Phenobarbital

Showing all 4 results

Phenobarbital

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Phenobarbital

Tên danh pháp theo IUPAC

5-ethyl-5-phenyl-1,3-diazinane-2,4,6-trione

Phenobarbital thuộc nhóm nào?

Thuốc chống động kinh

Mã ATC

N – Hệ thần kinh

N03 – Thuốc chống động kinh

N03A – Thuốc chống động kinh

N03AA – Barbiturat và dẫn xuất

N03AA02 – Phenobarbital

Mã UNII

YQE403BP4D

Mã CAS

50-06-6

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C12H12N2O3

Phân tử lượng

232.23 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Phenobarbital là một thành viên của nhóm barbiturat, cấu trúc của nó là axit barbituric được thay thế ở C-5 bằng các nhóm ethyl và phenyl.

Mô hình bóng và que

Mô hình bóng và que của Phenobarbital
Mô hình bóng và que của Phenobarbital

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 2

Số liên kết hydro nhận: 3

Số liên kết có thể xoay: 2

Diện tích bề mặt cực tôpô: 75,3

Số lượng nguyên tử nặng: 17

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

  • Phenobarbital tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng không mùi hoặc tinh thể không màu. Vị hơi đắng, không mùi
  • Dung dịch nước bão hòa có tính axit (pH khoảng 5).
  • Điểm nóng chảy 345 đến 352°F
  • Hòa tan trong rượu, hydroxit kiềm, ete, cloroform, dung dịch cacbonat kiềm

Dạng bào chế

Viên nén : thuốc Phenobarbital 100mg,…

Dung dịch: thuốc Phenobarbital 100mg/ml,…

Dạng bào chế Phenobarbital
Dạng bào chế Phenobarbital

Nguồn gốc

  • Thuốc barbiturat được tổng hợp đầu tiên vào năm 1902 bởi các nhà hóa học người Đức Emil Fischer và Joseph von Mering.
  • Đến năm 1904, Fischer tổng hợp Phenobarbital
  • Vào năm 1912, Phenobarbital được đưa ra thị trường bởi công ty dược phẩm Bayer và cũng từ thời điểm này Phenobarbital đã được biết đến rộng rãi với tác dụng an thần nhưng hiệu quả chống co giật chưa được biết rõ.
  • Sau 25 năm lưu hành trên thị trường, Phenobarbital được dùng để dự phòng trong điều trị sốt co giật.

Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dung dịch nước natri “phenobarbital” thường không ổn định. Thuốc ổn định hơn trong propylene glycol, polyethylene glycol.

Dược lý và cơ chế hoạt động

Phenobarbital cơ chế tác dụng như sau: Phenobarbital có tác dụng làm suy yếu hệ thần kinh trung ương do làm tăng thời gian và kéo dài thời gian mở kênh clorua. Phenobarbital thường tác động lên các tiểu đơn vị thụ thể GABA-A, tại đây Phenobarbital liên kế với các thụ thể này và làm cho các cổng iron clorua trong não bộ đường mở ra và giữ nguyên ở trạng thái mở ổn định do đó làm màng tế bào bị siêu phân cực và làm tăng ngưỡng điện thế hoạt động.

Dược động học

Hấp thu

Phenobarbital được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn khi dùng theo đường tiêm hoặc đường uống. Phenobarbital được hấp thu dễ dàng qua đường trực tràng và đạt nồng độ tối đa trong huyets tương và não bộ lần lượt là 8-12 giờ và 10-15 giờ sau khi dùng đường uống. Phenobarbital khi tiêm theo đường tĩnh mạch thì Phenobarbital bắt đầu tác dụng sau 5 phút và đạt tác dụng tối đa sau 30 phút.

Chuyển hóa

Phenobarbital được chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi hệ thống enzyme của microsome gan để tạo thành chất chuyển hóa không hoạt tính là p-hydroxyphenobarbital

Phân bố

Phenobarbital phân bố nhanh chóng và rộng khắp các mô trong cơ thể.

