L-threonine

L-Threonine là thuốc gì?
- L-Threonine là dạng đồng phân có hoạt tính sinh học thuộc loại threonine, mang cấu hình không gian L – dạng tự nhiên phổ biến nhất trong cơ thể sinh vật. Hợp chất này đóng vai trò thiết yếu như một axit amin cấu trúc, được tích hợp vào chuỗi polypeptid trong quá trình tổng hợp protein.
- Bên cạnh vai trò là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn, L-Threonine còn tham gia như một chất chuyển hóa nội sinh trong nhiều loài sinh vật khác nhau: từ vi sinh vật như Saccharomyces cerevisiae, Escherichia coli, đến thực vật, động vật và cả ở người.L-Threonine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chu trình sinh học và hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
- Với cấu trúc thuộc nhóm axit amin L-alpha thuộc họ aspartate, L-Threonine có khả năng tạo thành liên kết peptide trong chuỗi protein. Trong môi trường khác nhau, nó có thể tồn tại dưới dạng zwitterion hoặc chuyển hóa thành các dạng ion hóa như L-threoninate (dạng axit) hoặc L-threoninium (dạng bazơ). Ngoài ra, nó cũng là đồng phân đối quang của D-threonine, tuy nhiên chỉ dạng L mới có giá trị sinh học đối với cơ thể người và đa phần sinh vật sống.
- Do cơ thể không tự tổng hợp được, L-Threonine phải được cung cấp qua chế độ ăn hoặc sản phẩm bổ sung. Nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch và hỗ trợ duy trì cấu trúc protein của da và cơ.
Đặc điểm của L-Threonine
Công thức hóa học/phân tử
C₄H₉NO₃

Danh pháp quốc tế (IUPAC name)
(2S,3R)-2-amino-3-hydroxybutanoic acid
Tính chất vật lý
- Trọng lượng phân tử: 119,12 g/mol
- Trạng thái: L-Threonine tồn tại ở dạng tinh thể rắn trong điều kiện thường.
- Màu sắc: Dạng tinh thể không màu, không có ánh kim.
- Mùi: Mùi thơm nhẹ
- Độ tan: 97000 mg/L (ở 25 °C). Ít tan trong nước ; Tan trong hệ đệm pH 5,5. Ít tan trong ethanol, methanol, và gần như không tan trong ether hoặc chloroform, không tan trong dung môi trung tính thông thường
- Điểm nóng chảy: Khoảng 256°C, có thể phân hủy nhẹ nếu nhiệt độ tiếp tục tăng.
- Độ pH: Dung dịch L-Threonine 1% trong nước có pH dao động từ 5,0 đến 6,5.
- Tính ổn định: Ổn định ở điều kiện bảo quản thông thường, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp và môi trường có độ ẩm cao. Dưới điều kiện tiếp xúc lâu dài với môi trường có độ pH cực đoan, L-Threonine có thể bị phân giải.
Dạng bào chế
L-Threonine được điều chế thành nhiều dạng khác nhau như: viên nang, viên nén, bột pha uống, hoặc dạng dung dịch lỏng để dùng đường uống.

