Hiển thị tất cả 5 kết quả

Octocrylene

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Octocrylene

Tên danh pháp theo IUPAC

2-ethylhexyl 2-cyano-3,3-diphenylprop-2-enoate

Mã UNII

5A68WGF6WM

Mã CAS

6197-30-4

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C24H27NO2

Phân tử lượng

361.5 g/mol

Đặc điểm cấu tạo

Octocrylene là một hợp chất hữu cơ, là một este được hình thành do sự ngưng tụ của 2-ethylhexyl cyanoacetate với benzophenone

Mô hình bóng và que

Mô hình 3D của phân tử octocrylene
Mô hình 3D của phân tử octocrylene

Các tính chất phân tử

Số liên kết có thể xoay: 10

Diện tích bề mặt cực tôpô: 50,1

Số lượng nguyên tử nặng: 27

Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 1

Liên kết cộng hóa trị: 1

Tính chất

Octocrylene là chất lỏng nhớt màu vàng. Không hòa tan trong nước .

Dạng bào chế

Kem

Dược lý và cơ chế hoạt động

  • Octocrylene là gì? Octocrylene là thành phần được dùng trong các loại kem bôi da, là chất lọc UV-B. Octocrylene có tác dụng chọn lọc lọc với tia cực tím hay còn biết đến là tia UV do Octocrylene có khả năng hấp thu các bức xạ UVB và các loại ánh sáng có bước sóng từ 280 đến 320 nm. Trong công thức phần ethylhexanol có đặc tính chống nước và làm mềm. Khi dùng trên da, Octocrylene có thể xâm nhập vào da do đó làm tăng. Octocrylene thể hiện các cơ chế thư giãn cực nhanh không bức xạ để phục hồi trạng thái cơ bản ban đầu. Octocrylene hi được hấp thụ vào da sẽ bắt giữ các tia UV có hại trước khi chúng có thể gây tổn thương cho các tế bào da bên dưới. Octocrylene có khả năng bảo vệ chống lại tia UVA, nguyên nhân gây ra các dấu hiệu lão hóa. Octocrylene khác với các loại kem chống nắng vật lý của bạn như; kẽm hoặc titan dioxide có tác dụng bảo vệ da bằng cách tạo ra một rào cản vật lý. Octocrylene cũng được cho là có tác dụng dưỡng ẩm cho da vì đặc tính làm mềm của nó. Chất làm mềm giúp ngăn ngừa mất độ ẩm từ các lớp trên cùng của da.

Dược động học

Octocrylene là thành phần được dùng để bôi trên da, tại chỗ vì vậy không hấp thu vào hệ tuần hoàn chung

Octocrylene có tác dụng gì?

  • Octocrylene trong kem chống nắng giúp da chống nắng và bảo vệ da chống lại tia UVA, nguyên nhân gây ra các dấu hiệu lão hóa, giúp cải thiện khả năng chống nước của kem chống nắng, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngày nay octocrylene là một trong những phân tử phổ biến nhất có trong kem chống nắng. Octocrylene có khả năng bảo vệ cho da khỏi bức xạ UV-A và UV-B tới của quang phổ mặt trời.
  • Octocrylene trong mỹ phẩm là một thành phần chống nắng hóa học, an toàn và hiệu quả trong các sản phẩm có nồng độ lên tới 10%. Nó rất ổn định về mặt hóa học và có thể được sử dụng làm chất phụ gia cho mỹ phẩm để bảo vệ mọi sự thoái hóa hóa học tự nhiên có thể xảy ra khi các sản phẩm chăm sóc da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Ngoài ra, octocrylene rất ổn định và nó có thể bảo quản và tăng cường các chất hấp thụ tia cực tím khác đồng thời tăng cường tính đồng nhất của lớp phủ da của chúng

Tác dụng phụ

Octocrylene có hại không? Octocrylene không gây ra bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào đối với hầu hết người dùng, trừ khi bệnh nhân dị ứng với Octocrylene sẽ gây tình trạng kích ứng da.

Độc tính ở người

Chưa có dữ liệu

Tương tác với thuốc khác

Chưa có dữ liệu

Lưu ý khi sử dụng

  • Nồng độ an toàn của Octocrylene trong các loại kem tối đa là 10%
  • Việc điều chỉnh octocrylene rất quan trọng vì kem chống nắng hóa học được hấp thụ vào da. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy sự hấp thụ của thành phần này vào máu không đáng kể để gây ra bất kỳ tác hại nào khi sử dụng ở nồng độ được FDA chấp thuận. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố bởi Frontiers in Medicine lưu ý rằng đã có một số nghiên cứu cho thấy kem chống nắng hóa học có thể được hấp thụ vào máu với tốc độ cao hơn. Vấn đề tiềm ẩn khi octocrylene được hấp thụ vào máu là nó có thể phá vỡ các hormone trong cơ thể.
  • Octocrylene không phải là chất chống nắng hiệu quả cao khi sử dụng riêng lẻ. Giống như hầu hết các loại kem chống nắng hóa học, octocrylene cần một loại kem chống nắng hóa học khác để giúp tăng khả năng bảo vệ. Tuy nhiên, nó có khả năng bảo vệ chống lại tia UVB và tia UVA ngắn.
  • Octocrylene có hại cho bà bầu không?  Không nên dùng Octocrylene cho bàu baauf hay phụ nữ có thai vì hiện nay tính an toàn của Octocrylene cho nhóm đối tượng này chưa được chứng minh đầy đủ.