Thải trừ

Phenobarbital được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu khoảng 25-50% được bài tiết dưới dạng không đổi và thời gian bán thải của Phenobarbital khoảng 53-118 giờ.

Tác dụng của Phenobarbital

  • Phenobarbital được chỉ định dùng trong điều trị tất cả các loại động kinh ngoại trừ động kinh vắng ý thức
  • Phenobarbital làm giảm chứng mất ngủ và lo lắng
  • Phenobarbital chống động kinh và tác dụng an thần
  • Phenobarbital hữu ích trong điều trị cai nghiện rượu và benzodiazepine

Tác dụng phụ

  • Hôn mê, giảm nỗ lực thở và huyết áp thấp
  • Mất khả năng phối hợp, mất thăng bằng và buồn ngủ
  • Dùng phenobarbital kéo dài có thể gây chán ăn, khó chịu, tổn thương gan
  • Hệ thần kinh: Kích động, căng thẳng, ác mộng, ức chế thần kinh trung ương, buồn ngủ, lú lẫn, suy nghĩ bất thường, mất ngủ, lo lắng,tăng động, mất điều hòa, ảo giác, rối loạn tâm thần, chóng mặt
  • Hệ hô hấp: giảm thông khí, ngưng thở
  • Hạ huyết áp, ngất, nhịp tim chậm
  • Buồn nôn, nôn, táo bón
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Viêm da tróc vảy, hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Các tác dụng phụ khác: Nhức đầu; phản ứng quá mẫn

Độc tính ở người

Các biểu hiện độc tính của Phenobarbital được biểu hiện rõ khi cho bệnh nhân dùng Phenobarbital với liều 1g theo đường uống và có thể chênh lệch ít nhiều tùy vào từng bệnh nhân. Liều dùng Phenobarbital> 2 g có thể dẫn tới tình trạng tử vọng nhưng liều gây chết của Phenobarbital thường dao động khoảng 40 đến 80 mcg/mL. Khi nồng độ trong máu tăng lên trên 40 mcg/mL, bệnh nhân sẽ ở mức nguy hiểm và có nguy cơ tử vong đáng kể. Các triệu chứng độc tính của phenolbarbital bao gồm:

  • Suy giảm nhận thức
  • Bệnh giãn đồng tử
  • Buồn nôn
  • Yếu cơ
  • chứng chảy nhiều nước
  • Nhịp tim giảm
  • Mất phối hợp
  • Lượng nước tiểu dưới mức bình thường
  • Nhiệt độ cơ thể giảm
  • Tình trạng tử vong xảy ra là do bệnh nhân bị hạ huyết áp, hô mê và suy hô hấp rõ rệt dẫn tới

Biện pháp xử lí khi dùng quá liều phenolbarbital bao gồm:

  • Khi bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc Phenobarbital cần cho bệnh nhân xử lí nhanh chóng tình trạng hô hấp và tim mạch. Có thể cho bệnh nhân kiềm hóa nước tiểu, truyền máu hay chạy thận nhân tạo để tăng cường đào thải thuốc ra ngoài.
  • Cho bệnh nhân suy trì đường thở điều chỉnh tình trạng hạ huyết áp, chậm nhịp tim bằng cách đặt ống thở hay đặt ống nội khí quản.

Liều dùng

  • Người lớn:
    • Uống: 60-250mg/ngày.
    • Tiêm: 15 mg/kg ở bệnh nhân trưởng thành
  • Liều Phenobarbital trẻ em: Hiện nay đã có báo cáo cho thấy Phenobarbital làm giảm nhận thức ở bệnh nhân là trẻ nhỏ vì vậy liều dùng Phenobarbital sẽ giảm so với người lớn thường là 1-6mg/kg/ngày.