L-Threonine có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng
L-Threonine giúp tổng hợp các axit amin (glycine và serine),và giúp chuyển hóa chất béo tại gan, giảm tích mỡ. Ngoài ra, L-Threonine góp phần duy trì quá trình tổng hợp protein trong tế bào và hỗ trợ hấp thu dưỡng chất tại đường ruột. Chất này cũng có vai trò trong điều hòa chức năng thần kinh và cân bằng trao đổi chất nội bào thông qua ảnh hưởng đến hệ thống phân giải protein.
Dược động học
Hấp thu
Sau khi uống, L-Threonine được hấp thu hiệu quả qua niêm mạc ruột non nhờ các cơ chế vận chuyển chủ động dành riêng cho amino acid thiết yếu.
Phân bố
Sau khi vào máu, L-Threonine được phân bố khắp các mô (nhất là an, cơ và hệ thần kinh trung ương) rồi bắt đầu tham gia thực hiện các chức năng trao đổi chất và điều hòa.
Chuyển hóa
L-Threonine được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành glycine, pyruvate và α-ketobutyrate qua các phản ứng enzymatic. Quá trình này đóng vai trò trong sản xuất năng lượng và các chất chuyển hóa trung gian.
Thải trừ
Lượng L-Threonine dư thừa sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, ở dạng ban đầu hoặc sau khi chuyển hóa.
Ứng dụng của L-Threonine
- L-Threonine không chỉ là một amino acid thiết yếu cho cơ thể, mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, dinh dưỡng và điều trị. Dưới đây là những ứng dụng cụ thể:
- L-Threonine không chỉ là một amino acid thiết yếu cho cơ thể, mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, dinh dưỡng và điều trị. Dưới đây là những ứng dụng cụ thể:
- Hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa: L-Threonine là thành phần cấu tạo nên chất nhầy bao phủ niêm mạc ruột, giúp bảo vệ ruột non và đại tràng khỏi các tác nhân gây viêm, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
- Tăng cường miễn dịch: L-Threonine giúp duy trì quá trình tổng hợp globulin miễn dịch và enzyme, từ đó hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các yếu tố gây bệnh khác.
- Thúc đẩy phục hồi mô và tăng trưởng: L-Threonine tham gia vào quá trình sản sinh collagen, elastin và các protein cấu trúc quan trọng cho mô liên kết và da. Nhờ đó, nó hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật, chấn thương hoặc bỏng.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh và hành vi: L-Threonine có vai trò trong cân bằng hệ thần kinh nhờ tham gia vào quá trình chuyển hóa các dẫn truyền thần kinh, nhất là glycine.
- Trong các chế phẩm dành cho trẻ em, L-Threonine thường được bổ sung để đáp ứng nhu cầu cao về protein trong giai đoạn phát triển. có nhiều trong sữa công thức, bột dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung dành cho trẻ nhỏ.
- Sử dụng trong dinh dưỡng thể thao: L-Threonine giúp duy trì khối cơ và phục hồi sau luyện tập cường độ cao, đồng thời giảm nguy cơ tổn thương cơ bắp nhờ hỗ trợ sản sinh protein mới.
- L-Threonine đặc biệt cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen và elastin – hai loại protein cấu trúc quan trọng trong da, dây chằng và mô liên kết. Ngoài ra, nó còn góp phần vào sự phát triển và duy trì cấu trúc men răng. Khi kết hợp với các axit amin khác như methionine và axit aspartic, L-Threonine còn hỗ trợ hoạt động gan và có tác dụng lipotropic – giúp chuyển hóa và loại bỏ mỡ khỏi gan.
Cách dùng và liều dùng
Liều dùng
Liều dùng L-Threonine có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mục tiêu điều trị. Thông thường, người trưởng thành có thể sử dụng từ 500 mg đến 2.000 mg mỗi ngày
Cách dùng
Dạng bổ sung L-Threonine thường được sử dụng theo đường uống, có thể dùng trước hoặc sau ăn mà không ảnh hưởng đến hiệu quả.
Ngoài ra còn có thể dùng bằng đường tiêm truyền
Nghiên cứu trong y học về L-Threonine

Thông tin cơ bản:
Mục đích của nghiên cứu là khảo sát ảnh hưởng của việc thêm L-threonine vào khẩu phần ăn đối với tốc độ phát triển, khả năng miễn dịch và mức độ chống oxy hóa của vật nuôi.
Mục tiêu:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định xem việc sử dụng L-threonine trong khẩu phần có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch, khả năng bảo vệ chống oxy hóa và cấu trúc ruột ở gà broiler con hay không.
Vật liệu, phương pháp:
Tổng số 144 con gà broiler trống mới nở được chia thành 3 nhóm thử nghiệm: nhóm đầu không nhận bổ sung, nhóm thứ hai được bổ sung 1 g L-threonine mỗi kg thức ăn, và nhóm còn lại áp dụng mức bổ sung cao hơn để so sánh tác động.
Kết quả:
Việc bổ sung L-threonine không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng nhưng cải thiện trọng lượng tương đối của các cơ quan miễn dịch, giảm số lượng vi khuẩn có hại trong ruột, tăng mật độ tế bào goblet, cải thiện chiều cao nhung mao ruột và tăng biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch và chức năng hàng rào ruột.
Tài liệu tham khảo
- Chen YP, Cheng YF, Li XH, Yang WL, Wen C, Zhuang S, Zhou YM (2017). Effects of threonine supplementation on the growth performance, immunity, oxidative status, intestinal integrity, and barrier function of broilers at the early age. Poult Sci. Truy cập 11/04/2025.
- Chen Y, Zhang H, Cheng Y, Li Y, Wen C, Zhou Y (2018). Dietary l-threonine supplementation attenuates lipopolysaccharide-induced inflammatory responses and intestinal barrier damage of broiler chickens at an early age. Br J Nutr. Truy cập 11/04/2025.
- PubChem [Internet]. Bethesda (MD): National Library of Medicine (US), National Center for Biotechnology Information; 2004-. PubChem Compound Summary for CID 6288, Threonine. Truy cập 11/04/2025.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nga
Xuất xứ: Hàn Quốc