Gliclazide
Biên soạn và Hiệu đính
Dược sĩ Phan Hữu Xuân Hạo – Khoa Dược, Trường Y Dược – Đại học Duy Tân.
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Gliclazide
Tên khác
Gliclazid, Glimicron
Tên danh pháp theo IUPAC
1-(3,3a,4,5,6,6a-hexahydro-1H-cyclopenta[c]pyrrol-2-yl)-3-(4-methylphenyl)sulfonylure.
Nhóm thuốc
Thuốc điều trị đái tháo đường, dẫn chất sulfonylurê.
Mã ATC
A: Thuốc uống dùng cho đường tiêu hóa và chuyển hóa
A10: Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
A10B: Thuốc dùng đường uống giảm glucose trong máu
A10BB: Các sulfonamid, dẫn chất của urê
A10BB09: Gliclazide
Phân loại nguy cơ của Gliclazide cho phụ nữ có thai
TGA: loại C
FDA: loại C
Mã UNII
G4PX8C4HKV
Mã CAS
21187-98-4
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
C15H21N3O3S
Phân tử lượng
323.4( g/mol)
Cấu trúc phân tử
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 2
Số liên kết hydro nhận: 4
Số liên kết có thể xoay: 3
Diện tích bề mặt tôpô : 86.9 Ų
Số lượng nguyên tử nặng: 22
Phần trăm các thành phần: C55,71%, H 6,55%, N 12,99%, O 14,84%, S 9,91%
Các tính chất đặc trưng
Điểm nóng chảy (° C): 180 đến 182 ° C
LogP: 2,6
Độ tan: 42,6 [ug / mL]
Chu kì bán hủy: 10,4 giờ
Khả năng liên kết với Protein huyết tương: 94%
Cảm quan
Gliclazide có dạng bột màu trắng hay gần như là màu trắng. Trên thực tế Gliclazide không tan trong nước, dễ tan trong dung dịch methylen clorid, tan nhẹ trong aceton và đặc biệt khó tan trong ethanol 96 %.
Dạng bào chế
Viên nén: 40 mg, 80 mg.
Viên nén giải phóng thời gian dài: 30 mg, 60 mg.
Độ ổn định và điều kiện bảo quản của Gliclazide
Gliclazide cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 oC, ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Để xa tầm với trẻ em.
Nguồn gốc
Gliclazide là một chất hạ huyết áp đường uống thuộc nhóm Sulfonylurea được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin ( ĐTĐ type II).
Gliclazide được phân loại khác nhau dựa theo tính chất dược lý và cấu trúc hóa học của nó.
Dựa trên cấu trúc hóa học, Gliclazide được coi là Sulfonylurea thế hệ thứ nhất do có sự hiện diện cấu trúc của một nhóm sulfonamide có thể giải phóng một proton và một vòng thơm.
Mặt khác, dựa trên hiệu quả dược lý, Gliclazide được coi là Sulfonylurea thế hệ thứ hai do có hiệu lực cao hơn và thời gian bán hủy ngắn hơn.
Các loại thuốc trong cùng nhóm Sulfonylurea này có sự khác nhau chủ yếu về liều lượng, thời gian tác dụng, đường thải trừ, tốc độ hấp thu và vị trí gắn kết trên thụ thể tế bào β tuyến tụy đích của chúng.
Năm 1966, Gliclazide chính thức được cấp bằng sáng chế và được công nhận.
Năm 1972, Gliclazide được cấp phép lưu hành trên thị trường.
Gliclazide nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu, thuốc an toàn, hiệu quả của tổ chức y tế thế giới (WHO) cần có cho hệ thống y tế và là thuốc được sử dụng phổ biến cho đái tháo đường Type II chỉ sau Metformin.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Gliclazide là một thuốc chống đái tháo đường type II (không phụ thuộc insulin) thuộc nhóm sulfonylurê và được dùng phổ biến ở dạng uống.
Tác dụng chủ yếu của Gliclazid là kích thích tế bào β đảo tụy tiết ra insulin, vì vậy thuốc Gliclazide chỉ có tác dụng khi mà tuyến tụy của người bệnh vẫn còn hoạt động (hay vẫn còn khả năng sản xuất insulin).
Sau đó, Gliclazide liên kết với thụ thể sulfonyl urê của tế bào β. Liên kết này giúp ức chế các kênh K+ nhạy cảm với ATP, dẫn đến việc đóng các kênh ion và dẫn đến giảm lưu lượng kali, từ đó tạo nên sự khử cực của tế bào β.Việc đóng các kênh K+ này lại làm mở ra các kênh Ca++ phụ thuộc vào điện thế trong tế bào β, dẫn đến sự hoạt hóa calmodulin, do đó dẫn đến sự giải phóng insulin ở tế bào β có chứa các hạt tiết. Ngoài việc, kích thích tế bào của đảo tụy tiết ra insulin cơ bản và insulin được kích thích bởi bữa ăn, Gliclazide còn làm tăng cường độ nhạy của các thụ thể insulin ngoại vi, tăng quá trình sử dụng glucose ở ngoại vi và làm giảm tạo glucose ở gan.