Tương tác với thuốc khác

Phenobarbital thuốc có thể gây 1 số tương tác sau đây:

  • Phenobarbital có thể làm giảm đáng kể nồng độ aripiprazole trong máu
  • Sử dụng lorazepam, levetiracetam, duloxetine, escitalopram, diazepam, cetirizine, diphenhydramine, pregabalin , alprazolam cùng với Phenobarbital có thể làm tăng tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn và khó tập trung.
  • Divalproex natri làm tăng nồng độ Phenobarbital trong huyết tương
  • Sử dụng phenytoin cùng với Phenobarbital có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơn động kinh
  • Phenobarbital có thể gây tương tác bất lợi với clonazepam, acetaminophen
  • Phenobarbital làm giảm nồng độ lamotrigine,quetiapine, montelukast trong máu
  • Sử dụng acetaminophen cùng với Phenobarbital có thể làm thay đổi tác dụng của acetaminophen và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến gan
  • Levothyroxine làm giảm tác dụng của Phenobarbital
  • Phenobarbital làm giảm tác dụng của cholecalciferol

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân nhạy cảm với barbiturat, thuốc an thần-thuốc ngủ
  • Bệnh nhân có tiền sử/biểu hiện hoặc rối loạn chuyển hóa porphyrin tiềm ẩn
  • Bệnh nhân suy gan, hội chứng thận hư.

Lưu ý khi sử dụng

  • Thuốc ngủ Phenobarbital khi dùng chung với rượu có thể gây suy hô hấp nặng và gây nguy hiểm cho bệnh nhân vì vậy trong quá trình điều trị với Phenobarbital bệnh nhân nên tránh uống rượu
  • Thuốc chống co giật Phenobarbital dược khuyến cáo là nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú vì Phenobarbital có khả năng bài tiết vào sữa mẹ và gây tình trạng tăng cân kém, ngủ quá mức ở trẻ nhỏ
  • Phụ nữ có thai: Bệnh nhân là phụ nữ có thai chỉ dùng Phenobarbital khi thật cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân suy thận nên thận trọng khi dùng Phenobarbital
  • Tính an toàn và hiệu quả của phenobarbital chưa được nghiên cứu đầy đủ ở bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc thận trọng vì có thể gây hưng phấn, trầm cảm hoặc lú lẫn ở một số bệnh nhân cao tuổi.
  • Khi dùng phenobarbital theo đường tĩnh mạch nên dành cho những trường hợp khẩn cấp.
  • Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng cai thuốc Phenobarbital nếu họ ngừng dùng thuốc đột ngột, vì vậy nên giảm liều Phenobarbital.

Một vài nghiên cứu của Phenobarbital trong Y học

Phenobarbital vẫn có vai trò trong điều trị bệnh động kinh

Phenobarbital still has a role in epilepsy treatment
Phenobarbital still has a role in epilepsy treatment

Nghiên cứu được tiến hành để báo cáo một nhóm bệnh nhân bị động kinh toàn thể trong đó phenobarbital được chứng minh là thuốc được lựa chọn. 20 bệnh nhân được cho dùng liều phenobarbital đơn trị cho thấy tất cả các cơn co giật của bệnh nhân đều được kiểm soát hoàn toàn bằng phenobarbital liều thấp mỗi ngày một lần mà không có tác dụng phụ.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Phenobarbital, pubchem. Truy cập ngày /10/2023.
  2. T Lerman-Sagie 1, P Lerman (1999) Phenobarbital still has a role in epilepsy treatment , pubmed.com. Truy cập ngày 13/10/2023.

Chống co giật

Gardenal 100mg Sanofi

Được xếp hạng 5.00 5 sao
350.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 20 viên

Xuất xứ: Pháp

Chống co giật

Garnotal 10

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Chống co giật

Garnotal 100mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
850.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 10 vỉ * 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Chống co giật

Gardenal 100mg Pharbaco

Được xếp hạng 5.00 5 sao
700.000 đ
Dạng bào chế: Viên nén Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam