Pancreatin
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Pancreatin thuộc nhóm thuốc gì?
Chế phẩm enzyme
Mã ATC
ATC A09 Thuốc tiêu hóa, bao gồm enzyme
A09A Chất tiêu hóa, bao gồm enzym
A09AA Chế phẩm enzyme
A09AA02 Multienzym ( lipase, protease, v.v.)
Mã UNII
FQ3DRG0N5K
Mã CAS
53608-75-6
Dạng bào chế
Viên nén bao tan trong ruột: thuốc pancretin s,…
Viên nén bao phim: thuốc pancreatin + simethicone,..
Viên nang cứng: thuốc Pancreatin 170mg,..
Viên nén: pancreatin 170mg simethicone 84,433 mg,..
Viên nang mềm: Banitase, Digelase,..
Pancreatin là thuốc gì?
Pancreatin là gì? Pancreatin là hỗn hợp nhiều loại enzym tuyến tụy bao gồm enzym amylase, protease, lipase. Những enzyme trong Pancreatin thường được sản xuất bởi tuyến tụy của lợn và bò và chúng đều đóng vai trò quan trọng xúc tác quá trình tiêu hóa protein, chất béo và đường. Pancreatin thường được ử dụng để thay thế các enzym tiêu hóa khi cơ thể không có đủ enzym. Một số tình trạng bệnh lý có thể gây ra tình trạng thiếu enzyme này, chẳng hạn như ung thư tuyến tụy, viêm tụy, xơ nang hoặc phẫu thuật tuyến tụy
Nguồn gốc
- Năm 1800, Pancreatin chưa được sử dụng nhiều để làm thuốc
- Năm 2020, Pancreatin được chỉ định là thuốc kê đơn phổ biến tại Hoa Kỳ.
- Pancreatin hiện nay thường được chiết xuất từ tuyến tụy của bò, lợn
Dược lý và cơ chế hoạt động
- Pancreatin chứa hàm lượng enzyme tuyến tụy có hoạt tính sinh học cao, các enzym này có tác dụng xúc tác nhiều quá trình sinh học trong cơ thể bao gồm xúc tác quá trình các chất dẫn xuất, tinh bột thành dextrin và đường, thủy phân protein thành protease, chất béo thành glycerol và axit béo, quá trình tiêu hóa các loại đường, chất béo và protein khác nhau.
- Pancreatin cũng xúc tác quá trình thủy phân tinh bột thành dextrin và đường chuỗi ngắn như maltriose, maltose trong tá tràng và đoạn gần ruột non
Dược động học
Dữ liệu dược động học Pancreatin thuốc hiện nay không có sẵn do các enzyme hoạt động cục bộ trong đường tiêu hóa. Sau khi phát huy tác dụng của mình thì các enzyme sẽ tự tiêu hóa trong ruột.
Ứng dụng trong y học
Pancreatin có tác dụng gì?
- Pancreatin dùng trong điều trị các rối loạn tiêu hóa, suy tụy ngoại tiết
- Pancreatin dùng trong viêm tụy mãn tính, phẫu thuật cắt tụy phức tạp
Tác dụng phụ
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, hẹp hồi tràng và ruột già
- Da và mô dưới da: Pancreatin có thể gây ngứa, nổi mề đay, phát ban trên da
- Ngoài ra: axit uric trong máu cao, kích ứng quanh hậu môn
Độc tính ở người
Dùng Pancreatin liều cao và trong thời gian dài đã được báo cáo có liên quan đến tăng acid uric máu, tăng acid uric. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm đảm bảo bù nước đầy đủ, ngừng điều trị bằng enzyme
Tương tác với thuốc khác
Không có dữ liệu
Chống chỉ định
- Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống bị xơ nang.
- Quá mẫn cảm với Pancreatin
Lưu ý khi sử dụng
- Cần thận trọng khi kê đơn Pancreatin cho phụ nữ có thai vì hiện nay chưa có dữ liệu lâm sàng chính thức được công bố về tác dụng hay độc tính của Pancreatin trên phụ nữ có thai, các nghiên cứu trên động vật cho thấy Pancreatin không gây hại cho thai nhi
- Pancreatin an toàn cho phụ nữ có thai
- Tình trạng hẹp ruột già và hồi tràng đã được báo cáo khi dùng Pancreatin cho bệnh nhân bị xơ nang liều cao vì vậy để phòng ngừa nếu bệnh nhân có các triệu chứng bất thường ở bụng thì cần cho bệnh nhân đánh giá để loại trừ khả năng bệnh lý xơ hóa đại tràng, đặc biệt thận trọng khi bệnh nhân dùng > 10.000 đơn vị lipase/kg/ngày.