Một vài nghiên cứu của Octocrylene trong Y học

Nghiên cứu 1

Nghiên cứu sự tương tác của octocrylene chống nắng với các chất tương tự axit amin khi có bức xạ UV

Investigation of the sunscreen octocrylene's interaction with amino acid analogs in the presence of UV radiation
Investigation of the sunscreen octocrylene’s interaction with amino acid analogs in the presence of UV radiation

Nghiên cứu tiến hành với mục đích nghiên cứu sự tương tác của octocrylene với các chất tương tự axit amin khi có bức xạ UV để hiểu rõ hơn lý do về khả năng gây dị ứng ánh sáng của octocrylene. Các chất tương tự axit amin được quang phân khi có và không có octocrylene trong 1 giờ trong môi trường cyclohexane. Kết quả cho thấy tốc độ phân hủy chậm hơn đáng kể đối với tất cả các chất tương tự axit amin khi có octocrylene trong hỗn hợp. Benzylamine phản ứng với octocrylene trong quá trình quang phân và hình thành amit tương ứng trong phản ứng acyl hóa. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ amin do thay đổi nồng độ benzylamine và giữ cố định nồng độ octocrylene. Kết quả cho thấy khả năng gây dị ứng khi tiếp xúc với ánh sáng của octocrylene có thể là do khả năng phản ứng quang hóa của nó đối với các amin và rượu bậc một.

Nghiên cứu 2

Sự hiện diện của benzophenone trong kem chống nắng và mỹ phẩm có chứa chất lọc tia cực tím hữu cơ octocrylene: Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

The presence of benzophenone in sunscreens and cosmetics containing the organic UV filter octocrylene_ A laboratory study
The presence of benzophenone in sunscreens and cosmetics containing the organic UV filter octocrylene_ A laboratory study

Nghiên cứu tiến hành với mục đích xác minh xem liệu dư lượng benzophenone có tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng có chứa octocrylene hay không và ở mức độ nào. Nguyên liệu là 39 sản phẩm chăm sóc da, trong đó có 28 sản phẩm chứa octocrylene, được phân tích hóa học về thành phần benzophenone bằng phương pháp sắc ký lỏng. Kết quả: Trong trong tất cả 28 sản phẩm có chứa octocrylene, sự hiện diện của benzophenone chủ yếu ở nồng độ trên 10 ppm, trong khi phần lớn các sản phẩm không chứa octocrylene (11/8, 73%) không chứa benzophenone. Các nghiên cứu về độc tính và sinh thái đánh giá sự an toàn của octocrylene cũng có thể cần xem xét sự hiện diện đồng thời của HA.

Tài liệu tham khảo

  1. Thư viện y học quốc gia, Octocrylene , pubchem. Truy cập ngày 06/10/2023.
  2. Isabella Karlsson 1, Elin Persson, Jerker Mårtensson, Anna Börje (2012) Investigation of the sunscreen octocrylene’s interaction with amino acid analogs in the presence of UV radiation ,pubmed.com. Truy cập ngày 06/10/2023.
  3. Kenn Foubert, Ella Dendooven, Mart Theunis , Tania Naessens, Boryana Ivanova , Luc Pieters, Liesbeth Gilissen , Sara Huygens , Wim De Borggraeve, Julien Lambert, An Goossens , Olivier Aerts (2021) The presence of benzophenone in sunscreens and cosmetics containing the organic UV filter octocrylene: A laboratory study, pubmed.com. Truy cập ngày 06/10/2023.

Kem chống nắng

Kem chống nắng Bihaku

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 tuýp

Thương hiệu: Công ty CP Giải pháp SK&SĐ Janami

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 340.000 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 01 tuýp 40ml

Thương hiệu: Bioderma

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 410.000 đ
Dạng bào chế: Kem bôi daĐóng gói: Hộp 1 tuýp 20

Thương hiệu: Merz Pharmaceuticals

Xuất xứ: Mỹ

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 190.000 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: 1 tuýp 50g

Thương hiệu: Dược Tín Phong

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 230.000 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 tuýp 70g

Thương hiệu: Dược Tín Phong

Xuất xứ: Việt Nam