Chỉ định trong y học của Gliclazide
Ðái tháo đường type II (đái tháo đường không phụ thuộc insulin), cần phối hợp với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, khi khi người bệnh không kiểm soát được đường trong máu bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.
Gliclazide được dùng điều trị đơn độc hoặc phối hợp cùng với các thuốc khác trong cùng nhóm để điều trị bệnh đái tháo đường type II cho những người bệnh không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn. Đặc biệt là trong một số trường hợp người bệnh đái tháo đường type II điều trị thất bại bằng các thuốc chống đái tháo đường khác trong nhóm sulfonylurê.
Trong điều trị bệnh đái tháo đường type II ở những người bệnh không kiểm soát được lượng đường trong máu bằng chế độ ăn uống, luyện tập thông thường và khi điều trị thất bại bởi các phác đồ đơn trị liệu thuốc chống đái tháo đường. Gliclazide có thể được phối hợp dùng với thuốc uống điều trị đái tháo đường khác nhóm như (dẫn chất thiazolidinedione,Metformin, các thuốc ức chế alpha-glucosidase) hoặc insulin.
Dược động học
Hấp thu
Gliclazide được hấp thu một cách dễ dàng và nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của Gliclazide trong huyết tương đạt được trong vòng 2 – 4 giờ sau khi uống.
Khi uống Gliclazide cùng với thức ăn không làm thay đổi tốc độ và mức độ hấp thu của thuốc.
Phân bố
Gliclazide có khả năng liên kết cao với protein huyết tương (94%)
Thời gian tác dụng của Gliclazide vào khoảng 12 giờ.
Chuyển hóa
Gliclazide được chuyển hóa nhiều nhất ở gan thành những chất không còn hoạt tính. Dưới 1% các chất có trong thuốc khi uống không biến đổi trong nước tiểu. Các chất chuyển hóa bao gồm các dẫn xuất bị oxy hóa và hydroxyl hóa, cũng như các chất liên hợp axit glucuronic.
Thải trừ
Gliclazide được thải trừ chủ yếu qua thận (60-70%) và qua phân (10-20%).
Thời gian bán thải của thuốc là 10,4 giờ.
Độc tính của Gliclazide
Độc tính của Gliclazide được tìm thấy ở chuột
LD 50 = 3000 mg / kg (uống ở chuột).
Độc tính của Gliclazide ở người
Gliclazide và các chất chuyển hóa của nó có thể tích tụ ở những người bị rối loạn chức năng gan hoặc người bị suy thận nặng. Dùng quá liều Gliclazide có thể dẫn đến hạ đường huyết với các triệu chứng bao gồm: chóng mặt, buồn ngủ, thiếu năng lượng, nhức đầu và đổ mồ hôi.
Tương tác với thuốc khác
Có hơn 700 thuốc/ nhóm thuốc được tán thành là có tương tác với Gliclazide. Dưới đây là 15 thuốc/ nhóm thuốc đại điện đã được thực nghiệm trên lâm sàng là có tương tác khi dùng với Gliclazide.
1. Warfarin | Sự chuyển hóa của Warfarin có thể bị giảm khi kết hợp với Gliclazide. |
2. Aldosterone | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tăng đường huyết có thể tăng lên khi Aldosterone được kết hợp với Gliclazide. |
3. Alminoprofen | Liên kết protein của Gliclazide có thể bị giảm khi kết hợp với Alminoprofen. |
4. Aloxiprin | Aloxiprin có thể làm tăng các hoạt động hạ đường huyết của Gliclazide. |
5. Alprenolol | Hiệu quả điều trị của Gliclazide có thể được tăng lên khi sử dụng kết hợp với Alprenolol. |
6. Nhôm clofibrate | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết có thể tăng lên khi kết hợp Nhôm clofibrat với Gliclazide. |
7. Axit arachidonic | Sự chuyển hóa của Axit Arachidonic có thể bị giảm khi kết hợp với Gliclazide. |
8. Barnidipine | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết có thể tăng lên khi Barnidipine được kết hợp với Gliclazide. |
9. Bupranolol | Hiệu quả điều trị của Gliclazide có thể được tăng lên khi sử dụng kết hợp với Bupranolol. |
10. Carbutamide | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết có thể tăng lên khi Gliclazide được kết hợp với Carbutamide. |
11. Clofenamide | Hiệu quả điều trị của Gliclazide có thể được tăng lên khi sử dụng kết hợp với Clofenamide. |
12. Cortisone | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tăng đường huyết có thể tăng lên khi kết hợp Cortisone với Gliclazide. |
13. Coumarin | Gliclazide có thể làm tăng hoạt tính chống đông máu của Coumarin. |
14. Dexniguldipine | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết có thể tăng lên khi Dexniguldipine được kết hợp với Gliclazide. |
15. Englitazone | Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết có thể tăng lên khi Gliclazide được kết hợp với Englitazone. |
Lưu ý khi sử dụng Gliclazide
Lưu ý và thận trọng
Khi dùng Gliclazide cũng như các thuốc khác cùng nhóm có khả năng gây hạ đường huyết. Trong trường hợp hạ huyết áp kéo dài hoặc diễn biến nặng cần phải nhập viện và có thể phải truyền glucose trong vài ngày.Hạ glucose huyết có thể xảy ra khi dùng thuốc quá liều, chế độ ăn uống thất thường, làm việc nặng nhọc kéo dài, người sử dụng rượu bia thường xuyên và đặc biệt thường gặp hơn ở những người cao tuổi, người suy thận hoặc suy gan.