- Trong quá trình chiết xuất Pancreatin thường chứa 1 lượng nhỏ purine có thể làm tăng tình trạng tăng axit uric máu và tăng axit uric niệu
- Pancreatin có thể làm giảm sự hấp thu sắt trong quá trình tiêu hóa từ thức ăn ở tá tràng
- Nên dùng tối đa 10.000 IU lipase/ kg /ngày
Triệu chứng và nguyên nhân gây thiếu Pancreatin
Các nguyên nhân gây thiếu Pancreatin phổ biến:
- Viêm tụy cấp/mãn tính
- xơ nang
- Ung thư tuyến tụy
- Phẫu thuật tuyến tụy /đường tiêu hóa trên
Triệu chứng:
- Đầy hơi
- Chuột rút, khó chịu / đau bụng
- Bệnh tiêu chảy, phân loãng
- Thải khí thừa/ đầy hơi
- Giảm cân
Một vài nghiên cứu của Pancreatin trong Y học
Nghiên cứu 1
Hiệu quả và an toàn của Pancrelipase/Pancreatin ở bệnh nhân suy tụy ngoại tiết và có tiền sử bệnh tiểu đường
Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu thực hiện các phân tích thăm dò về hiệu quả và độ an toàn của viên nang giải phóng chậm pancrelipase ở bệnh nhân suy tụy ngoại tiết có hay không kèm theo bệnh tiểu đường đồng thời đái tháo đường. Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp phân tích hồi cứu, hậu kiểm, mù đôi, có đối chứng giả dược, ngẫu nhiên, ở những bệnh nhân mắc suy tụy ngoại tiết do viêm tụy mãn tính hoặc cắt tụy. Sau 5 ngày dùng giả dược, 1 số bệnh nhân sẽ được chọn ngẫu nhiên dùng 72.000 đơn vị lipase/bữa ăn pancrelipase và 36.000 đơn vị pancrelipase/bữa ăn nhẹ và nhóm còn lại cho dùng giả dược trong 7 ngày. Kết quả dựa trên sự thay đổi về hấp thụ nitơ, hệ số hấp thụ chất béo từ lúc bắt đầu đến cuối giai đoạn mù đôi. Kết quả cho thấy có những thay đổi lớn về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khi dùng pancrelipase so với giả dược ở bệnh nhân mắc/ không mắc bệnh tiểu đường đồng thời đái tháo đường. Đái tháo đường không liên quan đáng kể đến kết quả của hấp thụ nitơ và hệ số hấp thụ chất béo. Các tác dụng phụ bao gồm hạ đường huyết và tăng đường huyết. Kết luận: Pancrelipase cải thiện sự hấp thụ chất béo và protein ở bệnh nhân suy tụy ngoại tiết do cắt tụy/ viêm tụy mãn tính có hoặc không có đái tháo đường
Nghiên cứu 2
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên: hiệu quả và độ an toàn của vi cầu nhỏ phủ pancreatin (Creon 40000 MMS) ở bệnh nhân suy tụy ngoại tiết do viêm tụy mãn tính – một nghiên cứu mù đôi, kiểm soát giả dược
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và độ an toàn của pancreatin ) trong điều trị suy tụy ngoại tiết do viêm tụy mãn tính. Nghiên cứu tiến hành đa trung tâm, mù đôi, ngẫu nhiên, song song, có đối chứng giả dược,kéo dài 1 tuần ở Ấn Độ. Các đối tượng của nghiên cứu là 62 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên cả nam và nữ có độ tuổi ≥18 tuổi có viêm tụy mãn tính và suy tụy ngoại tiết đã được chứng minh được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 dùng pancreatin hoặc giả dược (34 pancreatin, 28 bệnh nhân dùng giả dược). Kết quả dựa trên sự thay đổi hệ số hấp thu chất béo từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc điều trị. 61 bệnh nhân đã hoàn thành điều trị, nhóm dùng pancreatin có sự cải thiện đáng kể về khả năng hấp thụ chất béo từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc điều trị so với những người dùng giả dược. Các tác dụng phụ xảy ra khi điều trị xảy ra ở 12 bệnh nhân dùng pancreatin và 7 bệnh nhân dùng giả dược. Từ đó cho thấy Các tác dụng phụ xảy ra khi điều trị xảy ra ở 12 bệnh nhân dùng pancreatin và 7 bệnh nhân dùng giả dược ở bệnh nhân suy tụy ngoại tiết do viêm tụy mãn tính và cho thấy khả năng dung nạp tốt và độ an toàn của Pancreatin đã được chứng minh.
Tài liệu tham khảo
- Chuyên gia Drus.com,Pancreatin , drugs.com. Truy cập ngày 21/10/2023.
- David C Whitcomb 1, Amit Bodhani, Katrin Beckmann, Suntje Sander-Struckmeier, Shufang Liu, Mahesh Fuldeore, Paul F Pollack, Rupal P Khurmi (2016) Efficacy and Safety of Pancrelipase/Pancreatin in Patients With Exocrine Pancreatic Insufficiency and a Medical History of Diabetes Mellitus, pubmed.com. Truy cập ngày 21/10/2023.
- V Thorat 1, N Reddy, S Bhatia, A Bapaye, J S Rajkumar, D D Kini, M M Kalla, H Ramesh (2012) Randomised clinical trial: the efficacy and safety of pancreatin enteric-coated minimicrospheres (Creon 40000 MMS) in patients with pancreatic exocrine insufficiency due to chronic pancreatitis–a double-blind, placebo-controlled study, pubmed.com. Truy cập ngày 21/10/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc