Piperacillin

Showing all 7 results

Piperacillin

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Piperacillin

Tên danh pháp theo IUPAC

(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[(4-ethyl-2,3-dioxopiperazine-1-carbonyl)amino]-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptane-2-carboxylic acid

Nhóm thuốc

Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân

Mã ATC

J – Thuốc chống nhiễm trùng để sử dụng toàn thân

J01 – Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân

J01C – Thuốc kháng khuẩn Beta-lactam, penicillin

J01CA – Penicillin có phổ mở rộng

J01CA12 – Piperacillin

Mã UNII

9I628532GX

Mã CAS

61477-96-1

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C23H27N5O7S

Phân tử lượng

517.6 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Piperacillin là một penicillin trong đó nhóm thế ở vị trí 6 của vòng penam là nhóm 2-[(4-ethyl-2,3-dioxopiperazin-1-yl)carboxamido]-2-phenylacetamido.

Mô hình bóng và que

Mô hình bóng và que của Piperacillin
Mô hình bóng và que của Piperacillin

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 3

Số liên kết hydro nhận: 8

Số liên kết có thể xoay: 6

Diện tích bề mặt cực tôpô: 182

Số lượng nguyên tử nặng: 36

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 4

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Thể chất: Chất rắn màu trắng, trắng nhạt
  • Độ hòa tan: 1,19e-01 g/L

Dạng bào chế

Bột pha tiêm : thuốc piperacillin/tazobactam 4.5 g,…

Dạng bào chế Piperacillin
Dạng bào chế Piperacillin

Nguồn gốc

  • Vào năm 1974, Piperacillin được cấp bằng sáng chế
  • Vào năm 1981, Piperacillin được chấp thuận sử dụng trong y tế

Dược lý và cơ chế hoạt động

  • Piperacillin là một loại kháng sinh penicillin beta-lactam, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm, thường là vi khuẩn gram dương. Piperacillin có hoạt tính in vitro chống lại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm, vi khuẩn hiếu khí
  • Hoạt tính diệt khuẩn của Piperacillin là do nó qua trung gian Piperacillin liên kết với các protein gắn penicillin không thể đảo ngược gây ức chế tổng hợp thành tế bào. Piperacillin ổn định trong điều kiện thủy phân bởi nhiều loại beta-lactamase, bao gồm cephalosporinase và beta-lactamase, penicillinase, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng. Piperacillin bảo vệ tế bào vi khuẩn khiến chúng không bị đứt thẩm thấu, các protein liên kết với penicillin là duy nhất đối với các sinh vật vi khuẩn, Piperacillin hình thành phức hợp cộng hóa trị, ngăn chặn các chất nền khác của màng tế bào vi khuẩn không thể liên kết. Piperacillin ức chế giai đoạn cuối và giai đoạn thứ ba của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Sau đó ly giải tế bào thông qua các enzyme tự phân hủy thành tế bào vi khuẩn như autolysin.

Dược động học

Hấp thu

Thuốc Piperacillin không được hấp thu khi dùng đường uống vì vậy nó được dùng dưới dạng thuốc tiêm.

Chuyển hóa

Thuốc kháng sinh Piperacillin phần lớn không được chuyển hóa

Phân bố

Piperacillin có thể tích phân bố biểu kiến khoảng 101 mL/kg với liều tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg (truyền trong 5 phút) ở trẻ sơ sinh

Thải trừ

Piperacillin được thải trừ chủ yếu qua lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Piperacillin được bài tiết nhanh chóng dưới dạng thuốc không đổi với nồng độ cao trong nước tiểu. Thời gian bán thải của Piperacillin là 36-72 phút

Ứng dụng trong y học

  • Piperacillin được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng từ trung bình đến nặng do các vi khuẩn nhạy cảm.
  • Piperacillin được sử dụng kết hợp với chất ức chế beta lactamase tazobactam để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng mắc phải tại bệnh viện. Piperacillin-tazobactam là một phần của phác đồ ba thuốc để điều trị bệnh viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
  • Piperacillin được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân được chẩn đoán mắc các bệnh nhiễm trùng nội tạng chủ yếu do Pseudomonas aeruginosa như tiết niệu, bụng, phụ khoa, hô hấp, nhiễm khuẩn huyết

Tác dụng phụ

Piperacillin thuốc có thể gây tác dụng phụ sau:

  • Tiêu hóa: buồn nôn, viêm gan, táo bón, tiêu chảy,nôn
  • Da liễu: viêm tĩnh mạch, ban đỏ, đau, phát ban
  • Thần kinh: tăng động, nhức đầu, mất ngủ
  • Huyết học: giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, bất thường về đông máu, giảm bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan
  • Rối loạn chức năng thận
  • Hạ kali máu

Độc tính ở người

Bệnh nhân dùng piperacillin tiêm tĩnh mạch có thể có mức tăng aminotransferase huyết thanh thoáng qua và từ nhẹ đến trung bình ở 12% bệnh nhân. Các trường hợp hiếm gặp về tổn thương gan được báo cáo ở những người dùng piperacillin.Viêm gan ứ mật do piperacillin và các penicillin khác có thể kéo dài và dẫn đến ứ mật dai dẳng hoặc tăng dai dẳng phosphatase kiềm trong huyết thanh gợi ý mất một phần ống mật. Biểu hiện quá liều Piperacillin là dễ bị kích động, kích thích thần kinh cơ, nôn, buồn nôn và tiêu chảy.

