nhiên vào một trong ba nhóm: nhóm đối chứng với phác đồ 6 tháng, hoặc nhóm phác đồ 4 tháng trong đó rifampin được thay thế bằng rifapentine (nhóm rifapentine), hoặc phác đồ 4 tháng trong đó rifampin được thay thế bằng rifapentine và ethambutol bằng moxifloxacin (nhóm rifapentinemoxifloxacin). Tiêu chí hiệu quả chính là sống sót không có bệnh lao sau 12 tháng sau khi phân nhóm ngẫu nhiên, và tiêu chí an toàn được đánh giá cho đến ngày thứ 14 sau liều cuối cùng của thuốc nghiên cứu.
Kết quả:
Hiệu lực: Phác đồ rifapentine-moxifloxacin, nhưng không phải là phác đồ rifapentine, được chứng minh là không thua kém phác đồ đối chứng.
An toàn: Tỷ lệ BỆNH NHÂN có biến cố có hại từ cấp độ 3 trở lên hoặc phải ngừng sớm phác đồ khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm rifapentine-moxifloxacin và nhóm đối chứng nhưng tỷ lệ này ở nhóm rifapentine thấp hơn so với nhóm đối chứng.
Hạn chế và câu hỏi đặt ra: Cần nghiên cứu thêm để làm rõ
- Các phác đồ thử nghiệm hoạt động như thế nào ở BỆNH NHÂN đồng nhiễm HIV?
- Liệu thời gian điều trị ngắn hơn có bù đắp chi phí cao hơn của phác đồ rifapentine-moxifloxacin hay không?
Bàn luận: Phác đồ 4 tháng chứa rifapentine và moxifloxacin không thua kém về hiệu quả và tương đương về an toàn và ngừng điều trị sớm so với phác đồ kháng khuẩn 6 tháng tiêu chuẩn trong điều trị bệnh lao.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Rifapentine, pubchem. Truy cập ngày 06/11/2023.
- Susan E Dorman 1, Payam Nahid 1, Ekaterina V Kurbatova 1, Patrick P J Phillips 1, Kia Bryant 1, Kelly E Dooley 1, Melissa Engle 1, Stefan V Goldberg 1, Ha T T Phan 1, James Hakim 1, John L Johnson 1, Madeleine Lourens 1, Neil A Martinson 1, Grace Muzanyi 1, Kim Narunsky 1, Sandy Nerette 1, Nhung V Nguyen 1, Thuong H Pham 1, Samuel Pierre 1, Anne E Purfield 1, Wadzanai Samaneka 1, Radojka M Savic 1, Ian Sanne 1, Nigel A Scott 1, Justin Shenje 1, Erin Sizemore 1, Andrew Vernon 1, Ziyaad Waja 1, Marc Weiner 1, Susan Swindells 1, Richard E Chaisson 1; AIDS Clinical Trials Group; Tuberculosis Trials Consortium (2021) Four-Month Rifapentine Regimens with or without Moxifloxacin for Tuberculosis, pubmed.com. Truy cập ngày 06/11/2023
- Dorman SE, et al. . N Engl J Med. 2021 May 6;384(18):1705-1718. (doi: 10.1056/NEJMoa2033400)