Người bệnh đang điều trị có hiệu quả bằng Gliclazide có thể mất không kiểm soát glucose trong máu khi bị các stress hoặc chấn thương, nhiễm khuẩn, sốt cao, phẫu thuật. Trong những trường hợp này, có thể phải sử dụng phối hợp với Gliclazide hoặc thậm chí dùng đơn độc insulin để thay cho Gliclazide. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn hợp lý nhất.
Lưu ý với phụ nữ có thai
Chống chỉ định Gliclazide cho phụ nữ có thai. Bạn cần phải báo ngay cho bác sĩ hoặc người có chuyên môn để tham khảo ý kiến để chuyển sang dùng insulin.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú
Không nên dùng Gliclazide và kể cả các sulfonylurea khác trong thời kỳ đang cho con bú vì tác dụng phụ hạ glucose huyết có thể xảy ra ở trẻ nhỏ vì Gliclazide có thể vượt qua hàng rào sinh học và vào được trong sữa mẹ. Nếu bắt buộc phải điều trị bằng Gliclazide thì phải ngưng cho con bú.
Lưu ý khi vận hành máy móc và khi lái xe
Dùng Gliclazide hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành các phương tiện máy móc. Tuy nhiên, các triệu chứng của hạ glucose huyết có thể gây ảnh hưởng khi lái xe hoặc vận hành các phương tiện máy móc nhất là đối với người mới bắt đầu điều trị.
Một vài nghiên cứu trên lâm sàng của Gliclazide trong Y học
Ảnh hưởng của liraglutide, metformin và gliclazide lên thành phần cơ thể ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Một thử nghiệm ngẫu nhiên
Mục tiêu
Để so sánh ảnh hưởng của gliclazide, liraglutide và metformin lên thành phần cơ thể ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Phương pháp
Tổng số 85 bệnh nhân được phân bổ ngẫu nhiên để nhận đơn trị liệu gliclazide (n = 27), liraglutide (n = 29) hoặc metformin (n = 29) trong 24 tuần. Thành phần cơ thể được đo bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép.
Kết quả
Liraglutide và metformin làm giảm khối lượng mỡ toàn bộ, thân, chi, android và gynoid; điều này cũng dẫn đến giảm trọng lượng. Tuy nhiên, điều trị bằng gliclazide không tạo ra những thay đổi đáng kể về trọng lượng hoặc khối lượng chất béo, có thể là do việc giảm khối lượng chất béo đồng thời với sự gia tăng khối lượng mô nạc. Nồng độ glucose trong máu và nồng độ hemoglobin glycated được cải thiện ở tất cả các nhóm điều trị; mức độ sau này thấp hơn ở những bệnh nhân được điều trị bằng liraglutide và metformin. Nồng độ alanine aminotransferase huyết thanh giảm ở tất cả các nhóm điều trị, trong khi nồng độ aspartate aminotransferase huyết thanh chỉ giảm do liraglutide và metformin. Ở tất cả các bệnh nhân, giảm cân và tổng số, thân mình, chi,
Kết luận
So với đơn trị liệu gliclazide, liraglutide và metformin giúp giảm cân nhiều hơn, giảm khối lượng mỡ trong cơ thể và kiểm soát đường huyết tốt hơn ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Giảm trọng lượng, khối lượng mỡ và vòng eo ảnh hưởng có lợi đến chức năng gan.
Tài liệu tham khảo
- 1. Drugbank, Gliclazide , truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
- 2. Pubchem, Gliclazide , truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
- 3. Bộ Y Tế (2012), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- 4. Feng, W. H., Bi, Y., Li, P., Yin, T. T., Gao, C. X., Shen, S. M., … & Zhu, D. L. (2019). Effects of liraglutide, metformin and gliclazide on body composition in patients with both type 2 diabetes and non‐alcoholic fatty liver disease: a randomized trial. Journal of diabetes investigation, 10(2), 399-407.
Điều trị đái tháo đường
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Slovenia
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Italy
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Slovenia
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Italy
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: Ấn Độ
Xuất xứ: Pháp
Xuất xứ: Pháp