Tương tác với thuốc khác

  • Piperacillin kết hợp với tazobactam làm cải thiện hoạt tính diệt khuẩn tổng thể của chúng
  • Sử dụng warfarin cùng với piperacillin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu bạn là người già hoặc bị suy thận hoặc gan.
  • Probenecid làm tăng thời gian bán hủy và thành thải của Piperacillin
  • Aminoglycosides khi dùng chung với piperacillin và tobramycin ở bệnh nhân suy thận có thể làm giảm thời gian bán thải và độ thanh thải của tobramycin.
  • Heparin dùng chung với piperacillin gây ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu và hệ thống đông máu
  • Dùng piperacillin với vecuronium làm kéo dài thời gian phong bế thần kinh cơ của vecuronium

Lưu ý khi sử dụng

  • Khi dùng Piperacillin đường tiêm bệnh nhân nên cần có sự hỗ trợ của cán bộ nhân viên y tế, không được tự ý tiêm Piperacillin
  • Trước khi dùng Piperacillin/tazobactam liều uống/tiêm, bệnh nhân nên được hỏi kĩ về tiền sử dị ứng với cephalosporin hay penicillin không
  • Mặc dù Piperacillin có độc tính thấp tuy nhiên bệnh nhân nên kiểm tra định kỳ các chức năng gan, thận và đo nồng độ huyết tương để xác định liều dùng Piperacillin
  • Nếu bệnh nhân có dấu huyết xuất huyết thì nên ngưng dùng Piperacillin
  • Bệnh nhân có thể bị co giật, kích động thần kinh, làm chậm các dấu hiệu của triệu chứng giang mai vì vậy bệnh nhân cần thận trọng khi dùng Piperacillin. Bệnh nhân nên được xét nghiệm tìm giang mai trước khi dùng Piperacillin
  • Cho bệnh nhân đánh giá chức năng chất sinh huyết định kỳ vì Piperacillin có thể gây giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính đặc biệt nếu dùng Piperacillin kéo dài.
  • Phụ nữ có thai: Piperacillin hiện nay chưa được chứng minh an toàn cho phụ nữ có thai vì vậy không nên dùng Piperacillin cho nhóm đối tượng này
  • Phụ nữ cho con bú: Piperacillin có thể bị bài tiết 1 lượng nhỏ vào sữa mẹ và gây rói loạn hệ tiêu hóa ở trẻ vì vậy không dùng Piperacillin cho mẹ cho con bú.
  • Piperacillin/Tazobactam có thể làm sai lệch kết quả thử dương tính glucose trong nước tiểu.

Một vài nghiên cứu của Piperacillin trong Y học

Hiệu quả và độ an toàn của piperacillin-tazobactam so với meropenem trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp bao gồm viêm bể thận cấp do Enterobacteriaceae sinh beta-lactamase phổ rộng

Efficacy and safety of piperacillin-tazobactam compared with meropenem in treating complicated urinary tract infections including acute pyelonephritis due to extended-spectrum β-lactamase-producing Enterobacteriaceae
Efficacy and safety of piperacillin-tazobactam compared with meropenem in treating complicated urinary tract infections including acute pyelonephritis due to extended-spectrum β-lactamase-producing Enterobacteriaceae

Nghiên cứu tiến hành từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 11 năm 2021 trên 195 bệnh nhân, bị nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp bao gồm viêm bể thận cấp do Enterobacteriaceae sinh beta-lactamase phổ rộng. Tiêu chí chính là thành công lâm sàng sau khi điều trị bằng kháng sinh. Tiêu chí phụ bao gồm tái nhập viện và tái phát cUTI sau 90 ngày do Enterobacteriaceae sản xuất ESBL gây ra. 110 bệnh nhân được điều trị bằng piperacillin-tazobactam, 85 bệnh nhân được dùng meropenem. Kết quả cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh là tương tự nhau giữa 2 nhóm (80% so với 78,8%, p = 0,84). Tuy nhiên, nhóm piperacillin-tazobactam có tổng thời gian sử dụng kháng sinh thấp hơn, thời gian điều trị bằng kháng sinh hiệu quả thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn. Từ đó cho thấy tác dụng phụ, độ an toàn của piperacillin-tazobactam cao hơn meropenem trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Piperacillin, pubchem. Truy cập ngày 15/10/2023
  2. Wei Zhang 1, Chun-Yu Yan 2, Shu-Rui Li 3, Ting-Ting Fan 1, Shan-Shan Cao 1, Bin Cui 4, Meng-Ying Li 5, Bo-Yuan Fan 6, Bo Ji 7, Li Wang 7, Fei Cui 8, Jia Cui 1, Lei Wang 1, Yue Guan 1, Jing-Wen Wang (2023) Efficacy and safety of piperacillin-tazobactam compared with meropenem in treating complicated urinary tract infections including acute pyelonephritis due to extended-spectrum β-lactamase-producing Enterobacteriaceae, pubmed.com. Truy cập ngày 15/10/2023

Penicillin

Saditazo

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ bột pha tiêm

Xuất xứ: Ấn Độ

Các phối hợp kháng khuẩn

Zobacta 2,25g

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 10 lọ

Xuất xứ: Việt Nam

Các phối hợp kháng khuẩn

Tazocin 4.5g

Được xếp hạng 5.00 5 sao
400.000 đ
Dạng bào chế: Bột đông khô vô khuẩn pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ 4.5g

Xuất xứ: Ý

Các phối hợp kháng khuẩn

Tazopelin 4,5g

Được xếp hạng 5.00 5 sao
165.000 đ
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ thuốc tiêm bột

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
2.225.000 đ
Dạng bào chế: Bột pha dung dịch tiêmĐóng gói: Hộp 25 lọ

Xuất xứ: Pháp

Beta lactam

Vitazovilin 2/0,25

Được xếp hạng 5.00 5 sao
900.000 đ
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 10 lọ

Xuất xứ: Việt Nam

Các phối hợp kháng khuẩn

Acectum

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Bột pha tiêmĐóng gói: Hộp 1 lọ

Xuất xứ: Ấn Độ